【estoril là gì】Địa phương chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ người dân
Ý kiến trên được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đưa ra tại hội nghị trực tuyến triển khai và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức mới đây.
Cần có hướng dẫn cụ thể hơn
Ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, thống kê sơ bộ Hà Nội có trên 1,4 triệu người dân cần hỗ trợ với kinh phí trên 3.000 tỷ đồng. Trong đó nhóm người nghèo, người có công là trên 414.000 người dự kiến nhận 505 tỷ đồng và 1,063 triệu lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, dự kiến sẽ nhận 3.023 tỷ đồng. Đối với nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo, sẽ chi trả hỗ trợ trước tháng 4; các đối tượng còn lại sẽ thống kê và chi trả trong thời gian sớm nhất.
Trong quá trình triển khai rà soát đối tượng, ông Quý cho biết có một số vướng mắc cần được hướng dẫn cụ thể hơn.
Đơn cử như đối với đối tượng tạm hoãn hợp đồng lao động, theo quy định, một trong các điều kiện để người lao động được hưởng hỗ trợ là làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu.
Tuy nhiên, qua khảo sát, một số doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thỏa thuận với một bộ phận lao động tạm nghỉ việc không hưởng lương, nhưng vẫn duy trì một bộ phận sản xuất kinh doanh, vẫn còn doanh thu nhưng thực sự không đủ điều kiện hỗ trợ cho người lao động. Vậy, những người lao động nghỉ trong trường hợp như thế này có đủ điều kiện hưởng theo nghị quyết 42 hay không...
Về thẩm quyền phê duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách, theo quy định thì UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt, tuy nhiên một số đối tượng số lượng nhiều, do vậy để giảm thủ tục hành chính, TP. Hà Nội đề nghị ủy quyền cho cấp quận, huyện, thị xã thẩm định phê duyệt.
Ông Bùi Đình Long- Phó Chủ tịch UBND Nghệ An cũng nhận định, khó xác định lao động tự do đạt tiêu chí như thế nào thì mới được nhận hỗ trợ. Tỉnh coi đây là việc rất dễ bị trục lợi nên đã hướng dẫn cụ thể xuống các xã. Tỉnh đề nghị các bộ hướng dẫn chi tiết hơn nữa. Ông Long cũng cho biết, Nghệ An có gần 700.000 người cần hỗ trợ 750 tỷ đồng, việc chi trả một nửa số tiền này là rất lớn với tỉnh.
Ông Nguyễn Văn An- Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đà Nẵng cho rằng, lao động tự do được yêu cầu chứng minh thu nhập thấp song không quy định mức nào là thấp nên khó giám sát.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ lập đường dây nóng, lập trang điện tử để giải đáp chính sách
Trước các ý kiến của các địa phương như Hà Nội và Nghệ An đề nghị được trung ương hỗ trợ thêm kinh phí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, trước hết Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thực hiện theo đúng Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, theo Nghị quyết 42, địa phương chủ động sử dụng nguồn lực hiện có của địa phương để thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ Tài chính để tổng hợp. Khi sử dụng nguồn lực của địa phương, theo quy định tại Nghị quyết 42, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng của ngân sách địa phương bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết 42.
“Trước mắt đề nghị các địa phương thực hiện theo đúng Nghị quyết 42, chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ ngay cho kịp thời. Các địa phương tổng hợp, báo cáo về Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, trong đó báo cáo rõ nguồn lực theo Nghị quyết 42. Trường hợp địa phương gặp khó khăn về nguồn lực thì báo cáo ngay để Bộ Tài chính có phương án giải quyết kịp thời, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ”- Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, sau hội nghị, các bộ sẽ tiếp tục có thông tư hướng dẫn theo thẩm quyền để các địa phương thực hiện. Bộ LĐ-TB&XH sẽ lập đường dây nóng, lập trang điện tử để giải đáp chính sách. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh phải chịu trách nhiệm với Chính phủ, HĐND về việc xác định đúng đối tượng nên việc ủy quyền cấp dưới phê duyệt hay không do lãnh đạo tỉnh tự quyết.
Giải thích thêm về mức chuẩn nghèo áp dụng trong Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng đã quy định mức chuẩn nghèo cao hơn mức chuẩn nghèo tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg. Bởi vậy trong thực hiện Quyết định 15, thì 4 địa phương trên có thể áp dụng mức chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo chung của cả nước./.
Bùi Tư
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đã hứa cho đất giờ bà lại nuốt lời
- ·Vợ tôi chỉ giỏi xin lỗi, sau lưng vẫn phạm lỗi với chồng
- ·'Bình luận bậy bạ' trên facebook xử lý thế nào?
- ·Hàng xóm giàu bất thường nhờ ghi... lô đề
- ·Mẹ mất ăn mất ngủ lo cứu con ung thư 11 tháng tuổi
- ·Vợ chồng ly hôn: tiền bố mẹ bên nào cho, người ấy giữ?
- ·Chưa trả nợ mua đất xong mà chồng đã qua đời
- ·Mẹ ứa nước mắt nhìn con bệnh nặng
- ·Hôm nay con khỏe tôi mừng lắm
- ·Cha ung thư mẹ khờ hai đứa trẻ nheo nhóc
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 10/2014
- ·Giữ được chân cho bệnh nhân: Cần tiền và thời gian
- ·Cha bệnh, chị bệnh, em nguy cơ bỏ học
- ·Hoàng hôn Phú Quốc
- ·Kẻ thủ ác có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- ·Tiếp tục lưu thông khi không có giấy tờ, người đi xe máy dễ bị xử phạt
- ·Con bệnh nặng: Cha mẹ không tiền, không việc
- ·Thế chấp đất để vay tiền nhưng... không chịu trả nợ
- ·Trao tiền bạn đọc ủng hộ đến hai bé bị bại não
- ·Anh hứa bỏ vợ 15 năm rồi