【bảng xếp hạng duc】Sửa Luật Đất đai: Đất chậm đưa vào sử dụng sẽ phải nộp thêm thuế
Sẽ đánh thuế cao,ửaLuậtĐấtđaiĐấtchậmđưavàosửdụngsẽphảinộpthêmthuếbảng xếp hạng duc thuế lũy tiến với người có nhiều diện tích đất không sử dụng Chủ tịch Quốc hội dự Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Bỏ khung giá đất là cuộc cách mạng về tư duy quản lý Bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường: Cơ hội và thách thức Khiếu nại, tố cáo tăng chủ yếu liên quan đến đất đai |
Sáng 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Chỉ có 2 trường hợp được trả tiền thuê đất một lần
Theo báo cáo tóm tắt một số nội dung chủ yếu của dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ cho biết dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 240 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 156 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều.
Thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, về cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm; kiểm soát và phân cấp, phân quyền trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo; dự thảo Luật đã quy định 2 trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Trường hợp thứ nhất là sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; trường hợp thứ hai là sử dụng đất khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đối với các trường hợp còn lại thì Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
Các thành viên UBTVQH tham dự phiên họp sáng 22/9 |
Về chủ trương giao đất, cho thuê chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, dự thảo Luật đã quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 64); các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất chủ yếu phục vụ lợi ích nhà nước và xã hội mà yếu tố giá đất không phải là quyết định (Điều 65); đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án cần thu giá trị gia tăng cao, quỹ đất đấu giá gồm đất “sạch” và đất “chưa sạch” nhưng đạt được sự đồng thuận của tối thiểu 80% người sử dụng đất. Để vừa lựa chọn được chủ đầu tư sử dụng đất hiệu quả nhất và vừa đảm bảo thu ngân sách dự thảo Luật đã quy định điều kiện để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 66, Điều 67).
Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai, dự thảo luật đã bổ sung quy định chủ đầu tư kết cấu hạ khu công nghiệp có trách nhiệm dành quỹ đất công nghiệp đã đầu tư kết cấu hạ tầng để cho thuê đất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường (Điều 172). |
Về sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, tại Điều 57 và Điều 181 dự thảo Luật đã quy định đối với tổ chức tôn giáo thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. UBND cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo. Đối với diện tích tổ chức tôn giáo sử dụng vào các mục đích khác thì phải trả tiền thuê đất hàng năm.
Về tài chính đất đai, thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, dự thảo Luật đã bỏ khung giá đất; sửa đổi nguyên tắc giá đất bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan của kết quả định giá đất giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định. Theo đó, quy định Bảng giá đất, được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 1 tháng 1 của năm phù hợp với cơ chế thị trường và được áp dụng để tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí… (Điều 133). Đối với khu vực đã có bảng giá đất tới từng thửa đất theo vùng giá trị đất, giá thửa đất chuẩn thì việc định giá đất cụ thể được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm định giá (Điều 134).
Dự thảo cũng quy định rõ hơn về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các quyền nghĩa vụ tương ứng để thúc đẩy thu hút đầu tư (tại Điều 131 và Điều 200).
Được thế chấp, bán tài sản gắn trên đất thuê trả tiền hàng năm
Để thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, phát huy nguồn lực đất đai, dự thảo Luật bổ sung 1 chương về phát triển quỹ đất (Chương VIII) với các cơ chế công khai, minh bạch, hiệu quả để tạo quỹ đất để Nhà nước chủ động điều tiết thị trường thông qua cung-cầu; đáp ứng cho nhu cầu phát triển, đấu giá quyền sử dụng đất phát huy nguồn lực đất đai.
Tại Điều 126, dự thảo quy định về kiểm soát tình trạng đầu cơ đất đai thông qua công cụ tài chính thuế tăng thêm đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất để đảm bảo quỹ đất được sử dụng hiệu quả.
Tại Điều 201, bổ sung quy định quyền của người sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm được thế chấp, bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất, cho thuê lại quyền thuê đất để thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất.
Toàn cảnh phiên họp |
Tại tờ trình, Chính phủ cũng báo cáo xin ý kiến Quốc hội về một số vấn đề có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng Luật.
Trong đó, về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, đa số đồng ý với dự thảo, cho rằng cần phải quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất để thực hiện đấu giá, đấu thầu nhằm hạn chế tiếp cận đất đai không thông qua đấu giá, đấu thầu. Còn loại ý kiến khác đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất khi thực hiện thu hồi đất để xây dựng dự án đô thị, nhà ở thương mại. Thay vào đó, nên cho phép chủ đầu tư được thỏa thuận với người sử dụng đất, hạn chế thực hiện việc thu hồi đất để tránh khiếu kiện về đất đai.
Tại Điều 204 và Điều 218 dự thảo Luật đã bổ sung quyền đối với trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm, theo hướng cho phép chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê và bổ sung “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”. Trong quá trình thảo luận, đa số ý kiến thống nhất như dự thảo Luật. Tuy nhiên, có loại ý kiến chưa tán thành, vì nếu quy định như vậy sẽ thiếu công bằng giữa các trường hợp thuê đất trả tiền một lần và thuê đất trả tiền hàng năm. Nhà đầu tư có thể lợi dụng chính sách này để vay vốn ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ, dẫn đến mất an toàn hệ thống tín dụng; lợi dụng để chuyển nhượng mà không có đầu tư vào đất.
Về cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại, đa số ý kiến thống nhất như dự thảo Luật, không quy định nhà đầu tư được thỏa thuận và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại. Bên cạnh đó, loại ý kiến thứ hai đề nghị cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhằm thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW “tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Vinpearl Safari Hạ Long đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
- ·Vòng tránh thai nằm trong ổ bụng 6 năm
- ·Phương Đông Vân Đồn tăng nhiệt trong làn sóng đầu tư cuối năm
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Sắp ra mắt The Zenpark – tinh hoa Nhật Bản giữa lòng Thành phố biển hồ
- ·Phú Yên đề nghị công nhận kết quả tiêu chí đô thị loại II cho Tuy Hòa
- ·Điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Đức Hòa III
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Lan toả tinh thần hiến máu tình nguyện vì cộng đồng
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Khởi công dự án Trung tâm thương mại Đồng Xoài
- ·Queen Land
- ·“Bỏ một được mười” khi lựa chọn đầu từ vào tổ ấm
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Làm thế nào để “khai thông” thị trường bất động sản thứ cấp?
- ·Vì sao nhiều khách hàng trẻ, thành đạt ở Quy Nhơn lại chọn Altara Residences?
- ·Apec Group cất nóc dự án Apec Mandala Wyndham Phú Yên
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Xem xét việc điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính của Hà Nội và ba tỉnh