【bang xep cup c1】Doanh nghiệp mong được hỗ trợ “tiền tươi, thóc thật”
Triển khai gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động lớn nhất từ trước đến nay | |
“Sức khỏe” doanh nghiệp là bài toán của phục hồi kinh tế |
Sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Công ty CP Gỗ Đức Thành. Ảnh: D.T |
Giá vận chuyển tăng 4-5 lần
Đó là phản ánh của các doanh nghiệp TPHCM tới Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM. Theo các doanh nghiệp, tác động của phí vận chuyển trong hoạt động logistics làm điêu đứng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, giá phí vận chuyển container tăng 4-5 lần so với trước Covid-19 làm tăng giá sản phẩm Việt Nam bán ở nước ngoài, từ đó giảm mạnh lợi thế so sánh khi xuất khẩu, cũng như gia tăng giá đầu vào hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, tác động ngành logistics còn gây tác động lớn cho các việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, kể cả ngành xây dựng, bất động sản. Hầu hết các sản phẩm, nguyên liệu phục vụ cho xây dựng đều tăng giá (đặc biệt là giá thép xây dựng) làm cho các đơn vị khó thực hiện cam kết giá thầu như hợp đồng đã ký dẫn đến tình trạng chậm trễ giao hàng do phải đàm phán lại, hoặc thậm chí hủy hợp đồng, chịu phạt vi phạm... Điều này góp phần làm cho hoạt động kinh doanh bất động sản trầm lắng thời gian qua và thực tế là có rất ít sản phẩm mới được đưa ra thị trường.
Khó khăn chồng chất làm cho số lượng doanh nghiệp giải thể, đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh cao hơn nhiều so mới số doanh nghiệp thành lập mới. Các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực vận tải, du lịch, hoặc không thuộc ngành thiết yếu theo quy định.
Qua số liệu khảo sát các doanh nghiệp TPHCM, có tới gần 30% số lao động bị mất việc làm; trong đó ngành da giày giảm rất sâu ở mức 62%; ngành dệt may giảm 42,6%; ngành dịch vụ lưu trú (khách sạn) giảm 37%; ngành dịch vụ ăn uống giảm 38%.
Theo báo cáo thống kê, tính từ đầu năm 2021 đến tháng 8, TPHCM có 24.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường tính từ đầu năm, chiếm 28,1% và tăng 6,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn nhiều vì một số lớn các doanh nghiệp chưa khai báo.
Miễn, giảm thuế thay vì gia hạn
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp “tạm ngừng hoạt động do dịch” chỉ còn dòng tiền giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động “ít hơn 1 tháng” chiếm gần 40% và 17,7% ở các doanh nghiệp đang “Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh”; tỷ lệ doanh nghiệp có dòng tiền hiện tại có thể giúp duy trì hoạt động từ 1 đến dưới 3 tháng là đều quanh mức 46%.
Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TPHCM, hiện 70-80% số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bún, mì, phở bắt tay khôi phục hoạt động, 100% doanh nghiệp nhóm chế biến rau củ quả, sữa, thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm đi vào hoạt động. Để có nguồn tài chính, tìm kiến nguồn nhân công, đơn hàng mới, các doanh nghiệp ngành này kiến nghị Chính phủ ban hành sớm hướng dẫn tạm thời "Thích ứng, linh hoạt với Covid-19" phù hợp với tính chất đặc thù của TPHCM.
Trong đó, cho phép doanh nghiệp tự chủ động và tự chịu trách nhiệm về xây dựng, triển khai các phương án sản xuất đảm bảo an toàn phòng chống dịch, cơ quan quản lý chỉ thực hiện hậu kiểm.
Đặc biệt, cần có những gói hỗ trợ "tiền tươi, thóc thật" trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua việc giảm, miễn các loại thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thay vì gia hạn đến cuối năm, nhằm giúp doanh nghiệp mau chóng vực dậy sản xuất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị hỗ trợ lãi suất để tăng dòng tiền cho doanh nghiệp sản xuất.
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19, dòng tiền như ôxy đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp không thể tiếp cận được các gói hỗ trợ lãi suất bởi quy định ngặt nghèo tại Luật tổ chức tín dụng. Bởi vì, nếu muốn được giải ngân doanh nghiệp phải đảm bảo, một là không có nợ xấu, hai là doanh thu, ba là có lợi nhuận, bốn là có tài sản đảm bảo. Đại dịch Covid-19 đã khiến doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm, lợi nhuận âm, không có tài sản đảm bảo, dự báo khôi phục hoạt động phải trên 2 năm trong khi điều kiện cho vay của ngân hàng không đổi.
“Dù dự kiến tháng 10/2021, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính trình Quốc hội gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm (khoảng 3.000 tỉ đồng) trên tổng dư nợ 100.000 tỉ đồng, các doanh nghiệp vẫn khó có thể tiếp cận được nếu không sớm ban hành một cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch”- ông Phạm Văn Việt đề xuất.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Có con với người đàn ông đã có gia đình...
- ·Doanh nghiệp 'chạy nước rút' về đích
- ·Nha khoa An Phước khai trương cơ sở 2 tại TP.Tân An, tỉnh Long An
- ·Nên mua chung cư mini hay nhà tập thể?
- ·Giá cà phê tăng kỷ lục, đóng góp 80% giá trị xuất khẩu của Gia Lai
- ·20+ Thiết kế mẫu in túi giấy đựng quà đẹp và ấn tượng
- ·Nâng cao PGI để phát triển nền kinh tế xanh
- ·Chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả
- ·Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Thế giới và trong nước cùng lập kỷ lục mới
- ·Đảo chiều tăng mạnh, giá mặt hàng RON95
- ·Bởi tình cũ còn vương vấn
- ·Cần lắp thêm camera để phát hiện, xử lý hành vi đổ rác bừa bãi ven đường, bãi đất trống
- ·Những nông dân hiện đại chung sức xây dựng quê hương
- ·Ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp hàng hóa, bước tiến mới trong hợp tác kinh tế
- ·Hai đứa được đi học, mẹ chết cũng yên lòng...
- ·Máy hút chân không thực phẩm
- ·Giá vàng hôm nay 20/10: Tăng vùn vụt thêm 2,5 triệu đồng lên đỉnh mới
- ·Khoan cắt bêtông Bình Dương: Đội ngũ kinh nghiệm lâu năm
- ·Chuông chùa làng đảo
- ·Vào vụ thu hoạch, giá thanh long lại giảm