会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty le bd net】Thu nhập trong thời gian công tác nước ngoài, tính thuế thế nào?!

【ty le bd net】Thu nhập trong thời gian công tác nước ngoài, tính thuế thế nào?

时间:2025-01-11 06:48:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:255次

Tại nước ngoài,ậptrongthờigiancôngtácnướcngoàitínhthuếthếnàty le bd net chi nhánh công ty trả thêm phụ cấp sinh hoạt. Tháng 10/2020, ông được điều động về nước.

Hiện công ty yêu cầu ông nộp thuế bổ sung cho lương năm 2020 với mức thuế suất áp dụng là 20% và không được khấu trừ gia cảnh vì là đối tượng không cư trú tại Việt Nam đủ 183 ngày theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, và do trước đó trả thu nhập đã thu theo thuế lũy tiến là không đúng.

Ông Lê hỏi, công ty đang áp dụng mức thuế đối với ông như vậy là đúng hay sai? Nếu đúng thì chính sách thuế thu nhập cá nhân như vậy có công bằng không, thu nhập của ông khi làm việc ở Việt Nam và khi ở nước ngoài gần như không thay đổi, công ty vẫn trả lương tại Việt Nam và ông không được giảm trừ gia cảnh cho các con. Nếu công ty đang yêu cầu sai thì ông phải làm gì (như các năm trước thì công ty chỉ yêu cầu kê khai thuế tại Việt Nam và phần thu nhập (phụ cấp) được nhận tại nước ngoài để kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam)?

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Chính phủ quy định:

“Điều 1. Người nộp thuế

Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”.

Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: Nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b.1.2) Đối với người nước ngoài: Nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại Điểm b.1 Khoản 1 Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại Khoản 1 Điều này”.

Căn cứ tính thuế

Tại Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

2. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

biểu thuế

3. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó...”.

Tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/Tổng số ngày làm việc trong năm) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động của Việt Nam.

b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt ở Việt Nam/365 ngày) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại Điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp người nộp thuế có mặt tại Việt Nam trong năm 2020 dưới 183 ngày nếu có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế thoả mãn quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì được xác định là cá nhân cư trú.

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị ông căn cứ vào tình hình thực tế để xác định tình trạng cư trú và thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định.

Theo Chinhphu.vn

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
  • Phố chuyên doanh
  • Mạnh dạn thay thế cán bộ không dám làm
  • Cưỡng chế thu hồi đất
  • Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023 
  • Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu về ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng
  • Xử lý nghiêm túc vi phạm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ)
推荐内容
  • VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
  • Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10
  • Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
  • Thu hồi đất đừng để người dân nhận bồi thường giá bèo
  • Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
  • Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ