【debet.vip】HSBC: GDP Việt Nam có thể tăng 6,1%
Chúng tôi dự báo GDP của Việt Nam trong năm 2015 sẽ tăng 6,1% so với mức 6% trong năm 2014, báo cáo của Ngân hàng HSBC Việt Nam nhấn mạnh.
Chúng tôi dự báo GDP của Việt Nam trong năm 2015 sẽ tăng 6,1% so với mức 6% trong năm 2014, báo cáo của Ngân hàng HSBC Việt Nam nhấn mạnh.
Trong ngắn hạn, nền kinh tế Việt Nam sẽ tươi sáng hơn
Ngày 6/1, Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố bản báo cáo kinh tế vĩ mô với tiêu đề "Khởi đầu thuận lợi: Hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi", trong đó nhấn mạnh trong ngắn hạn, nền kinh tế Việt Nam sẽ tươi sáng hơn.
Theo phân tích của HSBC, nếu nhìn thoáng qua, năm 2015 có thể được đánh giá sẽ là một năm khó khăn.
Việt Nam là quốc gia chú trọng xuất khẩu trong khi nhu cầu toàn cầu lại đang chậm lại. Giá dầu giảm cũng làm hạn chế nguồn thu ngân sách quan trọng và thu nhập xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhu cầu trong nước mặc dù đã có sự cải thiện một cách chậm chạp, vẫn bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ xấu cao của ngành ngân hàng và sự bảo thủ của lĩnh vực tư nhân.
"Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì nền kinh tế sẽ đạt mức tăng mạnh trong năm 2015. Chúng tôi dự báo GDP của Việt Nam trong năm 2015 sẽ tăng 6,1% so với mức 6% trong năm 2014", báo cáo nhấn mạnh.
Nhu cầu đối với hàng hoá trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên nhờ vào chi phí lao động thấp, giá cả hàng hoá rẻ, mạng lưới kết nối tốt hơn, các dòng vốn đầu tư ổn định và nhu cầu đến từ khách hàng số một (Mỹ) ngày càng cải thiện. Cùng với nhu cầu nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu trong nước cũng trong quá trình dần phục hồi trong năm 2015 và 2016.
Tiến trình trả nợ vẫn đang tiếp diễn khi các ngân hàng đang điều chỉnh bảng cân đối kế toán của mình và nhu cầu vay tín dụng của các doanh nghiệp ít đi, nhưng triển vọng vẫn thể hiện dấu hiệu dần phục hồi. Điều này có nghĩa rằng, nhu cầu trong những năm tới sẽ dần phục hồi mặc dù khá chậm khi sự chuyển dịch thu nhập và dân số sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu dùng và tăng trưởng hoạt động đầu tư.
Nợ xấu và thiếu hụt nguồn lực lao động có kỹ năng vẫn là thách thức
Báo cáo của HSBC chỉ ra, trong năm 2015 thách thức chính yếu vẫn sẽ tồn tại gồm nợ xấu và thiếu hụt nguồn lực lao động có kỹ năng. Giá cả hàng hoá thấp hơn sẽ là cú sốc nguồn cung tích cực đối với nền kinh tế đang ngày càng công nhiệp hoá. Nhu cầu từ Mỹ tăng cao và việc tham gia vào các hiệp ước thương mại cũng sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, thâm hụt tài chính của Việt Nam sẽ phải chịu áp lực do giá dầu giảm. Do đó, HSBC dự đoán thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ đứng ở mức khoảng 6% GDP, cao hơn so với mục tiêu 5% của Chính phủ cho năm 2015.
Báo cáo khuyến nghị, về mặt trung hạn, Việt Nam cần phải giải quyết những vấn đề liên quan đến việc kết nối khá hạn chế của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó phát triển một chiến lược rõ ràng để nền kinh tế có thể cạnh tranh khi yếu tố cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ không còn nữa. Nền kinh tế có phát triển trong những năm tới hay không sẽ phụ thuộc vào chiến lược mà Chính phủ sẽ áp dụng trong ngắn hạn nhằm hệ thống hoá và xây dựng năng lực.
Song, trong năm 2015, HSBC vẫn tin vào khởi đầu thuận lợi khi hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi.
Nhìn lại năm 2014, báo cáo phân tích, kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2014 với một số thành tựu như tăng trưởng GDP vượt mục tiêu và cao nhất 3 năm, lạm phát thấp, cán cân thương mại thặng dư, sản xuất công nghiệp tăng trưởng... Kể từ tháng 9/2013, chỉ số Nhà quản trị ngành sản xuất (PMI) Việt Nam đã trên 50 điểm - biểu thị sự tăng trưởng của các điều kiện kinh doanh. HSBC tin rằng đà tăng này sẽ được duy trì trong năm 2015 nhờ vào 4 trụ cột: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự hồi phục của thị trường xuất khẩu lớn nhất - Mỹ; nỗ lực tự do hóa thương mại của Việt Nam và giá hàng hóa nguyên liệu (dầu thô, than đá...) giảm. Trong năm 2014, nền kinh tế đã thu hút 12,4 tỷ USD của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân và 20,2 tỷ USD của nguồn vốn đăng ký FDI. Hầu hết các hoạt động đầu tư đều đổ vào ngành sản xuất giúp chuyển đổi cấu trúc ngành xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2006, dầu thô chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi điện thoại chỉ là 0%. Đến năm 2014, các lô hàng dầu thô đã giảm chỉ còn 4,8% trong khi điện thoại di động đã tăng lên 16,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. HSBC hy vọng giá trị xuất khẩu sẽ tăng 12% trong năm 2015. |
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Sau thời gian im ắng, Honda giới thiệu 'bom tấn' CB150R cạnh tranh cùng Yamaha TFX
- ·Chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8
- ·Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết Mũi Né tự túc giá rẻ năm 2018 đầy đủ nhất
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Sau gần một năm bổ sung tài liệu, hôm nay Vinasun, Grab tiếp tục đưa nhau ra tòa
- ·Xổ số Vietlott: 16 người trúng giải nhất, giải Jackpot hơn 17 tỷ đồng có tìm thấy chủ nhân?
- ·Bỏ hơn 900 triệu mua Ford Ranger Wildtrak 2018: Có đáng 'đồng tiền bát gạo'?
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Vì sao Đường sắt Hà Nội bất ngờ chấm dứt hoạt động hai chi nhánh?
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Trúng ngay combo 'nhà VinCity và xe VinFast' khi mua hàng điện máy tại VinPro, Viễn Thông A
- ·FLC Green Apartment trước thềm bàn giao những căn hộ đầu tiên
- ·ĐBQH Dương Trung Quốc: Sống trong thời kỳ 4.0 mà con người chỉ 2.0 là sự lãng phí lớn!
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·VinPro mở 'tháng đại tiệc' ưu đãi mừng sinh nhật
- ·Hơn 60% số bệnh nhân đái tháo đường sống tại châu Á
- ·Độc lạ cây khế kiểng 'đầu heo' giá nửa tỷ đồng ở chợ hoa TP.HCM
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·15 triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư ai cũng cần biết sớm