【kết quả trận hacken】Hàng loạt quan chức bị khởi tố: Số phận các dự án “đất công thành đất tư” ra sao?
Khu “đất vàng” tại địa chỉ số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng (quận 1,àngloạtquanchứcbịkhởitốSốphậncácdựánđấtcôngthànhđấttưkết quả trận hacken TP.HCM). |
“Biến hóa” 6.000 m2 đất công sang sở hữu tư nhân
Liên tục trong thời gian ngắn mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã đề nghị truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, truy nã cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, khởi tố nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng do liên quan sai phạm của dự ántại khu đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM).
Cũng vụ án này, trước đó, C01 đã khởi tố đối với các bị can Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM), Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), Trương
Văn Út (Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), Lê Văn Thanh (Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM) và Nguyễn Thanh Chương (Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM).
Như vậy, khu đất vàng đã khiến 7 quan chức cấp bộ và tỉnh bị khởi tố, truy tố. Họ đã “giúp” tư nhân thôn tính khu đất với giá rẻ như thế nào?
Theo hồ sơ mà phóng viên Báo Đầu tư thu thập được, năm 2007, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín chấp thuận giao Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - doanh nghiệpnhà nước thuộc Bộ Công thương) làm chủ đầu tưthực hiện Dự án Tổ hợp căn hộ, thương mại, văn phòng có tên Sài Gòn Mê Linh Tower, vốn đầu tư hơn 2.423 tỷ đồng, tại khu “đất vàng” 4 mặt tiền, khoảng 6.000 m2, tại địa chỉ số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM).
Sau nhiều năm không thực hiện Dự án, tháng 2/2015, Sabeco cùng các đối tác là Công ty CP Attland, Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An và Công ty CP Đầu tư Mê Linh thành lập Công ty CP Đầu tư Sabeco Pearl (Sabeco Pearl). Trong đó, Sabeco góp 26% vốn điều lệ (18% vốn điều lệ bằng tiền mặt, 8% còn lại được tính bằng giá trị được hưởng lợi thế từ khu đất), 3 cổ đông còn lại nắm 74%.
Tháng 6/2018, Sabeco thoái vốn khỏi Sabeco Pearl bằng cách bán đấu giáhơn 14 triệu cổ phần nắm giữ cho chính các cổ đông sáng lập, thu về gần 195 tỷ đồng. Sau đó, các cổ đông còn lại cũng lần lượt rút lui và hiện Dự án đã trong tay doanh nghiệp tư nhân.
Theo kết luận điều tra mới đây của Bộ Công an, dù biết khu đất đã được giao Sabeco quản lý, sử dụng, đầu tư, xây dựng dự án và không được thành lập pháp nhân mới, nhưng ông Vũ Huy Hoàng (được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công thương năm 2007) vẫn chấp thuận chủ trương, chỉ đạo để bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Sabeco Pearl trái với quy định của Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg để đầu tư dự án.
Căn cứ chỉ đạo này, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, ông Phan Đăng Tuất (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco) đã ký công văn kèm theo các văn bản chấp thuận của Bộ Công thương đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận cho Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư Dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chínhvà chuyển quyền sử dụng đất từ Sabeco sang Sabeco Pearl.
Từ đó, ông Đào Anh Kiệt (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) đã tham mưu để rồi tháng 6/2015, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín ký quyết định cho Sabeco Pearl thuê khu đất với thời gian 50 năm để xây dựng dự án. Quyết định trên trái với phương án xử lý nhà, đất của Bộ Tài chính đối với khu đất này.
Kết luận điều tra của Bộ Công an cho rằng, bằng các thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội nêu trên của ông Vũ Huy Hoàng, quyền sử dụng khu đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng bị dịch chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Hành vi của ông Vũ Huy Hoàng và đồng phạm đã gây hậu quả thiệt hại, thất thoát và lãng phí cho ngân sách nhà nước là đặc biệt lớn.
Chuyển nhượng 3,6 ha đất công không qua đấu giá
Cùng thời điểm khởi tố các bị can liên quan khu đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, ở vụ án khác cũng liên quan đất công, Bộ Công an đã khởi tố đối với ông Trần Vĩnh Tuyến (Phó chủ tịch UBND TP.HCM); Trần Trọng Tuấn (Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM); Phan Trường Sơn (Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM); Trần Quốc Đạt (Phó trưởng phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM); Lê Tấn Hòa (chuyên viên Phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM). Các bị can này bị khởi tố do “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH-MTV (Sagri).
Trước đó, năm 2019, C01 đã khởi tố bắt giam ông Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng giám đốc Sagri, ông Nguyễn Thành Mỹ (nguyên Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Đầu tư Sagri).
Tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, các cá nhân trên vướng lao lý liên quan sai phạm tại dự án khu nhà ở trên mảnh đất công hơn 3,6 ha tại phường Phước Long B (quận 9, TP.HCM). Sai phạm này đã được chỉ rõ tại Kết luận số 83 ngày 24/9/2019 của Thanh tra TP.HCM.
Cụ thể, tháng 3/2009, UBND TP.HCM chấp thuận chuyển mục đích sử dụng mặt bằng 3,6 ha tại phường Phước Long B của Xí nghiệp Chăn nuôi heo Phước Long để Sagri làm chủ đầu tư dự án khu dân cư (Dự án Khu dân cư Phong Phú).
Luật sư Bùi Phúc Thạch (Công ty Luật Hợp danh Nam Trí Việt, TP.HCM)
Đối với Dự án tại khu đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng và Dự án Khu dân cư Phong Phú tại TP.HCM, quyết định khởi tố, truy tố của C01 cho thấy khả năng, “hướng” của cơ quan chức năng sẽ xác định là “tài sản hình thành do phạm tội mà có” và sẽ thu hồi lại.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp đang sở hữu đất, dự án có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại mà lỗi do bên kia (bên chuyển nhượng) gây ra, nhưng sẽ khó hơn nếu cơ quan công an điều tra phát hiện doanh nghiệp là đồng phạm.
Trường hợp người được “quyết” số phận công ty cổ phần bị khởi tố vì đồng phạm, mà các cổ đông ngoài chỉ góp vốn, thì lại phải xem xét, “soi chiếu” điều lệ công ty, quy trách nhiệm, quyền lợi, nhiệm vụ của từng cổ đông theo Luật Doanh nghiệp (2015) để có phương án khởi kiện phù hợp, tức là, vụ việc thêm yếu tố tranh chấp thương mại.
(责任编辑:La liga)
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Dừng thi công điện mặt trời áp mái trong khu công nghiệp tại Bắc Ninh
- ·Ngọc Châu quý phái ngồi kế đương kim hoa hậu, trả lời ứng xử lưu loát
- ·Người đẹp Long An lọt Top 45 Miss Universe Vietnam 2019 bỏ thi
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Lương Thùy Linh tung Video Intro cho Miss World 2019 cực thu hút
- ·Hyundai tham vọng lọt top 3 nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới vào năm 2030
- ·Tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận đất đai, tích tụ ruộng đất
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Hình Hoàng Thùy được lấy làm ảnh video đại diện thí sinh Asia Pacific
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Cán bộ, nhân dân khu phố Phước Hải giữ vững danh hiệu “Khu phố văn hóa”
- ·Làm rõ trách nhiệm để vi phạm kéo dài trong lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu
- ·Điểm tin chứng khoán: Không công bố thông tin đúng thời hạn, Công ty ADEC bị phạt 70 triệu đồng
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Ngọc Châu diện lại đầm dạ hội cũ trong đêm bán kết Miss Supranational
- ·Độc lập và hội nhập
- ·H'Hen Niê sẵn sàng chia tay nhiệm kỳ, trao vương miện cho tân hoa hậu
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·5 gương mặt xuất sắc nhất tiếp tục tranh tài tại Chung kết MUV 2019
- 5 chiến lược đánh đôi hiệu quả trong pickleball
- HLV Kim Sang Sik có khả năng rất cao triệu tập Nguyễn Xuân Son dự AFF Cup
- Billiards Việt Nam chịu lệnh cấm, World Cup TPHCM vẫn sẽ được tổ chức
- Báo Hà Lan nói thẳng về cơ hội dự World Cup 2026 của Indonesia
- Inter Milan hạ RB Leipzig, AC Milan nối dài mạch chiến thắng
- Alcaraz gây thất vọng lớn tại Paris Masters
- Đội tuyển Việt Nam tới Lào, sẵn sàng cho AFF Cup 2024
- Số lượng lớn VĐV dự giải vô địch đồng đội golf châu Á Thái Bình Dương 2024
- Thêm dấu hiệu cho thấy Indonesia không xem trọng AFF Cup 2024
- Indonesia đón tin cực vui từ FIFA, sắp đuổi kịp tuyển Việt Nam