【kết qua c2】Nguy cơ tan rã Chính phủ Brazil
Cuộc tuần hành của phe đối lập nhằm yêu cầu Tổng thống Dilma Rousseff từ chức. Ảnh: AFP
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil trở nên trầm trọng từ năm ngoái do cuộc khủng hoảng kinh tế và nhất là vụ bê bối tham nhũng khổng lồ ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras,ơtanrChnhphủkết qua c2 đã phủ bóng đen lên nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Dilma Rousseff và tác động tiêu cực đến sự phát triển lâu dài của Brazil. Nền kinh tế nước này tiếp tục lún sâu vào suy thoái, đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như mức tiêu dùng sụt giảm, lạm phát tăng, đồng nội tệ real ngày càng mất giá so với đồng USD, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng… Trong bối cảnh đó, phe đối lập đã tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính phủ. Tổng thống Dilma Rousseff cho rằng, cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này suốt thời gian qua là do những người đã thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014 gây ra với âm mưu lật đổ chính phủ hiện nay để tiến hành bầu cử tổng thống trước năm 2018. Đảng Lao động (PT) cầm quyền ở Brazil đã tố cáo hành động khám xét nhà riêng và thẩm vấn cựu Tổng thống Lula da Silva là âm mưu đảo chính nhằm gây bất ổn chống chính phủ hiện nay. Chủ tịch Đảng Lao động (PT) Rui Falcao cho rằng, lực lượng cảnh sát và tư pháp liên bang phối hợp với các nhóm truyền thông và phe cánh hữu đối lập đã thực hiện chiến dịch khám xét trái phép nhà riêng của cựu Tổng thống Lula da Silva. Chủ tịch Falcao cho rằng, mục đích duy nhất của các thế lực bảo thủ đó là lật đổ chính phủ hiện nay bằng mọi giá, bởi họ không chấp nhận những cải cách đã được tiến hành ở Brazil từ năm 2003 đến nay, dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong đời sống xã hội tại quốc gia Nam Mỹ này với vai trò ngày càng gia tăng của quần chúng lao động tại thành phố cũng như nông thôn. Ông Lula da Silva là người sáng lập ra Đảng Lao động (PT) cầm quyền và cũng là người ủng hộ Tổng thống Dilma Rousseff đương nhiệm.
Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) trong liên minh cầm quyền của Tổng thống Dilma Rousseff đã thông báo trong vòng 30 ngày sẽ đưa ra quyết định về việc có tiếp tục ở lại trong thành phần chính phủ hiện nay hay không. Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) là chính đảng có số nghị sĩ tại cả lưỡng viện Quốc hội cũng như thống đốc bang nhiều nhất ở Brazil. Chủ tịch của đảng này đang giữ chức Phó Tổng thống. Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện cùng 7 trong tổng số 31 bộ trưởng trong chính phủ cũng đều là người của Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB).
Phó Tổng thống Michel Temer, Chủ tịch Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB), thừa nhận cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế hiện nay tại nước này là rất trầm trọng và kêu gọi đoàn kết để vượt qua khó khăn. Còn nghị sĩ Omar Terra, một trong những thủ lĩnh của Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB), tuyên bố Tổng thống Dilma Rousseff hiện không còn kiểm soát được tình hình đất nước, bởi vậy bà không còn khả năng để tập hợp bất cứ sự ủng hộ nào cũng như tìm được lối thoát cho nền kinh tế đất nước. Ông cho rằng, bà Dilma Rousseff có một sự lựa chọn đó là từ chức, còn không sẽ phải đối mặt với một phiên tòa xét xử chính trị tại Quốc hội nhằm bãi nhiệm bà. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm bà Dilma Rousseff, nếu diễn ra phiên tòa xét xử tại Quốc hội, thì Phó Tổng thống Michel Temer, Chủ tịch Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB), sẽ là người giữ chức tổng thống tạm quyền tới hết nhiệm kỳ của chính phủ vào cuối năm 2018.
Mới đây, phe đối lập đã tổ chức các cuộc tuần hành với sự tham gia của khoảng 2,4 triệu người trên khắp đất nước nhằm phản đối chính phủ và đòi Tổng thống Dilma Rousseff từ chức do tình trạng kinh tế khó khăn và cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại nước này. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng tại Brazil từ năm ngoái.
Bất chấp những áp lực gia tăng từ phe đối lập trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Brazil, Tổng thống Dilma Rousseff khẳng định sẽ không từ chức. Bà Dilma Rousseff cho rằng, không có cơ sở để bà từ chức. Bà kêu gọi đối thoại và hòa bình trong xã hội nhằm giảm bớt những căng thẳng của cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
TRUNG HƯNG tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tên hàng xóm ‘bạo dâm’ sẽ bị xử thế nào?
- ·Kiến nghị Chính phủ có những giải pháp cụ thể đẩy mạnh nền công nghiệp dược và sản xuất vắc xin
- ·Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế
- ·Làm thế nào để thu hút khách du lịch cao cấp tới Việt Nam?
- ·Tết này chọn mua, treo lịch gì?
- ·Bộ Công an điều động Phó Giám đốc Công an Đồng Nai nhiệm vụ mới
- ·Tự tin vượt “sát hạch” ở thao trường
- ·Infographic: 85,48% người dân, tổ chức hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 năm 2024 tăng 0,48%
- ·Nghệ An phát hiện 17 con hổ nuôi nhốt trái phép trong khu dân cư
- ·Chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục thế nào?
- ·Bước “chạy đà” cho công tác huấn luyện
- ·Nhật hỗ trợ sinh phẩm gần 3 tỉ đồng chống dịch virus corona ở Việt Nam
- ·Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024
- ·Đề nghị xử phạt 312 triệu đồng đối với nhà máy xả thải gây ô nhiễm
- ·Vụ việc tại Công ty An Đông được nêu tại họp báo Quốc hội
- ·Phát động cuộc thi Sáng tác, quảng bá hình ảnh đẹp Trà Vinh năm 2024
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi phòng, chống dịch Covid
- ·Tuân thủ và thực hành tiêu chuẩn phát triển bền vững, Prudential vinh danh trong Top 100 CSI 2023
- ·Nhật Bản coi trọng mối quan hệ hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam