【kqbd v league 1】Ăn thịt heo sử dụng chất tạo nạc nguy hại thế nào?
Người chăn nuôi đang lạm dụng chất tạo nạc cho heo
Sử dụng chất cấm tràn lan
Ngay sau vụ việc 14 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai bị Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, phát hiện vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh đã kiểm tra các cơ sở giết mổ. Trong 222 mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện có 31 mẫu dương tính với chất cấm, trong đó có 20 mẫu được cho là có nguồn gốc từ Đồng Nai.
Trước đó, trong lần kiểm tra đợt đầu (sáu tháng đầu năm 2015), Chi cục Thú ý tỉnh cũng đã phát hiện hai trang trại ở huyện Vĩnh Cửu và một trang trại ở huyện Trảng Bom sử dụng chất tạo nạc có chứa salbutamol để nuôi heo.
Mặc dù trong thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai tăng cường kiểm tra và xử phạt nhưng tình trạng sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo không giảm mà còn gia tăng, phức tạp hơn.
Để tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra 98 trang trại và đã phát hiện 17 trường hợp vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Cơ quan này đã xử phạt mỗi trường hợp vi phạm 15 triệu đồng và giữ heo từ 3 đến 10 ngày để lấy mẫu xét nghiệm lần 2.
Khi được cho ăn chất tạo nạc, heo chỉ nằm và ngủ. Heo sử dụng chất tạo nạc nhìn đẹp hơn so với heo thường, thương lái thích mua hơn nên bán được giá cao hơn 2% so với heo thường. Nhiều chủ trang trại heo tại xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai hết sức lo lắng cho đàn heo sắp đến ngày xuất chuồng, khi có thông tin các cơ quan chức năng vừa phát hiện, xử phạt một số trang trại chăn nuôi của Đồng Nai có sử dụng chất beta-agonist trong chăn nuôi heo đã làm cho sức mua trên thị trường giảm rõ rệt.
Người tiêu dùng lo lắng trước thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo ở Đồng Nai
Chất tạo nạc trong thịt lợn có thể gây chết người
Vì lợi nhuận kinh doanh, không nghĩ đến sự nguy hiểm sức khỏe của người tiêu dùng mà nhiều hộ chăn nuôi sử dụng loại chất này trong nuôi các loại lợn nhằm kiếm thêm lời.
Theo Theo PGS.TS Lã Văn Kính – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, thức ăn tạo nạc cho heo mà cơ quan chức năng phát hiện vừa qua, chủ yếu là chất Beta-Agonist, bao gồm các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ Catechiolamines, đây là một loại kích thích giao cảm được sử dụng cho những bệnh nhân có bệnh đường hô hấp mãn tính như hen phế quản, vì thuốc có tác dụng chống sung huyết và làm giãn phế quản (giãn nở các đường dẫn khí trong phổi).
Khi heo ăn vào chất sẽ chuyển đổi khá nhanh làm giảm mỡ, mông nở, đùi to, tăng thịt nạc, màu sắc thịt đỏ hơn. Tuy nhiên, nếu con người ăn thịt có chứa khối lượng lớn Beta-Agonist sẽ có triệu chứng tăng nhịp tim, giãn động mạch vành, giãn cơ cuống phổi, hồi hộp, lo lắng và các ảnh hưởng về trao đổi chất.
"Chất trên đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tim mạch, nhất là những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và bệnh mạch vành, có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong. loạn nhịp tim và bệnh mạch vành, có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong", PGS.TS Lã Văn Kính cho biết.
Ngoài ra, chất Clenbuterol, Salbutamol tồn dư trong thịt lợn sẽ vào cơ thể người tiêu dùng, gây ra ung thư, nhược cơ, tổn hại hệ thần kinh. Clenbuterol khá bền với nhiệt độ, chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 172 độ C, nên khi nấu thông thường khó có thể loại bỏ hết độc tính của clenbuterol. Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, Clenbuterol gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, nếu người dân ăn thịt lợn có tồn dư kháng sinh cơ thể sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Việc này dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc nên gây khó khăn trong công tác điều trị phòng chống bệnh tật.
'Hóa phép' thịt heo nái thành đủ loại thịt hạng sang
(责任编辑:World Cup)
- ·Vụ xây lụi 100 căn biệt thư: Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM nhận trách nhiệm
- ·Xem xét cho học sinh đi học trở lại đầu tháng 3
- ·3 bệnh nhân nhiễm nCoV được xuất viện
- ·Ngành Y tế tỉnh Hậu Giang: Đạt trên 100% chỉ tiêu khám, chữa bệnh
- ·Hậu cổ phần hóa: Chuyên gia kinh tế băn khoăn DNNN vẫn chưa 'bứt phá'
- ·Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ y tế
- ·Thí sinh thi THPT quốc gia trên máy tính dự kiến từ năm 2021
- ·Trao nhiều phần quà cho học sinh khó khăn
- ·Những địa điểm selfie đẹp 'không góc chết' dành cho các cặp đôi tại đảo Jeju, Hàn Quốc
- ·Cậu bé mồ côi cha, ráng học để lo cho mẹ
- ·Vietbuild Hà Nội 2019 lần I: Điểm hẹn của doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng
- ·Trường vùng sâu tạo thương hiệu giáo dục
- ·Chuyện lạ mùa tuyển sinh
- ·Giúp học sinh đam mê, nghiên cứu khoa học
- ·Công ty CP Tập đoàn Trường Tiền bị phạt và truy thu thuế gần nửa tỷ đồng
- ·Vào cuộc Chiến dịch dân số
- ·280 thí sinh trúng tuyển Trường THPT Chuyên Vị Thanh
- ·Tập trung ôn tập và nâng chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Vỏ dừa khô: Tưởng đồ bỏ đi mà nhiều người lại kiếm được tiền triệu
- ·Chăm sóc toàn diện sức khỏe Nhân dân trong thời điểm phòng, chống Covid