【thứ hạng của al shabab】Đâu là yếu tố đe dọa khu vực đồng euro?
Ký ức cuộc khủng hoảng những năm 1990 vẫn đang điều phối chính sách kinh tế của Phần Lan và việc nước này đe dọa rút khỏi Eurozone tiếp tục là vấn đề mới gây đau đầu với giới lãnh đạo châu Âu.
Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Jutta Urpilainen đã tuyên bố nước này không có trách nhiệm chung đối với các khoản nợ và những rủi ro của các nền kinh tế đang gặp khó khăn trong Eurozone. Và nếu châu Âu tiếp tục theo hướng bảo trợ thái quá này, Phần Lan sẵn sàng ra khỏi Eurozone. Thực chất, lập trường trên của Phần Lan là lập trường mang tính nguyên tắc.
Còn nhớ năm 2011, chính phủ tiền nhiệm đã tỏ rõ sự kiên quyết liên quan đến vấn đề bảo lãnh đặc biệt với các khoản cho Hy Lạp vay. Sự thay đổi của phe đa số vào tháng 6-2011 cũng không làm lay chuyển lập trường của giới chính trị Phần Lan. Chính phủ liên minh hiện nay, tập hợp các cánh chính trị từ cánh tả đến phe bảo thủ, tuy tỏ ra là muốn giữ Phần Lan trong Eurozone song cũng không muốn để mất quá nhiều lợi ích từ những gói trợ giúp. Sự ổn định của tài chính công đã trở thành một thành tố chủ yếu trong nền kinh tế Phần Lan sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu từ thập niên 1990.
Trong giai đoạn 1991-1995, các nước Bắc Âu đã trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc về mô hình "Nhà nước bảo hộ". Tuy nhiên, Phần Lan là nước chịu tác động nặng nề nhất. Cuối những năm 1980, nước này đạt mức tăng trưởng nhanh, đi kèm với việc thiếu điều tiết trong lĩnh vực tài chính.
Tuy nhiên, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cú sốc bất ngờ, ngăn cản kinh tế tăng trưởng vì Phần Lan là cửa ngõ để các sản phẩm của Liên Xô đến với phương Tây. Việc quan hệ thương mại với Liên Xô bị đình trệ, kéo theo sự phá sản của một loạt ngân hàng Phần Lan. Tăng trưởng cũng theo đó từ tỷ lệ 5,4% năm 1989 xuống còn âm 6,1% trong hai năm sau đó. Nhà nước Phần Lan lúc ấy đã buộc phải bắt tay vào giải cứu.
Thời điểm đó, món nợ của các ngân hàng được chuyển cho nhà nước và cuộc khủng hoảng kinh tế chuyển sang khủng hoảng nợ. Ngân sách quốc gia từ chỗ thặng dư 6% năm 1989 chuyển sang thâm hụt tới 8% năm 1993. Phần Lan từ chỗ giữ xếp hạng tín nhiệm AAA, đã bị hạ liên tiếp hai bậc, buộc Chính phủ Phần Lan phải đề ra các biện pháp khẩn cấp: Kế hoạch giải cứu kinh tế mùa Xuân năm 1995, tập trung giảm các khoản bồi thường thất nghiệp, cải cách hệ thống hưu trí, đồng thời tăng thuế, mặt khác nhà nước thẳng tay từ chối cứu các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, bên bờ phá sản.
Các khoản đầu tư được tập trung cho các doanh nghiệp đang đà tăng trưởng tốt, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Ngành tài chính được cơ cấu lại và đơn giản hóa.
Phần Lan từng phá giá đồng nội tệ tháng 9-1992 và hưởng lợi từ đà tăng trưởng thế giới bắt đầu năm 1994 và từ hiệu ứng "Nokia" với việc thúc đẩy phát triển các công nghệ mới. Những bài học trong quá khứ của Phần Lan có thể là bài học cho Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Italia hiện nay.
Từ vị thế này mà Phần Lan nếu ra khỏi Eurozone, liệu sẽ gây những tác động gì đến các thành viên khác? Xét về lý thuyết, đất nước 5 triệu dân, chiếm 1,4% GDP của Eurozone, thì ít có ảnh hưởng lớn đến phần còn lại. Song nếu Thủ đô Helsinki của Phần Lan quyết định trở lại đồng markka (đồng tiền sử dụng trước năm 1999), các nước đối tác trong Eurozone sẽ phải quan ngại.
Khác với Hy Lạp, khi một nước có nền kinh tế lành mạnh rút khỏi Eurozone, nguy cơ hiển hiện rất rõ rằng các nền kinh tế vững chắc khác có thể theo gót Helsinki như Hà Lan, Áo, và có thể cả Đức. Ở thời điểm khó khăn, niềm tin giữa các đối tác sẽ có ý nghĩa quyết định. Nếu Phần Lan rũ áo ra đi, nguy cơ phong tỏa các cuộc cải cách trong Eurozone là rất rõ ràng, và điều đó sẽ khiến đồng euro mất giá.
Thu Thảo
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cận cảnh công nhân phá dỡ đường lên núi gần 2.000 bậc dài 1km ở Tràng An
- ·Nhà đầu tư Hong Kong rót 120 triệu USD xây nhà máy tại Thái Nguyên
- ·49 năm thống nhất đất nước: Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn
- ·Bình Định lựa chọn nhà đầu tư khu đô thị du lịch gần 5.000 tỷ đồng
- ·Triển khai Nghị quyết 19: Ngang trái chuyện cà phê sữa cũng phải bóc vỏ 'kiểm dịch'
- ·Shophouse hết thời 'con gà đẻ trứng vàng'?
- ·Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hà Nội chủ trì Lễ cấp Quốc gia
- ·Phối hợp đưa gần 300 công dân Việt Nam từ Canada về nước
- ·Tin bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới Thái Bình, Hà Tĩnh
- ·Venezuela lên án vụ tấn công khiến trên 100 người thiệt mạng ở Iran
- ·Cháy rừng ở Hy Lạp: Lửa càn quét, nhiều người chết gục trên xe và ngay trong sân nhà
- ·Chủ sân golf 1.200 tỷ đồng vừa được Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư là ai?
- ·Phong trào Hồi giáo Hamas chấp thuận đề xuất ngừng bắn ở Gaza
- ·Vấn đề chống khủng bố: Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 17 nghi phạm IS
- ·Khách hàng có thể gặp hàng loạt rủi ro từ dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
- ·WHO đánh giá tình hình ở Gaza 'nguy hiểm nghiêm trọng'
- ·Biệt phủ giống như “ngôi làng Bắc Bộ” thu nhỏ tại Hà Nội
- ·Bảng màu cuộc sống đường phố cổ điển trong ngôi nhà ở 'phố Wall Sài Gòn'
- ·Thư của Tổng thống Donald Trump bị cô giáo về hưu sửa chi chít, chê ‘viết rất tệ’
- ·Thông điệp về định hướng tương lai