【thứ hạng của vejle】Nghiên cứu kỹ lộ trình áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia theo phương pháp hỗn hợp
Thời điểm tốt để Việt Nam áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo vệ sức khỏe người dân |
Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt phải cân đối 3 mục tiêu
Theêncứukỹlộtrìnhápthuếtiêuthụđặcbiệtvớirượubiatheophươngpháphỗnhợthứ hạng của vejleo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Phương Mai, từ năm 2008 đến nay, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) qua 4 lần được sửa đổi, bổ sung đã đi vào cuộc sống và tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những kết quả tích cực, chính sách thuế TTĐB cũng còn một số hạn chế như: Đối tượng chịu thuế còn hẹp so với thông lệ quốc tế. Một số quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, mô tả mặt hàng tại biểu thuế chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến vướng mắc trong thực hiện. Cùng với đó, thuế suất thuế với một số mặt hàng ảnh hưởng đến sức khoẻ và xã hội chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng… Do đó, việc sửa đổi luật là cần thiết.
Cuộc tọa đàm diễn ra chiều 17/12 |
Khẳng định việc sửa đổi Luật Thuế TTĐB có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hiện nay, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, quá trình sửa luật phải cân đối cả ba khía cạnh: sức khỏe của nhân dân và cộng đồng; thu ngân sách nhà nước và tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi ổn định và phát triển tốt hơn.
Tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật trong tháng 7/2023, Chính phủ đã cơ bản thống nhất với 7 nhóm chính sách khi xây dựng Luật TTĐB (sửa đổi). Đó là hoàn thiện các quy định về: đối tượng chịu thuế TTĐB; đối tượng không chịu thuế TTĐB; căn cứ tính thuế; giá tính thuế; thuế suất; hoàn thuế TTĐB và hoàn thiện quy định về điều khoản thi hành.
Theo TS. Đặng Thị Thu Hoài - Trưởng ban Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM): “Cải cách chính sách thuế phải đặt trong tiến trình phát triển của đất nước và nền kinh tế. Khi thu nhập, hành vi tiêu dùng của người dân và năng lực của bộ máy đã có rất nhiều thay đổi, nói cách khác là điều kiện hiện nay thay đổi, thì cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TTĐB”. |
Đặc biệt, nghị quyết đã nêu rõ việc phải xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp (thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối) đối với rượu, bia, theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế; xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế TTĐB, góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Hiện nay, thuế TTĐB với rượu, bia ở Việt Nam đang áp dụng theo phương pháp tính thuế tương đối (theo tỷ lệ % trên giá sản phẩm). Khi áp dụng thuế tương đối, sản phẩm có giá càng cao thì số tiền thuế càng cao. Ngược lại, sản phẩm rượu, bia có giá càng rẻ thì tiền thuế càng ít. Với thuế tuyệt đối, mức thuế là như nhau dù các sản phẩm có mức giá khác nhau. Mỗi cách tính có những ưu, nhược điểm khác nhau.
Trong đó, phương pháp tính thuế tuyệt đối được cho là hỗ trợ tốt hơn mục tiêu hạn chế tiêu thụ rượu bia, hạn chế tiêu dùng những sản phẩm chất lượng thấp, có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp tính thuế này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở phân khúc sản phẩm bình dân, giá thấp.
Thay đổi phương pháp tính thuế cần có điều kiện, lộ trình phù hợp
Nêu ý kiến về vấn đề này, bà Đặng Ngọc Hương - đại diện Tiểu ban Rượu vang và rượu mạnh, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), cho rằng trước đây phương pháp thuế tương đối là phù hợp với Việt Nam, vì ưu điểm là tự động điều chỉnh theo lạm phát, giảm thiểu việc điều chỉnh thuế thường xuyên, thuận lợi cho việc thu và quản lý thuế. Tuy nhiên, thuế tương đối không mang lại hiệu quả mong muốn trong việc giảm tiêu thụ sản phẩm và có thể hướng người tiêu dùng đến việc tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp, bất hợp pháp. Lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam vẫn tăng lên hàng năm và quá nửa trong số đó là phi chính thức, bà Hương dẫn số liệu cho hay.
Để đáp ứng mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bà Đặng Ngọc Hương cho rằng phương pháp thuế tuyệt đối mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, với điều kiện của Việt Nam thì chưa nên áp dụng vì có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa. Do đó, mô hình thuế hỗn hợp sẽ là khả thi, hợp lý trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.
Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, mô hình thuế hỗn hợp tức là kết hợp giữa thuế tương đối và thuế tuyệt đối. Đây là mô hình đang được ngày càng nhiều các quốc gia áp dụng. Hiện Bộ Tài chính đã đề xuất và Chính phủ đã nhất trí theo phương án này. Điều quan trọng tới đây là nghiên cứu, cụ thể hóa các mức thuế suất tương đối và tuyệt đối sao cho phù hợp với các mục tiêu đặt ra, đồng thời có lộ trình cho doanh nghiệp chuẩn bị.
Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc |
Từ kinh nghiệm 50 năm làm việc trong lĩnh vực thuế, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Nguyễn Thị Cúc khẳng định xu hướng áp dụng thuế hỗn hợp là rõ ràng, song khi chuyển đổi là có điều kiện, lộ trình phù hợp.
“Tôi lo là doanh nghiệp sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nếu ta tăng ngay mà không công bố. Ta không thể vì hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam mà không áp dụng, nhưng nên có lộ trình, từ năm nào đến năm nào, để doanh nghiệp cân nhắc, sắp xếp lại nhãn hàng, đảm bảo sản xuất ổn định” - bà Cúc nói.
Nhấn mạnh kinh nghiệm thế giới là rất quan trọng, tuy nhiên bà Nguyễn Thị Cúc lưu ý mỗi nước sẽ lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu tiêu dùng, điều kiện kinh tế, phong tục thói quen của nước mình. Khi áp dụng với Việt Nam, cần lựa chọn một mô hình phù hợp và phải đảm bảo thống nhất chứ không thể “nhặt ở nước này một khúc, nước kia một khúc” để áp vào.
Ngay ở trong nước, giữa các cơ quan như Bộ Công thương, Bộ Y tế… cũng đã có các ý kiến khác nhau. Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế đề nghị phải tính toán kỹ lưỡng, làm sao hài hòa các quan điểm./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mẹ chồng hay nói xấu người khác
- ·Bình Định:Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng
- ·Mua bán mỗi lượng, ‘nhà vàng’ đang lời hơn 1 triệu?
- ·Lâm Đồng sẽ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Bảo Lộc
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản
- ·Tương lai khó đoán định của giá vàng
- ·Bộ sưu tập độc đáo của một cựu chiến binh
- ·Xúc động hình ảnh cô giáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khóc tiễn biệt người học trò ưu tú
- ·DN phải báo cáo thưởng Tết trước 20/12
- ·Tiền kỹ thuật số có thực sự là tiền?
- ·Tổng hợp bài dự thi “Tình yêu không tuổi” 10 ngày cuối 2/2012
- ·Kỹ sư, công nhân thi công xuyên ngày lễ trên công trình Sân bay Long Thành
- ·Bao phủ nợ xấu giảm tại ngân hàng
- ·Ra mắt mô hình công viên thiện nguyện “Trao yêu thương
- ·Những khách sạn 5 sao TP.HCM nổi tiếng trên Traveloka
- ·“Bữa ăn 0 đồng” mang niềm vui đến với người khó khăn
- ·Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Việt Nam Quốc Tự
- ·Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ
- ·Long An có 32 khu công nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư
- ·Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống