会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi cầu lô đề miền nam】'Xử phạt điện ảnh cần cởi mở, tránh để dư luận phản ứng'!

【soi cầu lô đề miền nam】'Xử phạt điện ảnh cần cởi mở, tránh để dư luận phản ứng'

时间:2024-12-23 19:51:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:527次

Hội Thảo Triển khai Luật Điện ảnh,ửphạtđiệnảnhcầncởimởtránhđểdưluậnphảnứsoi cầu lô đề miền nam đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh và dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 38/2021/NĐ-CP do Bộ VH-TT &DL tổ chức chiều 22/9 tại TP.HCM. Nhiều tham luận, ý kiến của các đại biểu tập trung vào việc đưa ra khung xử phạt phù hợp đối với các trường hợp vi phạm cũng như vấn đề Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh - nội dung chính được đề cập trong Luật Điện ảnh sửa đổi. 

Xử phạt điện ảnh cần cởi mở, tránh để dư luận phản ứng

Xung quanh câu chuyện áp dụng hình thức xử phạt phim vi phạm, ông Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết đây là vấn đề quan trọng, cần có sự trao đổi, lấy ý kiến nhiều phía để đảm bảo tính khả thi khi ban hành. 

Hội thảo triển khai Luật Điện ảnh và lấy ý kiến xây dựng dự thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. 

Ông Thanh Liêm dẫn chứng lĩnh vực nghệ thuật gần đây có triển lãm của họa sĩ Bùi Chát vi phạm hành chính bị yêu cầu tiêu hủy tranh. Theo ông, điều này không phù hợp thực tiễn vì tính chất vụ việc không đến mức phải áp dụng hình phạt nặng như trên. 

“Cũng tương tự ở lĩnh vực điện ảnh, nếu một bộ phim không vi phạm thuần phong mỹ tục, khiêu dâm, bạo lực quá mức,… thì không thể áp hình thức tiêu hủy hay thu hồi. Chúng tôi kỳ vọng luật mới khi ban hành về hình thức xử phạt cần có chế tài phù hợp, vừa đảm bảo tính răn đe, vừa phù hợp với từng trường hợp cụ thể”, ông nói. 

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng khung hình phạt trong bộ luật cần được cụ thể hóa, liên tục cập nhật để đảm bảo theo kịp cơ chế thị trường. 

Theo ông Tú, cái khó hiện nay là cơ chế phạt dù đã được áp dụng từ lâu nhưng chưa có nhiều sự linh động. Cụ thể, mức phạt kèm theo những chế tài vẫn còn bất cập. Việc xử lý hành chính một trường hợp vi phạm có thể đúng ở thời điểm này nhưng sau vài năm nữa lại không mang lại hiệu quả tích cực. 

“Tôi lấy ví dụ mức phạt 5-10 triệu cho một lần vi phạm có thể đúng ở thời điểm này nhưng vài năm nữa mức này lại không còn phù hợp. Tương tự là những mức phạt khác cũng cần có sự căn chỉnh phù hợp theo thời điểm, thị trường. Luật phải đi vào đời sống, được thể chế hóa và cần được cập nhật theo thời đại”, ông cho biết. 

Các đại biểu nhìn nhận còn nhiều bất cập trong khung xử phạt điện ảnh. 

Trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng khác với hội họa, việc áp dụng hình thức phạt tiêu hủy hay cấm phát hành một bộ phim vi phạm là điều gần như không thể vì tính chất lan tỏa cộng đồng của tác phẩm điện ảnh. Ông chỉ ra một số dự án dù bị cấm, không được công chiếu trên thị trường hiện vẫn xuất hiện nhan nhản trên các website, diễn đàn phim. Việc này ngay chính phía cơ quan quản lý cũng không thể kiểm soát triệt để. 

“Chúng ta đưa ra dự thảo mới nhưng cũng cần có đường hướng để đảm bảo áp dụng phù hợp, không thể áp dụng cứng nhắc và đồng thời tránh những phản ứng không tốt trong dư luận nếu xử phạt sai mức độ”, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú chia sẻ. 

Quỹ hỗ trợ điện ảnh: Cần chính sách triển khai phù hợp

Tại hội thảo, vấn đề Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh (gọi tắt là Quỹ điện ảnh – PV) cũng được mang ra bàn luận trong bối cảnh Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). 

Câu chuyện Quỹ điện ảnh đã được đề cập trong Luật điện ảnh từ năm 2006. Thế nhưng đến nay vẫn chưa được thành lập vì nhiều nguyên do mà phần nhiều do chưa xác định được nguồn thu ổn định để đảm bảo hoạt động của quỹ. Trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đang được xây dựng, Quỹ này được tiếp tục đề xuất thành lập, kèm theo một nghị định hướng dẫn thực hiện. 

Theo đó, nguồn kinh phí ban đầu từ ngân sách, còn lại là từ trích doanh thu phim chiếu rạp, thuê bao truyền hình trả tiền và quảng cáo phim truyền hình. Dù vậy, đề xuất này một lần nữa lại vấp phải nhiều lo ngại về tính hợp lý cũng như khả thi của Quỹ. 

Theo các đại biểu, Quỹ với sự hỗ trợ nguồn vốn ban đầu từ Nhà nước là điều cần thiết vì điện ảnh là một ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao, khó thu hút đầu tư. Quỹ Điện ảnh cũng được xem là công cụ hiệu quả góp phần giúp nền điện ảnh nước nhà có thể phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 

Bên cạnh sự kỳ vọng, giới làm phim cũng đặt ra những trăn trở khi tham luận với phía lãnh đạo. Trong đó, câu chuyện quản lý nguồn vốn, đầu tư, lựa chọn hỗ trợ và trách nhiệm phát triển dự án vẫn còn bỏ ngỏ. 

Phim 'Em và Trịnh' - tác phẩm điện ảnh đầu tư 50 tỷ đồng, đến từ vốn nhà sản xuất tư nhân. 

Phát biểu tại hội thảo, đạo diễn Phan Đăng Di nêu ý kiến đóng góp trên tinh thần một người làm phim và đồng thời cũng từng nhận được sự hỗ trợ của các quỹ điện ảnh quốc tế với số tiền gần 1 triệu đô la (20 tỷ đồng). 

Anh cho rằng Việt Nam cần có sự trợ giúp mạnh mẽ hơn về mặt chiến lược từ Nhà nước. Việc lựa chọn các tác phẩm hỗ trợ cần minh bạch, rõ ràng và có những tiêu chí cụ thể. Theo Phan Đăng Di, ngoài những tác phẩm phục vụ mục đích chính trị, cần có sự cởi mở với những bộ phim thị trường đáp ứng được yêu cầu để kích cầu thị trường điện ảnh với đa dạng đề tài. 

Phan Đăng Di đề xuất nên tham khảo kinh nghiệm từ các Quỹ điện ảnh thành công trong khu vực và trên thế giới. Nhiều quốc gia đã có chiến lược rõ ràng, thực tế đối với sự phát triển điện ảnh thông qua quỹ. Đây cũng chính là tiềm năng để phát triển kinh tế và văn hóa, đồng thời được xem là “quyền lực mềm” của một đất nước. 

“Qua quan sát cá nhân, tôi thấy các Quỹ nước ngoài hoạt động đơn giản. Những người trong hội đồng thống nhất lựa chọn dự án đảm bảo phù hợp tiêu chí được đưa ra. Cá nhân hay ê-kíp nhận tiền hỗ trợ tất nhiên phải làm tốt với dự án của mình. Điều này còn là tính trách nhiệm, năng lực với cả 2 phía hội đồng duyệt và người được chọn”, anh cho hay. 

Nam đạo diễn cũng nhấn mạnh không nên căng thẳng chuyện ràng buộc, ăn thua hay lo lắng làm sao để giải ngân, kiểm soát trong quá trình vận hành quỹ. Việc tin tưởng, hiểu và lựa chọn đúng từ cơ quan quản lý sẽ góp phần giúp các nhà làm phim có điều kiện, động lực để đi xa và phát triển hơn với dự án của mình. 

Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện Ảnh TP.HCM cho rằng Quỹ hỗ trợ điện ảnh ra đời sẽ tạo ra đòn bẩy, điều mà giới làm nghề, đặc biệt là những nhà làm phim trẻ đặt kỳ vọng. Tuy nhiên, bà Thúy cũng tỏ ra băn khoăn với quá trình thực hiện bởi theo bà điện ảnh có đặc thù riêng, không giống với những ngành nghề khác. Điều này cần có sự thống nhất ngay từ đầu về cách triển khai, vận hành để tránh những mâu thuẫn phát sinh sau này. “Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, vấn đề mấu chốt là phải được vận hành chuẩn xác, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của giới làm phim”, bà Thúy chia sẻ. 

Quy định kiểm duyệt cảnh nóng phim Việt chưa rõ ràngCác đạo diễn, nhà làm phim lẫn giới chuyên môn đặt nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh những quy định về cảnh tình dục, khỏa thân được phân loại và dán nhãn theo độ tuổi.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • 5 dịch vụ sửa chữa camera Đà Nẵng nhanh, chuyên nghiệp, giá rẻ
  • Cơ hội ‘vàng’ để sở hữu căn hộ cao cấp The Beverly
  • Đất biệt thự 'biến' thành nhà hàng: TP 'không xác định được thời gian vi phạm'?
  • Điểm nhấn kiến trúc của phố Hàn phía đông Hà Nội
  • Vắcxin của hãng dược Mỹ Novavax tạo ra nhiều kháng thể chống lại COVID
  • Vinhomes Royal Island: phân khu Quý Tộc hấp dẫn gia đình trẻ
  • Xu hướng chọn trường học cho con trước khi chọn nhà
  • Những đồ dùng quen thuộc ở ban công tiềm ẩn nguy hiểm không ngờ 
推荐内容
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng
  • Doanh nghiệp sẽ tháo dỡ công trình vi phạm của tòa nhà sân golf Đồi Cù Đà Lạt
  • Hà Nội bồi thường đất nông nghiệp giá 252.000 đồng/m2 tấp nập đấu giá đất nền
  • Cú hích tăng tốc làn sóng chuyển cư về Vinhomes Ocean Park 2
  • Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nhờ du lịch mở cửa trở lại
  • Loạt dự án của Tập đoàn Phúc Sơn, Lạc Hồng… chậm tiến độ ở Vĩnh Phúc