【nơi xem man city gặp inter milan】Thị trường trái phiếu 2015 hứa hẹn sẽ có thành quả khả quan
PV TBTCVN lược đăng một số ý kiến của những "người trong cuộc” về dự cảm của thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2015.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA): "Khá lạc quan vì trợ lực kinh tế vĩ mô"
Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố khá bất ngờ về chính sách trong những tháng cuối năm 2014 tác động trực tiếp đến thị trường TPCP,ịtrườngtráiphiếuhứahẹnsẽcóthànhquảkhảnơi xem man city gặp inter milan nhưng nhìn chung tôi vẫn có một dự cảm khá lạc quan về triển vọng thị trường trái phiếu Việt Nam 2015.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh |
Sự ổn định và bền vững của kinh tế vĩ mô Việt Nam đang dần hình thành một cách rõ nét hơn qua từng năm cùng với quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế được Chính phủ triển khai mạnh mẽ trong 4 năm qua.
Thành quả này cũng đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận khi lần lượt 2 tổ chức định hạng tín nhiệm là Moody’s và Fitch đã điều chỉnh nâng vị trí xếp hạng của Việt Nam lên 1 bậc, với triển vọng ổn định. Bức tranh cơ bản của kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 cũng như các năm tới sẽ vẫn là trên đà phục hồi và ổn định. Đây là yếu tố hỗ trợ quan trọng và cơ bản nhất, đảm bảo cho sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng về lâu dài.
Ngoài ra, tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đề cập đến việc nâng cao thanh khoản của thị trường TPCP như là một yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công, hay nói một cách khác Chính phủ sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu trong thời gian tới.
Tại Nghị quyết 01/2015/NQ-CP vừa được ban hành ngày 3/1/2015 vừa qua về định hướng phát triển KTXH 2015, Chính phủ cũng đã đặt ra thêm nhiệm vụ “hỗ trợ phát triển thị trường tài chính, chứng khoán để tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển” cho việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Điều này sẽ thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và NHNN vì một nhiệm vụ chung là phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, trong đó có thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, sau 3 năm phát triển mạnh mẽ cùng với sự tích tụ từ kết quả của quá trình tái cấu trúc, bức tranh của năm 2015 sẽ ẩn chứa nhiều yếu tố nhạy cảm hơn, sự thuận lợi có phần giảm bớt so với các năm trước và thay vào đó là nhiều khó khăn hơn. Trước hết là từ tác động của Nghị quyết 78/2014/NQ-QH13 và Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
Bên cạnh đó, đà giảm của mặt bằng lãi suất nói chung bao gồm lãi suất điều hành, lãi suất huy động – cho vay,... đang có xu hướng chậm dần và “room” còn lại không còn nhiều, khi không còn có sự chênh lệch đáng kể giữa lạm phát mục tiêu và mặt bằng lãi suất. Điều này cũng sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.
Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX): "Năm 2015 - tốc lực chuẩn bị cho sản phẩm phái sinh trái phiếu"
Năm 2014, những ai đầu tư vào TPCP là một năm rất thắng lợi. Hay nói cách khác, năm qua, trái phiếu không chỉ là nơi “trú ẩn” an toàn, mà còn là kênh đầu tư sinh lời tốt cho các nhà đầu tư. Điều này có thể thấy rõ qua diễn biến của lãi suất trái phiếu khi đã xuống đều từ đầu năm đến giữa tháng 11/2014.
Ông Trần Văn Dũng |
Sang năm 2015, tôi vẫn có cái nhìn khả quan về thị trường TPCP khi nền kinh tế vĩ mô được dự báo vẫn duy trì sự ổn định và tăng trưởng, tuy nhiên, trên phương diện đầu tư thì có lẽ sẽ không được “đẹp” như năm 2014, bởi lãi suất dự báo không nhiều biến động.
Thêm một điểm quan trọng trong năm 2015 là sự chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh. Công tác này có thể chưa ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường TPCP ngay trong năm 2015, nhưng sẽ có tác động gián tiếp và tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán những năm tiếp theo, bao gồm cả TPCP.
Theo kế hoạch định hướng của Chính phủ, năm 2016, sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số trái phiếu sẽ là một trong những sản phẩm ưu tiên ra đầu. Do vậy, năm 2015 sẽ làm một năm tốc lực cho công tác chuẩn bị.
Theo đó, HNX sẽ cùng với UBCKNN, Bộ Tài chính để hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường phái sinh. Dự kiến đầu năm 2015, khi Chính phủ thông qua Nghị định về thị trường chứng khoán phái sinh, hệ thống thông tư hướng dẫn và các quy chế giao dịch, thanh toán, bù trừ, ký quỹ tại Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán,… sẽ tiếp tục được ban hành.
Tiếp đó, một mảng công việc quan trọng khác cần chuẩn bị cho thị trường phái sinh đó là hệ thống giao dịch. Và cuối cùng là sự chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm chứng khoán phái sinh. Riêng đối với sản phẩm hợp đồng tương lai cho trái phiếu chính phủ, thì hiện có 3 kỳ hạn rất thanh khoản là 2, 3 và 5 năm. Do vậy, HNX cũng đang tính toán để xây dựng sản phẩm phái sinh trái phiếu ở 2 trong 3 kỳ hạn trên.
Tôi cũng hy vọng, khi sản phẩm phái sinh trái phiếu ra đời, thị trường sẽ thu hút được sự tham gia mạnh mẽ hơn của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân lớn cùng các quỹ đầu tư. Từ đó, kỳ vọng khi có sản phẩm hợp đồng tương lai trên trái phiếu thì thanh khoản trên thị trường TPCP cơ sở sẽ tăng lên mạnh mẽ hơn.
Ông Nguyễn Minh Ngọc - Phó Giám đốc phụ trách Khối Khách hàng tổ chức, CtyCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): "Thị trường thứ cấp sẽ tiếp tục sôi động"
Ông Nguyễn Minh Ngọc |
Nhìn lại thị trường trái phiếu chính phủ năm 2014 có thể thấy cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều rất sôi động. Nhưng trong năm 2015, tôi nghĩ rằng, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ. Việc duy trì một chính sách tiền tệ linh hoạt như hiện nay sẽ có những tác động khác nhau và bất ngờ đến nền kinh tế và thị trường lãi suất, cũng như thị trường TPCP.
Tuy nhiên, với những giả định, chính sách tiền tệ tiếp tục duy trì như hiện nay, khó có thể gia tăng được nguồn vốn đầu tư vào sơ cấp một cách mạnh mẽ, do các ngân hàng đã mạnh tay giải ngân trong năm 2014. Tuy vậy, lãi suất cũng khó có khả năng tăng mạnh đột biến mà có xu hướng ổn định đi ngang như hiện nay.
Thị trường TPCP thứ cấp sẽ vẫn tiếp tục sôi động, hoạt động giao dịch hoán đổi kỳ hạn sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt từ khối ngân hàng do các ràng buộc về chính sách mới đưa ra như Nghị quyết 78 của Quốc hội hay Thông tư 36 của NHNN./.
Duy Thái (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chữa ngay viêm mũi, đừng để biến chứng viêm xoang xảy ra!
- ·Sinh viên kỹ thuật học 6 tháng để có chứng chỉ thiết kế vi mạch bán dẫn
- ·Nỗ lực chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giải quyết vụ án
- ·Khởi động cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ năm 2024
- ·Tăng cường xử phạt mạng xã hội không gỡ bỏ nội dung vi phạm
- ·BT Nguyễn Mạnh Hùng: Người đứng đầu có vai trò quyết sự định thành công của CĐS
- ·Hải Phòng chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực để bứt phá
- ·Google sắp có thương vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử công ty?
- ·Ban Kinh tế Trung ương khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 19
- ·Vì sao giới trẻ Trung Quốc đổ xô học các ngành khoa học, kỹ thuật STEM
- ·Giá vàng hôm nay (30/5): Ảm đạm
- ·Sửa đổi Thông tư 20 về NK máy móc cũ: Lĩnh vực đặc thù có thể quy định "riêng"
- ·Nền nông nghiệp tỉnh Quảng Trị bắt nhịp với số hóa
- ·Sẵn sàng đưa vải “đi Tây”
- ·Kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2024
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về công thức thành công
- ·Tăng hạn mức vay từ Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM
- ·Quan hệ ‘độc tôn’ giữa SK Hynix và Nvidia bị phá vỡ
- ·Giá heo hơi hôm nay 22/4/2023: Miền Nam tiếp tục tăng
- ·Hiệu quả từ công tác chuyển đổi số ở huyện Hàm Tân