【lịch thi đấu bóng đá cúp tây ban nha】Quyết tâm kết nối đồng bộ hạ tầng
(CMO) Nằm giữa 3 đô thị động lực của tỉnh là Cà Mau, Sông Đốc, Năm Căn và nằm ở trung tâm 2 tuyến đường chính (Quốc lộ 1 và trục đường Đông - Tây), nhiều năm qua huyện Cái Nước luôn quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch, xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, phát triển mạnh thương mại, dịch vụ; tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020-2025 được Huyện uỷ Cái Nước đề ra, đồng thời là các chỉ tiêu mang tính đột phá.
Từ mục tiêu chung
Hạ tầng trung tâm huyện Cái Nước ngày thêm khang trang. Ảnh: Việt Tiến |
Kinh tế tập thể được phát huy, nhiều mô hình hay quy tụ đông đảo lực lượng trẻ tham gia khởi nghiệp. (Ảnh: HTX tôm, cua của thanh niên xã Trần Thới). Ảnh: Phong Phú |
Việc phát triển tư duy, quy hoạch cụm, tuyến các đơn vị có nét đặc trưng tương đồng đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nếu TP Cà Mau được xác định là đô thị cấp vùng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo của tỉnh thì Cái Nước là địa phương có nhiều tiềm năng không kém.
Là tuyến nối dài trục Quốc lộ 1 và là địa phương có tuyến lộ đi qua dài nhất (khoảng 40 km), Cái Nước đang là địa phương tổng hoà nhiều tuyến kết nối nhất so với các địa phương trong tỉnh: tuyến về huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn. Đồng thời, huyện Cái Nước là vùng có nhiều sông rạch, đất đai thuận lợi nên có nhiều điều kiện phát triển nuôi thuỷ sản tập trung.
Chủ tịch UBND huyện Cái Nước Phạm Phúc Giang chia sẻ: “Dự kiến đến cuối năm nay huyện sẽ công nhận thêm 2 xã (Trần Thới và Thạnh Phú) đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số có 5 xã đạt chuẩn (Phú Hưng, Hưng Mỹ, Hoà Mỹ, Trần Thới và Thạnh Phú); tổng nguồn vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới nhiều năm qua được huy động gần 1.000 tỷ đồng”.
Cùng với phát huy lợi thế về quy hoạch chung của tỉnh, nhiều năm qua, huyện quy hoạch phát triển kinh tế địa phương theo hướng chuỗi giá trị sản phẩm với các thương hiệu nổi tiếng bồn bồn, sò huyết. Đồng thời, kết cấu hạ tầng giao thông ở huyện Cái Nước còn được tiếp thêm động lực từ quy hoạch phát triển nội tại. “Đến nay, toàn huyện có 866 km đường bộ, 897 cầu bê-tông”, ông Giang cho biết thêm.
Hoà cùng đó là các dự án vực dậy tiềm năng và liên kết các vùng kinh tế năng động, như dự án tuyến đường bờ Nam Sông Đốc có tổng chiều dài trên 23 km, với chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nối Quốc lộ 1 tại Rau Dừa (xã Hưng Mỹ) và điểm cuối tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời; trục lộ Đông - Tây nối dài tuyến từ Sông Đốc đến Gành Hào; trục liên huyện Đầm Dơi - Cái Nước - Phú Tân; phát triển dịch vụ, ngành nghề phụ trợ tuyến Xuyên Á (đoạn đấu nối vào Quốc lộ 1).
Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, tiến bộ, khoảng cách phát triển giữa đô thị và nông thôn từng bước được thu hẹp, đời sống Nhân dân nâng lên.
Thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, hàng hoá cung ứng trên thị trường đa dạng, phong phú. Mạng lưới chợ nông thôn được quy hoạch, đầu tư, nâng cấp và mở rộng, chỉnh trang, sắp xếp từng bước đi vào nền nếp như chợ Cái Nước, Nhà Phấn, Rau Dừa...
Một số loại hình dịch vụ mới được hình thành, từng bước phát triển trên tuyến Quốc lộ 1 như trạm dừng chân, điểm vui chơi…, góp phần tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Toàn huyện có 7.348 hộ kinh doanh cá thể, với 11.852 lao động, doanh thu hàng năm trên 7.360 tỷ đồng.
“Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhiều giải pháp thiết thực, đến nay có thể khẳng định, giai đoạn 2015-2020 huyện Cái Nước tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng và tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển”, ông Phạm Phúc Giang thông tin.
Khơi Dậy Tiềm Lực
Từ những thuận lợi đạt được, huyện xác định giai đoạn 2020-2025 sẽ tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng về giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá... gắn với phát triển đô thị.
Đồng thời, phấn đấu xây dựng thị trấn Cái Nước từng bước trở thành đô thị loại IV, các xã: Thạnh Phú, Hưng Mỹ, Tân Hưng theo hướng đô thị loại V và xây dựng nông thôn mới tại các xã còn lại.
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh mời gọi đầu tư các khu dân cư, các trung tâm thương mại trên địa bàn huyện, nhất là tuyến Quốc lộ 1. Tích cực phối hợp, tham gia để thực hiện các dự án lớn, có vai trò động lực của huyện.
Về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay đã và đang được các cấp trong huyện triển khai đồng bộ, thực hiện đúng tiến độ. Việc thực hiện đề án được vận dụng sáng tạo, nghiêm túc, lồng ghép các chương trình, dự án với đầu tư cơ sở vật chất, nhu cầu phục vụ đời sống người dân.
“Mặt khác, kinh tế tập thể ở huyện đang được quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng, đến nay trên địa bàn huyện có 24 hợp tác xã (HTX), 415 thành viên, tổng vốn góp 25.839 tỷ đồng. Doanh thu bình quân 600 triệu đồng/HTX/năm; có 132 tổ hợp tác (THT), doanh thu bình quân gần 357 triệu đồng/THT/năm. Việc hình thành các HTX, THT giúp các hộ liên kết với nhau trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ vay vốn sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn”, Phó chủ tịch UBND huyện Cái Nước Nguyễn Quốc Tuấn gợi mở.
Riêng về hạ tầng giao thông luôn được quan tâm, từ đầu năm đến nay, huyện đã triển khai xây dựng hơn 11 km đường nông thôn, tổng vốn đầu tư các công trình trên 8 tỷ đồng. Xây dựng hoàn thành 41 cầu nông thôn, tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng. Nguồn vốn do Nhân dân đóng góp vào các công trình này chiếm tỷ lệ rất cao.
“Thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, thị trấn Cái Nước văn minh đô thị; phấn đấu đến cuối năm 2020 xã Thạnh Phú và Trần Thới được công nhận xã nông thôn mới, xã Phú Hưng được công nhận xã nông thôn mới nâng cao”, ông Giang quyết tâm.
Việc đầu tư tại các khu đô thị, khu dịch vụ, nhà ở dân cư gắn với quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp sẽ là bệ phóng, là nền tảng vững chãi để đến năm 2025, Cái Nước trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Cà Mau./.
Giải pháp đột phá được huyện tiếp tục lựa chọn là phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Điều chỉnh quy hoạch chợ nông thôn, hệ thống thương mại, dịch vụ phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025: Thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng; sản lượng thuỷ sản đạt 49.000 tấn; công nhận thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hộ nghèo giảm còn 1,5% trở xuống. |
Phong Phú
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Mỹ lên tiếng trước tin cho phép Ukraine phóng tên lửa ATACMS tấn công Nga
- ·Lợi suất trái phiếu được dự báo đi ngang trong năm 2017
- ·Vietnam Airlines có thành viên HĐQT là người nước ngoài
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Hải quan Bình Dương: Nhiều giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN
- ·Làng ở Italia chào bán nhà 1 Euro cho người Mỹ muốn di cư sau bầu cử tổng thống
- ·Hơn 29,1 triệu cổ phiếu PIC chuyển từ UPCoM lên niêm yết trên HNX
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·HOSE khuyến cáo nhà đầu tư việc tuân thủ quy định giao dịch vừa mua, vừa bán
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Mỹ bác nghị quyết của Liên Hợp Quốc yêu cầu ngừng bắn ở Dải Gaza
- ·NHCSXH có phiên huy động trái phiếu thành công tuyệt đối
- ·Hướng đến một thị trường chứng khoán phái sinh lành mạnh
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Hải quan TP.HCM từ chối cấp phép 9 xe ô tô Việt kiều
- ·Những “hiệp sĩ công nghệ” của Hải quan đất Cảng
- ·Novaland chuẩn bị niêm yết 589,4 triệu cổ phiếu trên HOSE
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Những “hiệp sĩ công nghệ” của Hải quan đất Cảng