会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bong dá 24】Giảm "sốc" trong xuất khẩu, WB khuyến nghị tăng khả năng chống chịu cho hàng hóa!

【bong dá 24】Giảm "sốc" trong xuất khẩu, WB khuyến nghị tăng khả năng chống chịu cho hàng hóa

时间:2024-12-23 18:22:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:128次
Việt Nam có khả năng xuất khẩu tới 8 triệu tấn gạo trong năm nay Vì sao 7 tháng,sốcbong dá 24 Việt Nam xuất siêu gấp hơn 11 lần so với cùng kỳ? Tín hiệu sáng cho xuất khẩu cuối năm nhìn từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các chuyên gia của WB tại buổi họp báo công bố báo cáo. Ảnh: H.D
Các chuyên gia của WB tại buổi họp báo công bố báo cáo. Ảnh: H.D

Tăng trưởng của Việt Nam đang chậm lại

Theo báo cáo cập nhật kinh tế vừa được công bố của WB với tựa đề “Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng”, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại từ 8% năm 2022 xuống còn 3,7% trong nửa đầu năm 2023, do sức cầu bên ngoài giảm mạnh, đồng thời cầu trong nước cũng đang yếu đi.

“Tăng trưởng giảm đà có nguyên nhân do sức cầu bên ngoài giảm mạnh, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu giảm 12% so cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm 2023. Điều này ảnh hưởng đến kết quả của khu vực xuất khẩu, ước đóng góp khoảng 50% cho GDP của Việt Nam”, bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho biết tại buổi họp báo công bố báo cáo vào ngày 10/8.

Vị này cũng cho rằng, sức cầu trong nước cũng chững lại do xuất phát điểm thấp của giai đoạn phục hồi sau Covid-19 trong năm ngoái và do niềm tin của người tiêu dùng đang yếu đi. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đứng vững và đầu tư công tăng nhẹ, nhưng tốc độ tăng đầu tư toàn xã hội vẫn bị giảm, do tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước giảm mạnh xuống còn 2,4% so cùng kỳ, sau khi đạt mức 11,8% (so cùng kỳ) vào năm trước.

Suy giảm tăng trưởng cũng được phản ánh trên góc độ tổng cung, trong đó, đóng góp của các ngành sản xuất, kinh doanh cho tăng trưởng GDP đã giảm so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Báo cáo của WB
Nguồn: Báo cáo của WB

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhận xét, nền kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Vì thế, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bà Carolyn Turk cho rằng, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế. Ngoài các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn, Chính phủ không nên bỏ qua các cải cách thể chế cơ cấu - bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng - vì những lĩnh vực này là điều bắt buộc đối với tăng trưởng dài hạn.

Thúc đẩy xuất khẩu và hỗ trợ hội nhập

Báo cáo của WB dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tuy có chững lại nhưng cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Vì thế, các chuyên gia WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 4,7% trong năm 2023, sau đó phục hồi dần về 5,5% trong năm 2024 và 6,0% trong năm 2025.

Chỉ số CPI dự kiến tăng nhẹ từ mức bình quân 3,1% trong năm 2022 lên bình quân 3,5% trong năm 2023. Tác động giảm phát khi tăng trưởng chững lại và chính sách giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% được triển khai trong nửa cuối năm 2023. CPI sẽ được bình ổn ở mức 3% trong năm 2024 và 2025 trên cơ sở kỳ vọng giá năng lượng và thương phẩm sẽ ổn định trong năm 2024.

Chính sách tài khóa được WB dự kiến vẫn tiếp tục hỗ trợ phần nào cho nền kinh tế trong năm 2023 tuy vẫn còn những thách thức trong triển khai đầu tư công. Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ dần được cải thiện, nhờ xuất khẩu phục hồi nhẹ, số lượt du khách quốc tế tiếp tục phục hồi và nguồn kiều hối vẫn đứng vững.

Tuy vậy, theo bà Dorsati Madani, thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro gia tăng trong nước và bên ngoài, nên đòi hỏi phải có những hỗ trợ chính sách chủ động.

Báo cáo của WB đã đề xuất một số lựa chọn chính sách để đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo. Như về xuất khẩu, báo cáo đề xuất đa dạng hóa các sản phẩm và điểm đến xuất khẩu để xây dựng khả năng phục hồi trung hạn trước các cú sốc bên ngoài. Cùng với đó là nâng cao khả năng chống chịu của các mặt hàng xuất khẩu trong trung hạn để giảm nhẹ những rủi ro liên quan đến cú sốc bên ngoài. Bên cạnh đó, việc khai thác đầy đủ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện hành cũng sẽ mở ra các cơ hội thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và hỗ trợ hội nhập kinh tế với các quốc gia đối tác.

Đồng thời, WB khuyến nghị, trong trung hạn, chính sách tài khóa có thể đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong việc khuyến khích thực hành và tiêu dùng xanh, góp phần xây dựng môi trường bền vững. Chính sách tài khóa nên được thực hiện song hành với việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng dư địa để nới lỏng thêm không còn nhiều. Theo WB, cắt giảm lãi suất sẽ làm tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực cho tỷ giá.

Liên quan đến đầu tư công, báo cáo của WB nhấn mạnh cần đẩy nhanh và cải thiện hiệu suất triển khai đầu tư công sẽ giúp giải quyết những hạn chế phát sinh về hạ tầng để phục vụ tăng trưởng. Vì thế, Việt Nam cần tập trung cao độ để giải ngân các chương trình đầu tư quan trọng của quốc gia như đường cao tốc, truyền tải điện và các chương trình mục tiêu quốc gia; cho phép có sự linh hoạt trong các quy định về phân bổ ngân sách được xác định trong Chương trình Phục hồi và Phát triển Kinh tế 2022-2023; cho phép được linh hoạt phần nào để thực hiện một số hoạt động đấu thầu sớm trước khi phân bổ ngân sách.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả
  • Chủ đầu tư Hà An bàn giao hàng trăm sổ hồng cho cư dân
  • Giá xăng dầu hôm nay 04/11: Bật tăng sau OPEC+ hoãn kế hoạch tăng sản lượng
  • Giảm lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng RON95
  • Hoa Giang
  • 4 resort đẳng cấp tại miền Trung được yêu thích trên Traveloka
  • Resorts International VietNam
  • Hơn 100 cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
推荐内容
  • Dao động vì tin lời thầy bói
  • Nồi nấu phở bằng điện Quang Huy gia công giải pháp tiết kiệm tối ưu chi phí
  • Hiệu quả quản lý chất thải nông nghiệp được nâng lên
  • Giá xăng, dầu cùng đi lên, mặt hàng RON95
  • Tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng ở Việt Nam
  • Tiêm meso bị sưng đỏ: Nguyên nhân và cách xử lý