【thứ hạng của indian super league】Nữ giám đốc Anbooks: Đời người ai cũng tìm đến chữ 'an'
Vừa ngắm nhìn những hình minh họa dễ thương trong bản thảo với vẻ hài lòng,ữgiámđốcAnbooksĐờingườiaicũngtìmđếnchữthứ hạng của indian super league chị vừa nói: “Đây là dự án táo bạo và công phu nhất của Anbooks trong hai năm làm sách, vì sách thơ dành cho thiếu nhi rất khó bán mà việc làm thơ, biên dịch, vẽ hình minh họa thì mất nhiều thời gian và công sức. Bạn bè tôi chỉ biết lắc đầu: “Vẫn là một sự đầu tư khó hiểu như nhiều cuốn sách Thảo chọn trước đây thôi”. Tôi thì tin mình đang đầu tư đúng cho một món quà trong trẻo dành cho các con trong mùa tết này”.
Quả thật, nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu với cách làm sách của Ngô Phương Thảo. Chị khởi nghiệp năm 2015, đúng vào giai đoạn thoái trào của ngành sách. Sau hai năm hoạt động, số đầu sách mà Anbooks xuất bản chưa đếm đủ trên mười đầu ngón tay. Các tác giả mà Phương Thảo lựa chọn cũng “không giống ai” vì hầu hết là những người chưa từng viết sách. Chị lý giải:
Vì tôi chọn tác giả là người “tải đạo” hơn là những cây bút tiếng tăm hay những người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. “Đạo” mà Anbooks muốn truyền đi là triết lý yêu thương giữa người với người, học hỏi không ngừng và sự khiêm nhường. Khi chọn được người phù hợp để “tải đạo” rồi, tôi sẽ ngồi cùng họ chọn chủ đề viết. Tôi chọn Thi Anh Đào, Giám đốc điều hành của Công ty Isobar Vietnam, thuộc Dentsu Aegis Network để trả lời cho câu hỏi: “Người thành công sớm sẽ phải trả giá như thế nào?”. Và phải hiểu đúng như thế nào về thành công? Thi Anh Đào là một cô tiểu thư có cuộc sống không trọn vẹn.
Cô khởi nghiệp năm 24 tuổi. Năm năm sau, cô trở thành người Việt Nam đầu tiên được tạp chí Campaign Asia vinh danh là một trong 40 gương mặt nữ tiêu biểu trong ngành truyền thông quảng cáo châu Á – Thái Bình Dương và là một trong 30 người có ảnh hưởng tích cực đối với giới trẻ do tạp chí Forbes bình chọn. Mọi người hầu như chỉ nhìn thấy hào quang của một phụ nữ thành công, hiếm ai biết rằng có những buổi chiều muộn tan sở, cô tìm trong danh bạ có đến cả ngàn số điện thoại mà không thể tìm thấy người cùng đi ăn tối.
Vì trước đó, cô làm việc đến 20 giờ mỗi ngày, không biết đến chuyện đi chơi với bạn bè. Đó là bài học cho những người khởi nghiệp sớm. Hay tôi chọn chị Nguyễn Phi Vân, người đã làm việc ở 63 quốc gia để viết về chủ đề “Công dân toàn cầu”. Vì chính cuộc đời sự nghiệp của tác giả cùng bí quyết để từ một bồi bàn, phục vụ trở thành một giám đốc phát triển toàn cầu của một tập đoàn và là một công dân toàn cầu với “một trái tim Việt Nam chân thành và tử tế”. Chính sự tử tế, chứ không phải thông minh “đi tắt đón đầu” hay khát vọng thành công bằng mọi giá, mới tạo ra giá trị thật sự.
* Có lẽ phải có một cơ duyên nào đó khiến cho một người đã có vị trí cao trong lĩnh vực truyền thông như chị, nhất là sau khi giải quyết khủng hoảng truyền thông cho một thương hiệu bánh kẹo lớn, lại quyết định rẽ trái sang một ngành mới?
- Tôi quyết định đi một con đường mới vì “ngộ” ra nhiều điều trong cuộc sống. Hai điều quan trọng nhất tôi nhận ra, đó là chấp nhận người khác và chấp nhận chính mình. Chúng ta phải chấp nhận người khác với cả ưu và khuyết điểm, thương họ ngay cả khi họ nghĩ hay làm điều không đúng với mình.
Chúng ta cũng phải biết quý trọng những gì mình đang có, chấp nhận những sai lầm trong quá khứ và những khuyết điểm của bản thân. Lúc trước, tôi được công nhận là tốt và giỏi nên hơi tự phụ. Về sau, tôi nhận thức được mình có rất nhiều khuyết điểm như nóng tính, kiêu ngạo, thiếu kiên nhẫn… nên chọn lối sống khiêm nhường. Từ những nhận thức đó, tôi thấy mình như bắt đầu một cuộc đời mới. Tôi học thiền, đọc sách và làm những việc mà mình thấy vui.
* Nhưng có quá mạo hiểm khi chọn kinh doanh sách giữa thời điểm mà ai cũng nói về văn hóa đọc đang xuống dốc và sách giấy đang có nguy cơ chết?
- Vì tôi thấy những “hạt mầm” đang nảy nở trong ngành sách ngay thời điểm người ta bi quan về văn hóa đọc. Tôi thấy anh Nguyễn Quang Thạch đi bộ xuyên Việt để làm cuộc cách mạng “Sách hóa nông thôn”. Xung quanh tôi có rất nhiều người hào hứng với các chương trình cổ vũ cho văn hóa đọc. Chính tôi cũng quay lại với sách giấy khi ngành sách chạm đáy của hình sin trong một chu kỳ kinh tế vào năm 2014…
Rõ ràng, ngành sách đang được tiếp một nguồn năng lượng mới. Và giữa thời buổi mọi thứ đang thay đổi quá nhanh, không ít người gặp khủng hoảng về giá trị sống, nhiều người muốn sống chậm để cảm nhận cuộc sống lắng đọng hơn. Nếu mình làm ra những cuốn sách sâu sắc có lẽ sẽ có người đọc, tôi nghĩ vậy.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Việt Nam demands China to stop military exercises in Paracel islands
- ·1,000th online public service on the National Public Service Portal launched
- ·Việt Nam asks Malaysia to treat fishermen humanely after sailor killed
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Việt Nam asks Malaysia to treat fishermen humanely after sailor killed
- ·VN, China celebrate 20th anniversary of land border treaty signing
- ·Việt Nam ready for AIPA41
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Việt Nam asks Malaysia to treat fishermen humanely after sailor killed
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·More condolences pour in from abroad forformer Party leader’s passing
- ·NA Standing Committee to convene 47th meeting
- ·NA Chairwoman attends 13th summit of world’s NA female heads
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Liberation News Agency honoured as Hero of the Armed Forces
- ·ASEAN should maintain commitment and solidary amid COVID
- ·Azerbaijan ambassador receives Friendship order from Vietnamese President
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Liberation News Agency honoured as Hero of the Armed Forces