【sanfrecce – avispa】Kịp thời phong tỏa tài khoản nhận hàng trăm triệu đồng lừa đảo
Ngay sau khi tiếp nhận trình báo của người bị hại,ịpthờiphongtỏatàikhoảnnhậnhàngtrămtriệuđồnglừađảsanfrecce – avispa các lực lượng Công an Hà Nội đã khẩn trương triển khai biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với ngân hàng và phong tỏa số tiền nghi vấn hàng trăm triệu đồng.
Thủ đoạn giả danh công an, kiểm sát viên, nhân viên bưu điện, gọi điện thoại đến số cố định của các hộ dân rồi đe dọa bắt chuyển tiền để “chứng minh vô tội”… từng được khuyến cáo trong suốt thời gian qua, nhưng vẫn có rất nhiều người mất tiền.
Phút bừng tỉnh của nữ giáo viên hưu trí
Khoảng 9h sáng thứ năm 15/6, đang lúi húi chuẩn bị cơm nước, bà Thu (trú ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nhận được cuộc điện thoại gọi đến số cố định.
Các đối tượng và tang vật trong vụ giả danh bị Công an Lạng Sơn bắt giữ. |
Người ở đầu dây giới thiệu công tác tại Cục Cảnh sát hình sự (CSHS), Bộ Công an, và thông báo đang điều tra chuyên án về ma túy, trong đó có đối tượng chính… liên quan đến người nhà bà Thu. Cả đời theo nghề giáo, luôn dạy bảo con cháu làm những điều tốt đẹp, sau khi nghe thông báo của vị “cán bộ Cục CSHS”, bà Thu như rụng rời chân tay, đánh mất sự tỉnh táo cần có.
Kể từ lúc ấy, bà giáo già nhất nhất làm theo hướng dẫn của vị “cán bộ Cục CSHS”, ra ngân hàng làm thủ tục chuyển khoản 160 triệu đồng (số tiền đã được “mặc cả” xuống rất nhiều so với yêu cầu mà “cán bộ Cục CSHS” đưa ra), để chứng minh người nhà mình vô tội.
Tiền chuyển xong, về đến nhà bà Thu lập tức gọi điện thoại cho vị “cán bộ Cục CSHS” thông báo. Đặt chiếc máy xuống và chính tiếng “cạch” nặng nề đã giúp bà Thu chợt bừng tỉnh, nhớ đến những thông tin mà chiến sĩ Cảnh sát khu vực từng trao đổi về thủ đoạn giả danh cán bộ cơ quan tố tụng, thực hiện hành vi lừa đảo của đối tượng xấu.
Lập tức, bà Thu tìm đến CAP Giáp Bát để trình báo. Thông tin sự việc nhanh chóng được kết nối đến Đội CSHS, CAQ Hoàng Mai và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội. Trong vòng 30 phút, số tiền 160 triệu đồng đã được “ai đó” chuyển sang một tài khoản khác, nhưng may mắn được lực lượng Công an kịp thời phong tỏa.
Những cuộc điện thoại tiền tỷ
Những ngày đầu tháng 6 vừa qua, các lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn, có sự phối hợp của đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã bóc gỡ đường dây, ổ nhóm 5 đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng bằng trò giả danh cán bộ công an, Viện kiểm sát.
Ngày 5/6, lực lượng Công an bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chúng đang tập trung tại một khách sạn ở TP. Bắc Ninh. CQĐT làm rõ đối tượng chủ mưu cầm đầu nhóm tội phạm chuyên sử dụng công nghệ cao lừa đảo là người nước ngoài, điều hành hoạt động lừa đảo chủ yếu qua mạng Internet, điện thoại di động có đầu số nước ngoài.
Trợ giúp đắc lực cho hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia là các đối tượng Lương Đức Quan (tức A Lẻng - SN 1975, trú tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc); Nguyễn Văn Quyền (SN 1986), Nguyễn Khắc Kiên (SN 1990) cùng trú tại xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn; Hoàng Trường Minh (SN 1988, ở TP Lạng Sơn).
Theo tài liệu điều tra, đối tượng Quan sang Việt Nam trực tiếp giám sát việc rút tiền và chuyển tiền ra nước ngoài qua dịch vụ đổi tiền. Các đối tượng Quyền, Minh, Kiên có vai trò tìm và thuê người ở Việt Nam đứng ra mở tài khoản.
Đối tượng cầm đầu chủ mưu ở nước ngoài chỉ đạo các đối tượng ở Việt Nam thuê người mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Khi các nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng ở Việt Nam rút tiền và đưa cho một đối tượng trung gian để chuyển ra nước ngoài. Mỗi lần giao dịch thành công, đối tượng mở tài khoản sẽ được nhận từ 200-300 nghìn đồng.
Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đường dây này đã chiếm đoạt được trên 7 tỷ đồng. Riêng tại tỉnh Lạng Sơn, số tiền nạn nhân bị lừa chuyển tiền qua các ngân hàng gần 5,2 tỷ đồng, trong đó các đối tượng đã rút, chuyển ra nước ngoài hơn 4,6 tỷ đồng.
Cơ quan tố tụng không làm việc qua điện thoại
Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội, thủ đoạn của các đối tượng mạo danh cơ quan chức năng rất tinh vi khi gọi điện trên cơ sở kết nối Internet (thông qua phương thức VOIP) nhằm tránh sự truy xét của cơ quan điều tra.
Để nạn nhân tin tưởng, các đối tượng đọc đúng mọi thông tin cá nhân và bảo họ cứ việc xác minh số máy gọi đến qua tổng đài 1080. Khi kiểm tra thì tổng đài xác thực đó đúng là số máy của cơ quan tố tụng. Kỳ thực, chúng đã sử dụng phần mềm giả lập số điện thoại giống hệt số máy của các cơ quan chức năng.
Cơ quan công an lưu ý, người dân cần biết là tất cả số điện thoại giả lập theo số máy của cơ quan chức năng đều có thêm dấu (+) trước dãy số, vì chúng được thực hiện qua Internet. Nếu chỉ kiểm tra số máy gọi đến qua tổng đài 1080 sẽ không phát hiện được sự giả mạo này. Đặc biệt, đối tượng lừa đảo thường nhằm gọi điện thoại cho người cao tuổi, phụ nữ…
“Khi có người tự xưng là cán bộ công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện đến hỏi việc thì người dân cần hết sức cảnh giác. Cơ quan công an không bao giờ trao đổi thông tin vụ án qua điện thoại.
Do đó, cần từ chối làm việc và yêu cầu họ gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ. Cơ quan công an không có tài khoản mang tên cá nhân, cũng không bao giờ yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh mình vô tội”, chỉ huy Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo.
Nhận diện 4 bước lừa đảo Bước một:Giả mạo nhân viên tổng đài bưu điện. Hệ thống kỹ thuật sẽ tự động gọi điện đến các số điện thoại cố định tại Việt Nam. Nếu thuê bao nào nhấc máy thì hộp thoại tự động thông báo thuê bao đó đang nợ tiền cước điện thoại. Chủ thuê báo thắc mắc thì bấm phím “0” để gặp nhân viên tổng đài để được giải đáp. Trường hợp có chủ thuê bao nào nhấn phím “0” thì hệ thống tự động kết nối tới số máy do nhóm đối tượng giả danh là “nhân viên tổng đài”. Nhóm giả danh nhân viên tổng đài lập tức khai thác về họ tên, số điện thoại thuê bao cố định, CMND của chủ thuê bao với lý do chủ thuê bao đăng đăng ký hai số thuê bao, nếu không đóng tiền cước thì bưu điện sẽ cắt cả hai số thuê bao. Khi chủ thuê bao thắc mắc thì đối tượng giả mạo nhân viên bưu điện nói vụ việc sẽ chuyển sang Công an để xác minh làm rõ. Bước hai:Giả mạo công an. Với lý do được bên bưu điện chuyển thông tin qua, đối tượng giả mạo công an nói chuyện với bị hại để khai thác về việc tại sao lại nợ tiền cước và hỏi CMND có thất lạc hay không. Sau khi đưa ra những lý do khác nhau để khai thác thông tin về tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm của bị hại, đối tượng đưa ra thông tin của bị hại gồm số chứng minh nhân dân, địa chỉ hiện đang có tài khoản tại một ngân hàng ở Việt Nam có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy và rửa tiền quốc tế, vì vậy cơ quan công an cần thực hiện phong toả toàn bộ các tài khoản của người bị hại trong thời gian 18 tháng. Nếu không muốn bị phong tỏa thì phải rút toàn bộ số tiền trong ngân hàng để chuyển vào một tài khoản do chúng chỉ định. Khi thấy khách hàng tin tưởng, chúng yêu cầu cung cấp số điện thoại di động chuyển cho bộ phận kiểm sát để liên hệ gửi tiền vào tài khoản đã mở sẵn của chúng nhằm kiểm tra xác minh tài khoản trong thời hạn 24 giờ, nếu xác định không liên quan sẽ trả lại, kết thúc giai đoạn hai. Bước ba:Giả mạo kiểm sát viên. Sau khi có số điện thoại di động của người bị hại, đối tượng sử dụng thiết bị kỹ thuật để gọi điện. Trên máy di động sẽ hiển thị số điện thoại của Viện KSND địa phương người bị hại đang cư trú. Đối tượng yêu cầu người bị hại giữ máy điện thoại liên tục, không được gác máy trong suốt thời gian từ khi ra ngân hàng rút tiền và chuyển tiền đến tài khoản do chúng chỉ định. Bước bốn:Bố trí đồng bọn có nhiệm vụ nhận các tài khoản thẻ ATM được thuê mở và chuyển đến để đi rút tiền ngay sau khi người bị hại chuyển tiền đến. |
Giả công an, ngồi 'a lô' rồi chờ tiền tỷ đổ vào tài khoản
Với thủ đoạn tinh vi nhóm đối tượng sử dụng thiết bị kỹ thuật viễn thông, giả danh công an để lừa đảo số tiền hàng tỷ đồng.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hiệu quả một số loại thuốc được phép sử dụng điều trị COVID
- ·Nợ đọng xây dựng nông thôn mới giảm nhanh
- ·Công bố báo cáo đánh giá sự phục vụ của cơ quan hành chính
- ·WEF chào đón Việt Nam tại Hội nghị Davos 2018
- ·Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2019
- ·Môi trường ảnh hưởng nòi giống, không bao giờ đánh đổi
- ·Bảo đảm cân bằng lợi ích các nước ven sông Mekong
- ·Kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu quốc tế Kim Thành tỉnh Lào Cai
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang
- ·Đà Nẵng đang xây dựng bệnh viện dã chiến chống dịch
- ·Bí thư Hà Nội: Người dân có thể yên tâm vì Thành phố đang kiểm soát tốt tình hình
- ·Ngày này năm xưa 12/12: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp than
- ·Thủ tướng làm Trưởng BCĐ quốc gia về hội nhập quốc tế
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2017 tại HNX
- ·Apple thu hồi sạc điện thoại do khả năng gây điện giật
- ·Hội nghị an ninh lớn nhất thế giới: Nhận diện nhiều thách thức mới
- ·Lụt trên núi?!
- ·Đà Nẵng giám sát xả thải, tránh trường hợp như Formosa
- ·Phát hiện thêm 'chìa khóa' giúp tiêu diệt virus corona chủng mới
- ·Bão số 2 có diễn biến và cường độ khó lường