【dự đoán bỉ】Cần chiến lược mới trong thu hút FDI vào công nghiệp
Sáng nay,ầnchiếnlượcmớitrongthuhútFDIvàocôngnghiệdự đoán bỉ 10/3/2017, Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều diễn giả, đại diện các Bộ, ngành và doanh nghiệp. |
Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Ban Kinh tếTrung ương phối hợp với phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra sáng nay, 10/3 tại Hà Nội đã chỉ ra nhiều vấn đề của ngành công nghiệp Việt Nam.
Chủ trì Hội thảo có Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp, các chuyên gia đến từ hơn 20 tổ chức quốc tế.
Công nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn cho NSNN
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đề ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Cụ thể, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp và chính sách công nghiệp gia thành khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật bao quát khá đầy đủ, bao gồm: Nhóm các chính sách chung; Nhóm các chính sách ngành, 38/63 tỉnh, thành phố đã ban hành nghị quyết riêng về phát triển công nghiệp, 40/63 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch.
Từ 2006-2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,42 lần, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp duy trì ổn định trong khoảng 33-34%/tổng giá trị sản xuất của cả nền kinh tế đất nước. Tỷ trọng GDP công nghiệp cũng duy trì ổn định khoảng 31-32%/tổng GDP của cả nước.
Sau gần 10 năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của nền kinh tế nước ta, bình quân kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu nền kinh tế đất nước và tỷ trọng ngày càng tăng (năm 2015 chiếm 91,9% so với năm 2007 chiếm 88,9%).
Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chuyển dịch tích cực, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng liên tục (năm 2007 chiếm 78%, năm 2015 tăng lên chiếm 97,3%).
Hiện nay, ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước. Năm 2014, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp đã nộp ngân sách 382.159 tỷ đồng chiếm tới 57,4% trong tổng số 665.799 tỷ đồng từ các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Không chỉ đóng góp lớn vào NSNN, tạo công ăn việc làm, 10 năm qua, đầu tưcho sản xuất công nghiệptăng, đặc biệt là đầu tư nước ngoài tăng mạnh; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp ngày càng lớn vào đầu tư phát triển công nghiệp của đất nước.
Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương cho thấy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển công nghiệp mười năm gần đây tăng gần 3 lần (năm 2015 là 557.273 tỷ đồng so với năm 2007 là 205.667 tỷ đồng). Tỷ trọng vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp trong tổng vốn toàn xã hội tăng từ 38,7% năm 2007 lên 40,8% năm 2015.
Tổng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế Nhà nước cho phát triển công nghiệp mười năm gần đây tăng hơn 2 lần (năm 2015 là 151.696 tỷ đồng so với năm 2006 là 72.662 tỷ đồng). Đặc biệt, tổng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu đầu tư cho sản xuất công nghiệp mười năm gần đây tăng gần 5 lần (năm 2015 là 318.100 tỷ đồng so với năm 2006 là 65.604 tỷ đồng).
Một số ngành sản xuất công nghiệp có tốc độ đổi mới, nâng cấp công nghệ khá nhanh theo hướng hiện đại như ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin-viễn thông, dầu khí,...
Trong 10 năm (2006-2015), nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao và trung bình cao tăng bình quân khoảng 10%/năm nhưng tỷ lệ doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 14,8% (1.437 doanh nghiệp tương đương với 2,27% với công nghệ cao và 8.007 doanh nghiệp tương đương với 12,66% với công nghệ trung bình cao năm 2015).
Chất lượng tăng trưởng chậm, phụ thuộc khối FDI
Quá trình phát triển ngành công nghiệp trong giai đoạn vừa qua vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế.., được các đại biểu chỉ ra tại Hội thảo.
Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo, Trần Văn Thọ cho rằng, công nghiệp Việt Nam đang ở trình độ thấp, chủ yểu đang phát triển theo chiều rộng, nội lực còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.
Báo cáo kết quả phát triển công nghiệp và chính sách công nghiệp quốc gia 2006-2015
(责任编辑:La liga)
- ·Thương cậu bé bị bệnh ung thư máu
- ·Việt Nam sẽ đi đến thịnh vượng bằng tăng trưởng xanh và bền vững!
- ·Hà Nam: Tổ chức đấu giá hơn 230 lô đất giá từ 8,2 triệu đồng
- ·Thanh Hoá: Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn
- ·Mẹ không tiền chữa bệnh con xin nghỉ học bán vé số
- ·Quy hoạch tổng thể quốc gia phải mang tính định hướng cao
- ·Thu hút FDI vào các khu công nghiệp tăng 40,88%
- ·Giá vàng SJC đạt mốc 92 triệu đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý ‘đầu cơ’?
- ·Bạn đọc VietNamNet giúp đỡ con tôi được mổ rồi
- ·Xây dựng Phú Yên phú cường, không để ai lại phía sau
- ·Ba không còn là ba của ngày xưa nữa!
- ·Phường Uyên Hưng, TP.Tân Uyên: Huy động sức dân thực hiện chỉnh trang đô thị
- ·Bình Dương
- ·Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La đến năm 2030
- ·Không vi phạm nhưng khốn đốn
- ·Hải Dương sắp có dự án khách sạn, nhà chung cư hỗn hợp 1.800 tỷ đồng
- ·Kiểm toán Nhà nước chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm
- ·Năm 2020, xét xử nhiều vụ vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống COVID
- ·Thang máy lên Ngũ Hành Sơn “nằm vạ”
- ·Nghệ An thiết kế lộ trình cho giai đoạn phát triển đột phá