【nhận định berlin】Những giáo viên nào cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2?
Việc xây dựng các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV,ữnggiáoviênnàocầnphảicóchứngchỉngoạingữnhận định berlin số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông là thực hiện triển khai Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo đó, các Thông tư liên tịch nêu trên đã quy định danh mục các chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh nghề nghiệp, đồng thời hướng dẫn việc bổ nhiệm vào hạng và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, phổ thông.
Giáo viên nào cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2? (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành 4 hạng theo cấp độ từ thấp đến cao, gồm: viên chức hạng IV, viên chức hạng III, viên chức hạng II, viên chức hạng I.
Trên cơ sở nghiên cứu chung toàn ngành về nhiệm vụ, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực tế, khả năng thăng tiến nghề nghiệp và định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo trong tương lai, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với Bộ Nội vụ xếp đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông vào 3 hạng với mã số và tên gọi cụ thể như sau:
- Giáo viên Mầm non hạng II: mã số V.07.02.04
- Giáo viên Mầm non hạng III: mã số V.07.02.05
- Giáo viên Mầm non hạng IV: mã số V.07.02.06
- Giáo viên Tiểu học hạng II: mã số V.07.03.07
- Giáo viên Tiểu học hạng III: mã số V.07.03.08
- Giáo viên Tiểu học hạng IV: mã số V.07.03.09
- Giáo viên THCS hạng I: mã số V.07.04.10
- Giáo viên THCS hạng II: mã số V.07.04.11
- Giáo viên THCS hạng III: mã số V.07.04.12
- Giáo viên THPT hạng I: mã số V.07.05.13
- Giáo viên THPT hạng II: mã số V.07.05.14
- Giáo viên THPT hạng III: mã số V.07.05.15
Sau khi các Thông tư liên tịch nêu trên có hiệu lực, tất cả giáo viên hiện đang ở các ngạch giáo viên mầm non, Tiểu học, THCS, THPT đều được chuyển xếp vào các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng và được hưởng chế độ lương (hệ số lương và thời điểm tăng lương) như cũ mà không yêu cầu thêm bất cứ điều kiện nào khác.
Các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông nêu trên đã quy định rõ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng và về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông.
Trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, ngoài tiêu chuẩn về trình độ chuyên ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành giảng dạy còn có các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học theo các quy định mới nhất của Việt Nam.
Cụ thể là chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, chuẩn trình độ tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Ví dụ, theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các trường Tiểu học công lập: để đủ điều kiện nâng lương theo bậc học, giáo viên cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2 (tương đương bậc 2 trong 6 bậc, gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo khung trình độ chung châu Âu).
Quy định nêu trên được áp dụng đối với giáo viên hạng II và III đang giảng dạy trong các trường Tiểu học công lập.
Theo đó, giáo viên hạng II có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngành Tiểu học hoặc Đại học Sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Giáo viên hạng III có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ngành Tiểu học hoặc Cao đẳng Sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Những giáo viên có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ các bậc theo chuẩn hoặc trên chuẩn được miễn thi tin học, ngoại ngữ khi thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tùy thuộc vào việc quy đổi tương đương theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng (nếu có).
Theo Giáo dục Việt Nam
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngược đãi em gái, xử lí thế nào?
- ·Bà Tô Thị Bích Châu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- ·Hà Nội: Cảnh sát 141 vây bắt 57 "quái xế" lạng lách, đánh võng trong đêm
- ·13 lần "tiếp xúc" doanh nghiệp giúp vị cựu thứ trưởng kiếm 21,5 tỷ đồng
- ·Chủ tịch Quốc hội dự phiên họp Ban Chấp hành Đại hội đồng AIPA
- ·Hàng trăm chuyến bay bị hoãn, hủy trong ngày 7/9 vì siêu bão Yagi
- ·Chiếc vali màu tím chứa 4,5 tỷ đồng ở góc nhà cựu GĐ Sở GD
- ·Một loạt chủ cây xăng bị rút giấy phép kinh doanh
- ·Khi người cũ họ hàng với người mới
- ·Sang nhà hàng xóm chơi, bé gái 7 tuổi ở TPHCM bị gã đàn ông xâm hại
- ·Công ty Điện lực Long An triển khai diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024
- ·Em gái ông Trịnh Văn Quyết thay đổi lời khai, gánh tội thay anh trai?
- ·Cảnh sát đột kích vũ trường New MDM ở Hải Phòng
- ·Hai cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk bị tạm giữ
- ·Hôm nay, bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)
- ·Hà Nội kiên quyết thu hồi dự án khu đô thị chậm tiến độ
- ·Loạt học sinh không chuyên vào đội tuyển thi quốc gia của Hà Nội
- ·Công an Hà Nội phá đường dây nhập lậu khí cười hơn 5,2 triệu USD
- ·Mẹ chồng là mẹ của con!
- ·"Siêu lừa" Hà Thành thoát án tù chung thân