【lịch thi đấu nhật bản】Sức sống vọng cổ hài
Trong điệu nhạc vọng cổ, không chỉ có những lời ca mùi mẫn với những chuyện tình lâm ly bi đát làm rơi lệ biết bao người, mà có khi cười ra nước mắt với những lời ca có nội dung hài hước, làm mê mẩn người mộ điệu và được gọi là vọng cổ hài.
Những năm đầu thập niên 1960, soạn giả Viễn Châu đến quán Lệ Liễu ở Thị Nghè (Sài Gòn) tham gia đờn ca. Phát hiện nghệ sĩ Văn Hường có chất giọng riêng, từ làn hơi, bộ nhịp, cho đến kỹ thuật luyến láy, cách phát âm nhả chữ khá điêu luyện, rất phù hợp với vọng cổ hài. “Vua” sáng tác vọng cổ Viễn Châu nhã ý giới thiệu nghệ sĩ Văn Hường ký hợp đồng với hãng dĩa Asia của ông Năm Mạnh và chỉ một đêm sau buổi đầu tri ngộ đó, ông viết xong bản vọng cổ “Đêm tân hôn” có nội dung diễn tả về sự hoan hỉ của đôi vợ chồng trẻ mới hợp hôn, với lời ca vui nhộn và đưa cho nghệ sĩ Văn Hường thể hiện, được đồng nghiệp và công chúng nhiệt liệt hoan nghênh. “Đêm tân hôn” ra đời như một pháo hiệu đầu tiên cho trường phái vọng cổ hài.
Soạn giả - NSND Viễn Châu - cha đẻ “Vọng cổ hài”
“Hề cải lương” khác “hề ca vọng cổ”
Xưa nay, hầu hết các vở cải lương đều có nhân vật hài với nhiệm vụ gây không khí, mang lại tiếng cười cho khán giả. Vì thế, vai trò của nghệ sĩ đóng vai hài rất quan trọng, đòi hỏi họ phải biết diễn xuất và biết thể hiện các bài bản cải lương theo phong cách hài hước. Vào thời vàng son của cải lương, tiếng tăm và tiền cát-sê của một số nghệ sĩ hài như: Tư Rọm, Hề Minh, Văn Hường, Hề Sa… không thua kém đào - kép chánh. Nếu sân khấu cải lương cần có vai hài, thì bài vọng cổ cũng cần có những giọng ca hài. Với hề cải lương chỉ tập trung vào diễn, còn với vọng cổ hài, người nghệ sĩ tập trung vào yếu tố ca là chính. Nghệ sĩ ca vọng cổ hài đòi hỏi phải có chất giọng hay, làn hơi khỏe khoắn, phải chắc nhịp, kỹ thuật luyến láy, nhả chữ điêu luyện và phong cách thể hiện phải vui tươi, duyên dáng. Thực tế, có rất nhiều nghệ sĩ thành công khi thể hiện vọng cổ hài, nhưng ấn tượng hơn hết vẫn là nghệ sĩ Văn Hường. Nếu như soạn giả Viễn Châu được báo giới và công chúng tặng cho danh hiệu là “Vua sáng tác vọng cổ”; thì nghệ sĩ Văn Hường được tấn phong là “Vua ca vọng cổ hài” vì ông thể hiện thành công nhiều bài vọng cổ. Thậm chí, ông được giới mộ điệu đặt cho biệt danh là “Tư Ếch” nhờ thể hiện xuất sắc bài vọng cổ hài “Tư Ếch đi Sài Gòn” của soạn giả Viễn Châu.
Đặc trưng vọng cổ hài
Hài là một thể tài trên nhiều loại hình nghệ thuật, thể cách tình huống khá đa dạng. Đặc điểm nổi bật của hài là gây cười bằng thủ pháp nghệ thuật trào lộng. Nhưng ca từ có thể cách hài, mà giọng ca không có tố chất hài, hay dàn nhạc đệm rời rạc, thì tổng thể tác phẩm sẽ không tạo được tiếng cười và ngược lại. Vì thế, bài vọng cổ hài phải là một chỉnh thể, gồm các mối quan hệ của những tố chất hài trực tiếp liên kết với nhau, đó là văn chương, thanh giọng, tiết tấu và nhạc đệm. Ca từ hài phải thuộc loại văn chương biền ngẫu hay văn vần, có hệ thống mốc xích về mặt ngữ âm, vần điệu. Nếu ca từ gút mắc không suông theo vần điệu thì người ca sẽ bị cưỡng âm, gây khó khăn cho việc diễn đạt cái hài trong mọi tình huống.
Điều kiện viết vọng cổ hài
Viết lời vọng cổ thật ra không khó, nhưng viết lời cho vọng cổ hài thì thật sự khó khăn. Nếu như người viết chỉ cần giữ đúng lề lối, khuôn phép thì có thể sáng tác được bài ca vọng cổ thuần túy; nhưng với vọng cổ hài, muốn viết hay và có tính hấp dẫn quả là không dễ dàng tí nào. Điều kiện để sáng tác vọng cổ hài đòi người viết phải có cái nhìn sự việc thật thấu đáo và biết sử dụng ngôn từ hài hước. Nghĩa là người viết phải nhìn ra được khía cạnh có thể châm biếm, chọc cười người nghe, những hủ tục cần đả phá và phải dùng lời văn châm biếm nhẹ nhàng, duyên dáng, gây cười, khiến cho người nghe dù là kẻ bị châm biếm cũng không phật lòng, còn công chúng thì tán thành lối châm biếm đó vì tác giả đã nói thay lời của họ.
Có lẽ từ xưa đến nay, giới thưởng ngoạn nhạc tài tử - cải lương ắt hẳn không thể nào quên vọng cổ hài. Vì điệu cổ nhạc độc đáo này đã góp phần tạo thêm sự phong phú cho nhạc mục tài tử - cải lương và đồng thời, giới thiệu với công chúng nhiều giọng ca hài được mọi người mến mộ. Với tính độc đáo và chất “khôi hài”, ắt hẳn vọng cổ hài sẽ có sức sống bền bỉ với thời gian, mãi là điệu cổ nhạc Nam bộ được nhiều người ưa chuộng.
Thạc sĩ PHẠM THÁI BÌNH
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Nâng tầm trải nghiệm khách hàng với dịch vụ điện trực tuyến của EVNHANOI
- ·Agribank đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia
- ·MobiFone khai phá không gian mới để thành Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Triển khai dịch vụ Định danh và xác thực điện tử qua VneID trên App TPBank
- ·Lan tỏa thông điệp, nhận thức về chuyển đổi số tại Cà Mau
- ·TSMC bỏ xa Trung Quốc tới 10 năm nhờ tiến trình 2 nm
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Khai mạc ngày hội khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Dàn mentor ‘nghìn tỷ’ ươm mầm thế hệ lãnh đạo trẻ sáng tạo
- ·mobiEdu được vinh danh là sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu 2024
- ·Cách sử dụng hiệu ứng TikTok để tối ưu bài viết SEO
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Điện thoại công nghệ 2G sẽ bị 'vô hiệu hóa' từ 16/10
- ·MobiFone ký hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- ·Phần mềm Samsung đang ‘sao chép’ iPhone thế nào?
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Đà Nẵng có tốc độ intenet di động nhanh gấp đôi Hà Nội