【kết quả u20 nhật bản】Rèn năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Hai em học sinh Trường THPT Tây Đô,ănglựcgiảiquyếtvấnđềchohọkết quả u20 nhật bản huyện Long Mỹ đã nghiên cứu và thực hiện Dự án “Rèn năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông qua bộ phương pháp FM2S” và hiện dự án đang phát huy hiệu quả rõ nét tại trường học.
Thầy và trò luôn theo dõi trang Fanpage của nhóm để tư vấn, hỗ trợ các bạn trong việc giải quyết các tình huống theo hướng tích cực nhất.
Ý tưởng không mới nhưng ấn tượng ở cách làm
Nói về dự án của hai em Phạm Ngọc Lam và Nguyễn Phương Mai, lớp 12TN1 của trường, thầy Nguyễn Hoàng Lăng, giáo viên dạy tiếng Anh của trường, người hướng dẫn hai em thực hiện, cho biết: “Học sinh trường luôn gặp khó khi đưa ra giải pháp phù hợp trong các tình huống thực tế, rụt rè trong giao tiếp, ngại phát biểu trước đám đông, ít sáng tạo trong học tập… Đây là những hạn chế về mặt kỹ năng, cần nhiều thời gian để các em tự học và rèn luyện. Vì thế khi nghe học sinh trình bày ý tưởng tôi đã đồng ý ngay và tra khảo nhiều phương pháp rèn luyện tối ưu, khoa học để dự án của hai em phát huy hiệu quả nhất”.
Xem các dòng tin nhắn trên trang Fanpage: “DYA - Discover your Ability” do nhóm tạo khi thực hiện dự án, em Mai chia sẻ: “Em đang xem và chuẩn bị trả lời các câu hỏi tình huống mà các bạn đưa ra. Cũng có nhiều trường hợp em chưa biết xử lý sao, cần sự hỗ trợ của thầy cô. Em thấy vui khi sản phẩm của mình thực hiện được bạn bè và thầy cô sử dụng hiệu quả”.
Vui và tự hào khi thấy học trò do mình bồi dưỡng đang hỗ trợ các bạn phát huy năng lực bản thân, thầy Lăng thổ lộ: “Ý tưởng rèn năng lực giải quyết vấn đề của các em không mới nhưng tôi ấn tượng ở cách các em làm. Các em biết khai thác các phương pháp tiến bộ, hiện đại của các giáo viên trong và ngoài nước, trong việc rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo”.
Được áp dụng thực tế
Điểm mạnh ở dự án này là khi bắt tay vào thực hiện, hai em đã có bước khảo sát ban đầu về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trường, nhất là việc có số liệu đối chiếu so sánh khi bắt đầu nghiên cứu dự án và sau khi dự án hoàn thành. Việc biên soạn bộ câu hỏi kiểm tra năng lực phù hợp, tổ chức trò chơi “6 chiếc mũ tư duy”, thành lập trang fanpage… cũng đã góp phần mang lại thành công cho một dự án mới.
Ghi nhận ban đầu, có đến 48,9% học sinh Trường THPT Tây Đô giải quyết vấn đề theo cảm tính, 28,9% học sinh chờ người khác giải quyết vấn đề giùm và làm theo, chỉ có 17,8% học sinh nhận định là biết phân tích vấn đề cần giải quyết, nhưng để đưa ra được quyết định thì chưa dám. Điều này thể hiện qua việc chọn ngành, nghề không phù hợp dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở nhiều học sinh. Học sinh quá chú trọng đến kiến thức mà xem nhẹ kỹ năng sống… Kết quả sau khi ứng dụng dự án của hai em, với các bài test thực tế thông qua các trò chơi thì hiện nay học sinh trường có năng lực giải quyết vấn đề đã tăng từ mức trung bình lên mức khá, 100% học sinh trường cảm thấy hài lòng và thích được trải nghiệm qua các trò chơi trải nghiệm để nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo.
Em Lê Duy Lãm, học sinh lớp 12TN1 của trường, chia sẻ: “Nhờ tham gia các bài test của hai bạn mà em đã tự nâng cao được năng lực giải quyết vấn đề cho bản thân. Em không còn rụt rè, ngại giao tiếp nữa mà chủ động khi đưa ra quyết định nghề nghiệp tương lai của mình là học ngành điện tử, không còn phân vân muốn đăng ký đại theo bạn bè như trước”.
Ông Nguyễn Hoàng Liêm, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Đô, cho biết: “Tôi đánh giá cao hiệu quả rèn luyện năng lực tư duy, phán đoán, giải quyết vấn đề thực tế của học sinh nhờ tham gia dự án, nhất là hoạt động “6 chiếc mũ tư duy”, em Lam và Mai đã đưa ra được một tình huống nhất định để các bạn xây dựng kế hoạch. Tôi ấn tượng nhất là hoạt động các em đưa ra tình huống tham gia một chuyến du lịch tại Đà Nẵng để các bạn giải quyết vấn đề trong đó. Ví dụ như tham gia du lịch xa theo nhóm, học sinh cần chuẩn bị gì, vận dụng gì, tham quan các cảnh đẹp ở đâu, dự trù các tình huống bất ngờ gì xảy ra, các ứng phó xe cộ, thời tiết thất thường sao… 6 chiếc nón với 6 màu sắc, 6 màu là 6 ý kiến khác nhau. Hoạt động giúp học sinh tự tin và phát huy năng lực bản thân rất nhiều”.
Chính vốn từ tiếng Anh khá vững để khai thác tư liệu trên các trang web, chương trình thực tế từ các kênh nước ngoài, cộng với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, hai em học sinh Lam và Mai đã thực hiện Dự án “Rèn năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông qua bộ phương pháp FM2S”. Dự án vẫn được tiếp tục ứng dụng rộng rãi trong giáo viên và học sinh trường.
Việc tìm ra bộ phương pháp hay, thực hiện các giải pháp rèn năng lực sáng tạo, hấp dẫn, dự án đã xuất sắc đạt giải nhất trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021. Thầy Lăng và hai cô học trò đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển dự án để có thể nhân rộng ra mọi cấp học để học sinh rèn năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu
- ·Deputy PM meets other leaders
- ·Education and child care are priorities: President
- ·President receives Việt Nam
- ·Viện thẩm mỹ DIVA khai trương chi nhánh mới tại Tân Trụ
- ·JICA helps boost PPP project implementation in Việt Nam
- ·14th NA election results announced
- ·Việt Nam determined to carry out reforms, says PM
- ·Sắp diễn ra giải bóng đá ‘Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp’ lần V năm 2023
- ·National turnout reaches 70 per cent by noon
- ·Đơn vị sửa chữa cải tạo bảo trì nhà xưởng Hitech
- ·Official recognises Buddha’s birthday
- ·14th NA election results announced
- ·Disputes should be resolved peacefully: Obama
- ·Cảnh báo giả mạo cơ quan BHXH Việt Nam để lừa đảo
- ·State President attends Buddha birthday celebration
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc meets ASEAN counterparts in Sochi
- ·Việt Nam determined to carry out reforms, says PM
- ·Hùng Tiến nhà phân phối máy nén khí chính hãng tại Hà Nội
- ·National turnout reaches 70 per cent by noon