【kq.nét】Ở lớp đào tạo nghề cho người mù
Giúp người khiếm thị xóa bỏ mặc cảm,Ởlớpđotạonghềchongườkq.nét hòa nhập cuộc sống, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội... là mục tiêu lớn nhất mà lớp đào tạo nghề nông thôn mong muốn mang đến cho những người mất đi ánh sáng !
Sau vài ngày học nghề, chị Hồ Thị Diễm Thúy đã đan được những chiếc giỏ xách đầu tiên cho mình.
Dùng đôi bàn tay để cảm nhận từng sợi dây, để cảm nhận từng đường nét mà mình đã đan được… là sự khác biệt ở lớp dạy nghề của người khiếm thị. Lớp đào tạo nghề cho người mù đầu tiên của tỉnh đang được thực hiện ở huyện Vị Thủy. Ở lớp này, mỗi học viên đều có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở họ có chung một mong muốn lúc này là học được cái nghề để phụ giúp gia đình và có thể tự nuôi sống bản thân dù bản thân chịu khiếm khuyết. Ông Võ Văn Buôn, học viên ở huyện Vị Thủy, tâm sự: “Do bị mù khi còn rất nhỏ, nên tới giờ tôi chỉ ở nhà chủ yếu giữ nhà cho vợ con đi làm chứ đâu làm được gì, khi nghe mấy chú có tổ chức lớp học nghề tôi cũng đăng ký học. Mong rằng, mình học được cái nghề để cũng phần nào phụ giúp được gia đình”. Sinh ra với cơ thể lành lặn như bao người, nhưng rồi trong một lần bị bệnh khi lên 4 tuổi, ánh sáng đôi mắt của ông Buôn cũng mất đi kể từ đó. Những ngày đầu khi làm quen với bóng tối ông tưởng mình đã không thể vượt qua được, nhưng rồi nhờ sự động viên của mọi người ông đã dần có thể hòa nhập được cuộc sống.
Còn đối với chị Hồ Thị Diễm Thúy, học viên ở huyện Vị Thủy, hạnh phúc đã không mỉm cười với chị khi lên 5 tuổi, trong một lần mổ đục thủy tinh thể, ánh sáng đôi mắt của chị chỉ còn là những đốm sáng rất mờ. Nhưng với quyết tâm không để mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội chị đã mạnh dạn theo học các lớp dạy chữ, dạy nghề dành cho người khiếm thị… Chị Thúy chia sẻ: “Qua mấy ngày học giờ tôi đã thắt được giỏ xách rồi, mừng lắm. Nếu người sáng mắt học nhanh, thì người mù chúng tôi chịu khó cố gắng cũng sẽ học được thôi. Do không nhìn thấy, nên người mù chúng tôi chủ yếu dùng tay để sờ là chính”. Hiện mắt chị Thúy vẫn còn nhìn thấy được 19%, dù khó khăn là vậy nhưng chị vẫn luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng vươn lên. Chị cũng đã từng xin theo học lớp dạy đan lục bình ở địa phương. Quyết tâm đó đã khiến nhiều người khâm phục.
Cũng là một trong những học viên kém may mắn theo học tại lớp dạy nghề, bà Trần Thị Kim Hai, học viên ở huyện Long Mỹ, đã không cầm được nước mắt khi chia sẻ về cuộc đời mình. Cách đây 5 năm, đôi mắt của bà bị nhức và rồi ánh sáng mất dần từ đó. Bất hạnh hơn khi người chồng những tưởng sẽ cùng bà đi đến cuối cuộc đời, cũng đã cất bước ra đi. Bà Kim Hai nói: “Hiện tại, tôi đang sống một mình nhờ số tiền được trợ cấp hàng tháng thôi, được mấy chú ở hội vận động đi học để có cái nghề tự nuôi sống mình tôi cũng gắng theo học. Mấy bữa đầu đan không được, thắt sai hoài, làm xong phải tháo ra làm lại, nên tôi cũng nản lắm. Nhưng nhờ mọi người hướng dẫn, động viên tôi cũng thắt được giỏ xách rồi, tuy chưa đẹp lắm!”. Do sống một mình nên sinh hoạt hàng ngày nếu không tự làm được bà Kim Hai đều phải nhờ bà con xung quanh làm giúp. Với cái nghề này, ai cũng mong người phụ nữ kém may mắn này có được cuộc sống ổn định hơn.
Cô Lê Thị Ngọc Hai, giáo viên của lớp đào tạo nghề nông thôn cho người mù, tâm sự: “So với người bình thường thì ở lớp này mình chủ yếu dạy thực hành để mọi người học được nghề. Do người học không nhìn thấy mà chủ yếu chỉ sờ bằng tay để cảm nhận là chính, nên mình phải cầm tay chỉ việc cho từng người, bởi vậy mất nhiều thời gian. Khó khăn là vậy, nhưng hiện một số học viên đã đan được các sản phẩm hoàn chỉnh rồi, thấy họ vui mình cũng mừng lắm!”. Đan giỏ xách bằng dây ni-lông khâu khó nhất là làm phần đáy giỏ và cách kéo dây sao cho giỏ xách được đều, thẳng và đẹp. Vì vậy, giáo viên giảng dạy lớp này, đã tập trung giảng dạy nhiều để học viên nắm vững các kỹ thuật và những phần thắt quan trọng nhất để làm nên chiếc giỏ là chính.
Là lớp đào tạo nghề cho người mù đầu tiên của tỉnh, nên ngoài các chính sách hỗ trợ, địa phương nơi đang đặt lớp học cũng hết sức quan tâm. Ông Lý Văn Chi, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho hay: “Đối với lớp đào tạo nghề này, chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi để kịp thời hỗ trợ cho lớp học. Theo tôi, đây không chỉ là lớp học nghề mà còn là nơi tạo điều kiện để người khiếm thị được hòa nhập vào xã hội”.
Đào tạo nghề cho người mù là việc làm vô cùng thiết thực và mang nhiều ý nghĩa. Qua đây, đã góp phần mở ra hy vọng về một cuộc sống ổn định cho người khiếm thị.
Toàn tỉnh hiện có 1.652 người mù trong đó, 859 người mù là nữ và 793 người mù là nam. Số hội viên nghèo có 228 người và thuộc hộ cận nghèo là 174 người. Vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy đã phối hợp với Hội Người mù tỉnh, Trung tâm Khiếm thị Nhật Hồng và Hợp tác xã Thanh Tú (huyện Vị Thủy) mở lớp đào tạo nghề nông thôn cho người mù, với nghề đan giỏ xách bằng dây ni-lông. Đây là lớp dạy nghề đầu tiên được mở dành cho người mù trong tỉnh. |
Bài, ảnh: AN NHIÊN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Kinh nghiệm du lịch Huế mới năm 2023 từ DANAGO
- ·Nhà lãnh đạo Kim Jong
- ·"MH370 được giấu ở Bắc Pakistan, giống như Bin Laden"
- ·Đánh bom ở Thái Lan, hơn 30 người bị thương
- ·Tình cũ bỏ đi lấy chồng…giờ lại muốn hàn gắn
- ·Cuồng sát ở trường học Mỹ làm 20 học sinh bị thương
- ·Nhật tăng hình phạt với người làm rò rỉ bí mật quốc gia
- ·Máy bay chở 181 hành khách hạ cánh khẩn cấp tại Mỹ
- ·Giá vàng hôm nay 4/10: Vàng nhẫn đắt hơn vàng miếng SJC nửa triệu đồng
- ·Biểu tình lớn chưa từng có, Thái Lan giải tán hạ viện
- ·Bút chiến giữa thời bình (Bài 2)
- ·Gần 250 người thương vong do động đất tại Pakistan
- ·Nhóm thanh sát viên Liên hợp quốc sớm đến Syria
- ·Giới học giả đề nghị ghi đồng thời tên các vùng biển
- ·Gỗ Phương Đông
- ·Mỹ muốn bán công nghệ hạt nhân cho Việt Nam?
- ·Các ngoại trưởng ASEAN kêu gọi tự kiềm chế ở biển Đông
- ·Nga hối quốc tế hỗ trợ Syria tiêu hủy vũ khí hóa học
- ·Bạn đọc chê cách ứng xử của chị Thanh
- ·Chiến dịch biểu tình "đóng cửa Bangkok" bất ngờ kết thúc