【lich ban ket c1】Nguy cơ “dịch chồng dịch"
Để phòng dịch bệnh sau Tết,ơdịchchồngdịlich ban ket c1 Bộ Y tế phối hợp với các ngành giám sát dịch bệnh, tổ chức phun thuốc khử trùng. Ảnh: Thu Hà. |
Tấn công dồn dập
Thống kê của ngành Y tế cho thấy cả nước ghi nhận hơn 2.640 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, trong đó có 1 ca tử vong tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Với dịch tay chân miệng, cả nước ghi nhận 525 trường hợp mắc, cùng với đó là 664 trường hợp sốt phát ban nghi sởi rải rác tại các tỉnh, thành, chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Đặc biệt, thời gian qua trên cả nước ghi nhận có địa phương xuất hiện ổ dịch quai bị.
Cụ thể, tại Hà Nội thời gian qua nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số ca mắc cao như 91 trường hợp sốt xuất huyết Dengue, 59 trường hợp bị chân tay miệng, đặc biệt có tới 21 trường hợp mắc ho gà do tình trạng bỏ tiêm vắc xin của một số người dân.
Cùng với sốt xuất huyết, sởi là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa Đông- Xuân khi thời tiết nồm ẩm kéo dài, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp.
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm tới nay, toàn TP ghi nhận 116 ca mắc sởi, rải rác tại 25 quận, huyện, thị xã, không có ổ dịch lớn tập trung nhiều người mắc, không có ca tử vong. Tuy nhiên, số ca mắc mới năm 2019 tại Hà Nội đã tăng cao tới hơn 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại TP Hồ Chí Minh cũng đã ghi nhận tới 978 bệnh nhân sởi, trong đó tới 95% người bệnh chưa được tiêm phòng. Tính chung trên cả nước ghi nhận trên 1.000 trường hợp mắc sởi từ dịp tết Nguyên đán đến nay.
Đề cập đến những dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong mùa Xuân, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo quy luật, thời tiết chuyển từ Đông sang Xuân với độ ẩm tăng cao, mưa phùn kèm theo nồm ẩm là thời điểm rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, cúm, ho gà, tay chân miệng, sốt xuất huyết… phát sinh và phát triển.
Ngoài ra, ông Phu cũng thông tin sau tết Nguyên đán là mùa của lễ hội với việc giao lưu, đi lại nhiều, tình trạng buôn bán, giết mổ gia cầm cũng gia tăng rất thích hợp để vi rút cúm lây lan, bùng phát. Cụ thể, vừa qua tại Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 2 trường hợp viêm phổi nặng nghi nhiễm cúm A/H5N1.
Lo ngại nguy cơ dịch cúm bùng phát, ông Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, không chỉ H5N1 mà cả H7N9, H5N6, H1N1 đều là những chủng cúm gia cầm độc lực cao, rất nguy hiểm có thể xâm nhập, lây nhiễm trên các đàn gia cầm ở nước ta và gây bệnh cho người.
Đừng thờ ơ với vắc xin
Trước tình hình bệnh sởi có nguy cơ lây lan, bùng phát, bác sỹ Đặng Kim Hạnh, Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cho hay, người dân nên chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin vì đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu nhất. Đối với trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi, cha mẹ hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để tiêm phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Về phía cơ sở y tế, bác sỹ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, với một số bệnh truyền nhiễm thông thường như sởi, tay chân miệng người dân cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. “Không nên đưa người bệnh điều trị vượt tuyến khi không cần thiết nhằm tránh quá tải. Thêm vào đó, môi trường bệnh viện dễ gây lây nhiễm chéo, khi người bệnh tới điều trị có thể mắc thêm các bệnh phối hợp, khiến bệnh từ nhẹ thành nặng, rồi vướng phải các nguy cơ về sức khỏe không đáng có”, bác sỹ Đỗ Duy Cường khuyên.
Trên phạm vi cả nước, để phòng chống dịch bệnh sau Tết và mùa lễ hội Xuân 2019, ông Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ quan tăng cường giám sát dịch bệnh và mở rộng diện giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện sớm, khoanh vùng, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan ra diện rộng.
Với dịch cúm, theo ông Phu, Cục Y tế dự phòng cũng có yêu cầu sự phối hợp liên ngành, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia cầm có nguy cơ lây nhiễm sang người, các cơ quan chức năng liên quan cần thực hiện tốt các hoạt động bắt giữ, tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, thực phẩm không an toàn.
Với người dân, ông Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, không ăn gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đối với những hộ chăn nuôi khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Ngoài ra, khi có biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ký kết kế hoạch xây dựng đường biên giới Việt Nam
- ·Bi hài ở quán cà phê: Khách mang đèn đến học, ngồi 'mọc rễ' gọi 1 cốc nước
- ·Tuyên án 59 bị cáo đường dây đánh bạc quy mô lớn qua mạng M88
- ·EU khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng xuất khẩu của Việt Nam
- ·Giá heo hơi hôm nay 12/12/2023: Khởi sắc khắp ba miền
- ·Ở nơi người nghèo phải bán đất để tổ chức đám cưới 'dát vàng'
- ·Tôi phát ngán vì hội họp quá nhiều ngày Tết
- ·Tỷ phú giàu thứ hai châu Á bị truy tố ở Mỹ
- ·Dịch vụ vận chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng tại vanchuyenkienvang.vn
- ·Ngày 17/4, khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ 2
- ·Xử phạt công ty xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường
- ·Nhận định, soi kèo Indonesia vs Philippines, 20h00 ngày 21/12: Tin vào cửa dưới
- ·Cấm dùng vật liệu trôi nổi thi công cao tốc Đà Nẵng
- ·Cô gái bí mật về nước, chạy tới ôm chú rể giữa đám cưới
- ·Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 05
- ·Techcombank ưu đãi chuyển tiền quốc tế cho doanh nghiệp SME
- ·Việc đổi mới mô hình tăng trưởng đang có rất nhiều cơ hội
- ·Ngọn tháp xoắn ốc kỳ quái, ai leo lên cũng phải tái mặt
- ·Nông nghiệp hữu cơ
- ·Nhận định, soi kèo Famalicao vs Farense, 22h30 ngày 21/12: Phong độ trái ngược