【kèo nhà cái com 88 trực tiếp】Doanh nghiệp cần tín dụng tốt để phát triển công nghệ
Ông có thể cho biết những nét cơ bản về tình hình phát triển của sản phẩm CNHT Việt Nam hiện nay?ệpcầntíndụngtốtđểpháttriểncôngnghệkèo nhà cái com 88 trực tiếp
Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chia làm 3 nhóm: nhóm sản xuất linh kiện phụ tùng (cho cơ khí, điện – điện tử, nhựa, cao su), nhóm CNHT cho dệt may - da giày và nhóm linh kiện phụ tùng cho ngành công nghệ cao.
Hiện nay nhóm linh kiện phụ tùng cơ khí cho ngành sản xuất xe máy đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, từ 85-90%; ngành ô tô đạt 10-40%, tùy chủng loại xe. Trong lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử phục vụ cho điện tử gia dụng chúng ta làm được nhiều, nhưng phục vụ cho các thiết bị điện tử viễn thông thì ít hơn. Đối với linh kiện nhựa, cao su, dù sản phẩm không nhiều nhưng khá phức tạp. Hiện nay, phần nhựa đối với sản xuất xe máy chúng ta làm được gần hết, nhưng cao su thì chưa. Trong sản xuất ô tô, Việt Nam có thể làm được phần cốp sau, gương, trần xe, nhưng giá trị không đáng kể so với các phụ tùng khác trong ô tô.
Đối với sản phẩm CNHT cho ngành dệt may, ở khâu vải, gần như 100% DN dệt may phải NK để sản xuất. Trong đó hơn 30% DN phải NK 100% vải, hơn 60% DN NK từ 50% trở lên do Việt Nam dệt được vải nhưng không nhuộm và hoàn tất được nên phải XK vải mộc và NK vải thành phẩm. Bên cạnh đó, việc sản xuất linh kiện phục vụ cho các ngành công nghệ cao là rất khó khăn đối với các DN Việt, mới chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu.
Sản phẩm CNHT Việt Nam dù đã đạt được những kết quả nhất định song được đánh giá là vẫn còn yếu khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo ông, đâu là lý do chính?
Vấn đề này liên quan đến câu chuyện Việt Nam không làm được cái ốc vít đã từng gây xôn xao dư luận trước đây. Nói thế là chưa hoàn toàn đúng, vấn đề ở chỗ tại sao không làm được?
Trước hết là về công nghệ, đây là cái kém nhất của CNHT Việt Nam, cũng là cái khó khắc phục nhất. Vì không có công nghệ thì không thể sản xuất được, trong khi đó vấn đề mấu chốt để có công nghệ là phải có nguồn lực tài chính, nếu không có nguồn lực tài chính thì chỉ có công nghệ thấp kém. Mặt khác, có công nghệ rồi nhưng nhân lực không đủ trình độ, không làm chủ được công nghệ, thì sản phẩm được sản xuất trên công nghệ ấy không thể đạt được tiêu chuẩn. Nhưng ngay cả khi công nghệ tốt, có nhân lực tốt nhưng quản trị không tốt, cụ thể là bố trí sản xuất không tốt, hao phí nhiều thì giá thành sản phẩm sẽ cao.
Quay lại với câu chuyện “ốc vít”, công nghệ, nhân lực của mình đáp ứng được nhưng do quản trị không tốt nên giá thành cao dẫn đến người ta không đặt hàng. Không làm được ở đây là do giá thành cao chứ không phải là do không sản xuất được. Tuy nhiên, vẫn có những DN đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia do họ có công nghệ tốt, nhân lực tốt và cả quản trị tốt.
Tóm lại, mấu chốt của việc nhiều sản phẩm CNHT Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia chính là chất lượng và giá thành, do công nghệ lạc hậu, nhân lực kém, quản lý kém. Chất lượng liên quan đến công nghệ, tay nghề công nhân, giá thành liên quan đến năng lực quản trị, năng suất lao động. Chưa kể, chất lượng tốt bao nhiêu đi chăng nữa thì người ta cũng không mua nếu giá cao.
Theo ông, để sản phẩm CNHT của Việt Nam ngày nâng cao chất lượng, có giá thành hợp lý để cạnh tranh trong quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, cần có những giải pháp gì?
Thực tế các DN FDI có nhu cầu mua các sản phẩm CNHT ngay tại thị trường Việt Nam, thay vì phải NK hoặc đưa các DN từ nước ngoài sang đây đầu tư, nếu sản phẩm CNHT của Việt Nam đáp ứng được.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì sản phẩm CNHT Việt Nam rất khó để đáp ứng. Vừa rồi Samsung đưa ra một bản chào với 50 sản phẩm phụ tùng linh kiện nhưng Việt Nam không tham gia được sản phẩm nào. Vì vậy, tôi cho rằng với một danh mục sản phẩm như thế, chúng ta cần phân làm 3 loại. Sản phẩm nào làm được ngay thì đăng ký, sản phẩm nào xác định không làm được thì loại trừ. Còn lại, sản phẩm nào DN có thể đáp ứng được trong thời gian trung hạn (vì DN đã có công nghệ) thì làm thử bằng cách bàn bạc với nhà đầu tư (khách hàng), thỏa thuận lộ trình sau bao nhiêu năm DN sẽ làm được sản phẩm này.
Lúc này, tùy theo độ khó của sản phẩm Nhà nước phải có hỗ trợ. Nếu DN khó khăn về công nghệ thì Nhà nước cần cho vay, giúp DN có tín dụng tốt để đáp ứng công nghệ. Theo tôi, những gì liên quan đến vốn, công nghệ thì Nhà nước phải hỗ trợ, còn nếu để DN tự bơi thì rất khó, vì DN Việt Nam còn yếu.
Như vậy, giữa nhà đầu tư nước ngoài, DN nội địa và Nhà nước cần ngồi lại với nhau để định ra độ khó của sản phẩm, bao nhiêu lâu để DN đáp ứng được và khi đã đáp ứng được thì nhà đầu tư phải cam kết với Chính phủ sẽ mua sản phẩm của DN trong nước, không được NK sản phẩm nữa.
Để giải bài toán chất lượng sản phẩm CNHT, DN cần có vốn để tiếp cận công nghệ tiên tiến. Vậy bài toán vốn cho công nghệ cần được giải như thế nào, thưa ông?
Hiện nay việc tiếp cận vốn vay ưu đãi của DN gặp nhiều khó khăn. Có hai vấn đề, một là do nguồn lực Nhà nước có hạn nên đưa ra nhiều điều kiện ràng buộc khắt khe. Mặt khác, nhiều DN lợi dụng vay vốn của NH nhưng lại sử dụng trái mục đích, làm mất uy tín của DN.
Như vậy, trong điều kiện nguồn lực tài chính có hạn thì phải thu hẹp diện ưu đãi, ưu đãi phải có trọng điểm. Nhà nước phải xác định ngành nghề nào cần ưu tiên chứ không phải mặt hàng nào, nhóm sản phẩm nào của CNHT cũng được hỗ trợ. Thậm chí, nếu lấy công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử... làm trọng tâm thì cũng cần xác định trọng tâm ưu tiên trong từng giai đoạn đối với mỗi ngành, không phải làm tất cả các loại linh kiện phụ tùng cho ngành và khi đó chỉ có các DN phục vụ cho các lĩnh vực trọng tâm đó vay vốn ưu đãi, không phải lĩnh vực nào muốn vay ưu đãi cũng được. Nếu DN yếu về công nghệ thì đầu tư cho công nghệ, còn nếu có công nghệ rồi mà do quản trị không tốt thì tự DN phải tự đầu tư về khâu ấy.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội: Chúng ta đang hạn chế trong vấn đề CNHT, các DN CNHT trong nước chưa đáp ứng được các vấn đề mà các DN FDI yêu cầu. Để có sản phẩm CNHT tốt thì vấn đề mấu chốt là con người, phải có những nhân sự mang tầm chiến lược để thiết kế, sản xuất ra những sản phẩm tốt. Cần lưu ý là phải cạnh tranh bằng sự khác biệt, mà chỉ có con người mới tạo nên được sự khác biệt. Mặt khác, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm CNHT của mình quá lạc hậu. Tôi đã có điều kiện đi thăm nhiều cơ sở sản xuất, thấy những trang thiết bị máy móc đã dùng hàng chục năm nay. Những sản phẩm chủ lực tính cạnh tranh chưa cao, giá đầu vào chưa rẻ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm CNHT. Để giải bài toán công nghệ, DN nên chọn sản phẩm mang tính cạnh tranh, có sự khác biệt, bền vững. Khâu điều tra nghiên cứu thị trường mình làm chưa tốt nên đầu tư máy móc công nghệ nhưng khi ra đời sản phẩm không tiêu thụ được. DN cũng cần thay đổi tư duy, không nên chạy theo số đông. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các DN thì nguồn lực mới mạnh lên được, trong đó cần có một tập đoàn hoặc DN lớn dẫn đầu. Để có những sản phẩm CNHT mang tính cạnh tranh cao cần rất nhiều chính sách hỗ trợ: cần hỗ trợ đào tạo nhân lực ở nước ngoài, hoặc mời các chuyên gia ở nước ngoài đến Việt Nam để họ kéo công nghệ hiện đại của họ vào Việt Nam. Chúng ta phải đặt ra tiêu chí cụ thể là sản phẩm phải có giá trị cao, từ đó giá trị CNHT mới được nâng lên. Ông Nguyễn Đăng Đại, Giám đốc Kinh doanh Công Ty Cổ phần Prodetech: Sản phẩm của chúng tôi tiêu thụ trong nước và XK sang thị trường chính là các nước Đông Nam Á như Myanmar, Campuchia, Lào để bán lẻ và đặt hàng để lắp ráp các sản phẩm hoàn thiện. Để cạnh tranh với các đối tác như Thái Lan thì DN chỉ thua kém chút ít, vì người ta có sự đầu tư bài bản hơn. Nhưng nếu so với hàng Trung Quốc thì khó đạt bằng, hàng Trung Quốc rẻ hơn nhiều, vì CNHT của Trung Quốc đầy đủ, tiêu chuẩn quản lý của họ không chặt chẽ như của Thái Lan, Malaysia. Nhìn chung các DN Việt Nam rất tâm huyết, làm đến nơi đến chốn nhưng chính sách không ủng hộ nên họ không làm được. Hiện nay chúng tôi và một số DN khác muốn mở rộng sản xuất ra nhưng rất khó vì cơ chế không ủng hộ. Hiện nay chúng tôi phải tự giải quyết những khó khăn đó, chứ không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. H.Anh (ghi) |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hơn 25 triệu đồng đến với hai chị em học giỏi hiếu thảo
- ·MU chuyển nhượng Asensio nhờ Jorge Mendes
- ·Giá cả thị trường dao động nhẹ
- ·22 đơn vị tham gia Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Đất nước anh hùng ca”
- ·Tổng Bí thư chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng bào, chiến sĩ cả nước
- ·Juan Mata theo chân Pogba, Lingard rời MU sau 8 năm
- ·Thực hiện hơn 3.000 cuộc kiểm tra sau thông quan
- ·Công ty Thương mại Vượng Phúc bị phạt 125 triệu đồng
- ·Người đàn bà cơ cực bị chồng ruồng bỏ vì con mắc bệnh tim
- ·22 đơn vị tham gia Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Đất nước anh hùng ca”
- ·Xin cứu bé 4 tuổi bị bệnh bạch cầu tủy
- ·Chung kết Cúp C1: Chìa khóa chiến thắng Liverpool và Real Madrid
- ·Man City vô địch Premier League: Pep Guardiola viết sử bóng đá Anh
- ·Trao tiếng hát và yêu thương đến bệnh nhân
- ·Xử lí nghiêm người đốt vàng mã nơi công cộng
- ·Ký ức thanh xuân của người lính trẻ
- ·Trao giải và triển lãm 31 tác phẩm ảnh “Góc Ngoại ngữ”
- ·Tin bóng đá 19/5: MU mua Lisandro Martinez, PSG ký Mane
- ·Trao học bổng “Bạn tôi vượt khó đến trường”
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/5