【ket qua koln】Bắt đầu từ mỗi trẻ được sinh ra
Bên cạnh việc duy trì mức sinh hợp lý,ắtđầutừmỗitrẻđượket qua koln những năm qua công tác dân số của tỉnh đã có hướng đi mới là tập trung vào các giải pháp nâng cao chất lượng dân số. Nhân Ngày Dân số thế giới, xin điểm lại những cách làm, mô hình hay của Hậu Giang trong thực hiện nâng cao chất lượng dân số...
Cộng tác viên dân số Trần Thị Trầm (phải), ở ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, thăm hỏi kết quả sàng lọc sơ sinh của người dân trong ấp.
Giúp dân hiểu thế nào là “sàng lọc”
Nhìn lại hơn 4 năm triển khai thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh, đã cho thấy một bước tiến khá dài. Thời gian đầu, các cụm từ “sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh” còn khá xa lạ không chỉ với người dân, mà còn mờ nhạt trong hiểu biết của cộng tác viên dân số, đến nay cộng đồng đã có sự hiểu biết nhất định về các mô hình này.
Theo nhận định của ông Phan Thế Song, cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Trạm Y tế xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ: “Người dân sinh sống trên địa bàn xã đã có ý thức khá tốt về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch và cả việc chăm lo cho sức khỏe của con từ trong bụng mẹ. Hầu hết thai phụ đều thực hiện sàng lọc trước sinh khi mang thai. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh cũng ước đạt 80%. Trong Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số năm 2016, có 31 thai phụ được quản lý thì cả 31 chị đều có sàng lọc trước sinh. Trong 6 tháng đầu năm, ở xã có 84 trẻ sinh ra còn sống, thì có 72 trẻ được sàng lọc sơ sinh. Tỷ lệ này đã là rất cao so với những năm đầu mới triển khai”.
Không chỉ ở đô thị, những địa bàn vùng sâu, vùng khó khăn cũng đã tiếp cận được thông tin. Ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, là ấp đặc biệt khó khăn, nhưng rất nhiều thai phụ đã chấp nhận thực hiện sàng lọc trước sinh và con của họ được sàng lọc sơ sinh. Chị Phan Thị Thanh Thoảng kể: “Con gái tôi đã gần 3 tháng tuổi, cháu được sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Nhờ vậy, tôi an tâm vì con mình khỏe mạnh”. Còn chị Thị Hận, có thai đã 5 tháng, cho biết: “Tôi được cộng tác viên ấp vận động và bác sĩ cũng tư vấn nên chấp nhận sàng lọc bệnh cho con của mình trong bụng. Bác sĩ cho biết thai phát triển bình thường, tôi thấy mừng lắm. Sau này, khi sinh con, tôi cũng sẽ thực hiện sàng lọc sơ sinh để tầm soát bệnh cho con”.
Nhận thức người dân giờ đã tiến bộ nhiều hơn trước, nên công tác vận động, tuyên truyền cũng khá thuận lợi. Bà Trần Thị Trầm, cộng tác viên dân số ấp 3, xã Xà Phiên, nhận định: “Ngày nay hầu hết các gia đình đều ít con nên chăm lo cho các mầm xanh mới chào đời rất tốt. Các cơ sở y tế công và tư nhân đều có điều kiện thực hiện sàng lọc trước sinh, riêng trẻ sinh ở bệnh viện hầu hết được sàng lọc sơ sinh. Khi vận động, chúng tôi hướng dẫn cụ thể những cơ sở có sàng lọc, để các gia đình có thể tiếp cận được dịch vụ này”.
Xã hội hóa trong sàng lọc để giúp dân
Thực tế cho thấy, thực hiện các mô hình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh đã kéo giảm số trẻ bị dị tật bẩm sinh, phát hiện và điều trị sớm bệnh ở trẻ. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư để thực hiện các mô hình này còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, mẫu miễn phí lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh năm nay, Trung ương cấp chưa đầy 10%. Sở Y tế tỉnh đã có chủ trương thực hiện xã hội hóa 2 mô hình này ở các cơ sở y tế, với mong muốn tất cả thai phụ đều có sàng lọc trước sinh và trẻ sinh ra sẽ được sàng lọc sơ sinh.
Tuy nhiên, theo nhận định của các cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa các mô hình sàng lọc này, thì cần tiếp tục tư vấn để các gia đình hiểu rõ về lợi ích của việc tầm soát bệnh cho thai nhi và trẻ mới sinh. Bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, Phó khoa sản, Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy, cho rằng: “Tại khoa, khi tư vấn sàng lọc sơ sinh miễn phí gia đình trẻ sẽ dễ chấp nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì công tác tư vấn cho các gia đình nhằm nâng cao nhận thức của họ, giúp người dân hiểu được lợi ích của việc sàng lọc”. Do còn khó khăn, nên thay vì vận động được 40 trường hợp sàng lọc theo dạng miễn phí, khoa chỉ vận động được 1 trường hợp xã hội hóa.
Đồng quan điểm cho rằng, công tác truyền thông có vai trò quyết định để người dân chấp nhận thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số, cán bộ DS-KHHGĐ, Trạm Y tế xã Xà Phiên Phan Thế Song cho biết thêm: “Bên cạnh tiếp tục duy trì việc tư vấn, quản lý thai phụ ở địa bàn do lực lượng cộng tác viên dân số phụ trách, chúng tôi tiếp tục phối hợp tuyên truyền về các mô hình này khi thai phụ đến tiêm ngừa ở trạm y tế. Một người được tư vấn sẽ là những tuyên truyền viên tích cực, sẽ chia sẻ với chị em khác khi biết họ mang thai. Từ đây, hy vọng tỷ lệ sàng lọc trên địa bàn xã sẽ tiếp tục tăng”.
Bà Lê Thị Thanh Hương, Chi cục phó Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, cho biết: “Chúng tôi tiếp tục duy trì Đề án xã hội hóa sàng lọc trước sinh và sơ sinh, giai đoạn 2015-2020. Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ nhận 925 mẫu giấy thấm lấy máu gót chân và phân bổ về các đơn vị thực hiện. Trong đó, có 184 trường hợp được trả kết quả, 5 trường hợp có bệnh lý thiếu men G6PD”…
Ngày Dân số thế giới hàng năm (11-7), chính là dịp để các ngành chức năng cùng nhìn lại những phần việc, mô hình đã làm để đánh giá lại sự quan tâm đối với các mục tiêu và giải pháp về dân số, trong đó có vấn đề quan trọng là nâng cao chất lượng dân số và Hậu Giang với sự chủ động, quyết tâm, cùng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các hoạt động nâng cao chất lượng dân số được chú trọng và đạt được các kết quả khá khả quan.
Nên sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh BSCKII Trần Thị Lài, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, cho biết: “Trong khi mang thai từ tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, thai phụ nên thực hiện sàng lọc cho thai nhi để tầm soát các bệnh Down, dị tật ống thần kinh và các dị tật khác. Sàng lọc sơ sinh được thực hiện sau khi trẻ chào đời sẽ tầm soát phát hiện bệnh thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh”. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Tháng 7
- ·Phường Long Phước tổ chức kỷ niệm ngày 20
- ·Giảm 100.000 hồ sơ thi ĐH, CĐ năm 2013
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Lễ cưới tập thể: Hoạt động thiết thực hỗ trợ thanh niên công nhân
- ·Thị xã Bình Long: 226 học viên tham gia các lớp năng khiếu hè
- ·Trường THCS Tân Phú
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Đồng Phú: 63 học sinh cử tuyển được học đại học, cao đẳng
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- ·Kể chuyện Bác Hồ trong giờ chào cờ thân thiện
- ·Hai tấm gương hiếu học ở trường THPT Lộc Ninh
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Những học sinh tiêu biểu làm theo lời Bác
- ·Tuyển 9.916 học sinh vào lớp 10, năm học 2013
- ·Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20
- ·Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- ·Hàng trăm học sinh nghỉ học vì tin nhắn mạo danh