【bxh indonesia】Công nghệ thay đổi, cần khung khổ pháp lý phù hợp hơn cho giao dịch điện tử
Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp nhận chứng từ điện tử liên tục 24/7 | |
Hàng hóa giao dịch điện tử sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh tăng đột biến | |
Các giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước sẽ dễ dàng và minh bạch |
Ngày 14/7,ôngnghệthayđổicầnkhungkhổpháplýphùhợphơnchogiaodịchđiệntửbxh indonesia tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022 và thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2023.
Đại diện Bộ TT&TT phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu |
Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng, Luật Giao dịch điện tử ra đời từ năm 2005, sau hơn 15 năm thực hiện, đã thể hiện vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đưa ứng dụng khoa học - công nghệ vào cải cách hành chính mạnh mẽ. Đặc biệt, sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, với sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch trên môi trường mạng, vai trò của Luật Giao dịch điện tử càng thể hiện rõ.
Hơn nữa, luật này tuy ra đời sớm nhưng tính chất quy định theo hướng khung, nguyên tắc nên có tính ổn định cao, vẫn khá tương thích với bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, bối cảnh kinh tế và công nghệ đã có nhiều thay đổi, các giao dịch được thực hiện trên môi trường điện tử ngày càng nhiều, nên rất cần một khung khổ pháp lý phù hợp hơn.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT cho biết, từ việc tiếp thu ý kiến, hiện Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đang xây dựng có 8 chương, 60 điều. Dự thảo được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là tháo gỡ các vướng mắc về các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu về cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường mạng.
Với những vấn đề ý kiến, đa số ý kiến doanh nghiệp và chuyên gia đều bày tỏ đồng thuận với việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nhưng cần mở rộng phạm vi điều chỉnh các giao dịch điện tử trong giao dịch thương mại, dân sự, kinh tế, tạo khung pháp lý ổn định cho các hoạt động giao dịch điện tử được áp dụng rộng rãi.
Ông Trần Mạnh Hùng - Luật sư điều hành, Giám đốc Công ty Luật TNHH quốc tế BMVN cho rằng, phần lớn Luật Giao dịch điện tử của các quốc gia khác trên thế giới chỉ tập trung vào quản lý tính pháp lý của các phương tiện hoặc yếu tố điện tử của các giao dịch như chữ ký số, chứng thư điện tử, hợp đồng điện tử… mà không quản lý các dịch vụ số hoặc nền tảng liên quan.
Đồng thời, đại diện một số doanh nghiệp như Honda, Mercedes Bez cũng kiến nghị, luật về giao dịch điện tử sửa đổi tới đây nên sử dụng và công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong các giao dịch điện tử, nhất là lĩnh vực liên quan đến thuế và hải quan.
Tuy nhiên, phản hồi về ý kiến này, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, từ góc nhìn của cơ quan quản lý như thuế và hải quan thì vấn đề này không dễ. Chẳng hạn như việc hoàn thuế, điều kiện để được hoàn thuế là các giao dịch phải hợp lệ, hợp pháp, nếu việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài không đúng thì sẽ phát sinh rủi ro, ảnh hưởng đến quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Cũng về vấn đề này, đại diện Bộ Tư pháp nhận định cần phải thận trọng trong việc công nhận chữ ký số nước ngoài cũng như giá trị pháp lý của loại hình này. Bởi nếu trong quan hệ dân sự, 2 doanh nghiệp ký kết với nhau mà có tranh chấp thì sẽ có tòa án giải quyết, nhà nước không can thiệp. Nhưng nếu trong quan hệ với cơ quan hành chính và doanh nghiệp thì là quan hệ hành chính, nhà nước phải có trách nhiệm nên cần thận trọng hơn.
Vì thế, vị này cho rằng, các quy định cần được nghiên cứu và sẽ có quy định, hướng dẫn cụ thể sau này.
Ngoài ra, một số ý kiến tại hội thảo cho rằng những biện pháp các cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện nhằm hạn chế và bảo vệ giao dịch điện tử trong dự thảo mới nhất là quá chặt chẽ và có thể dẫn tới sự lạm quyền hoặc lợi ích nhóm; hoặc những quy định về nghĩa vụ của các chủ thể cung cấp dịch vụ như phải cung cấp dịch vụ 24/7, phải công khai các thuật toán, hay phải thông báo với Bộ TT&TT về danh sách nhân viên tuân thủ… có thể ảnh hưởng đến quyền hoạt động kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, tính bảo mật và sự an toàn của hệ thống thông tin mà các chủ thể cung cấp dịch vụ sử dụng.
Từ những vấn đề này, đại diện Bộ TT&TT cho biết, các ý kiến đóng góp sẽ được VCCI tổng hợp và gửi các cơ quan liên quan. Bộ TT&TT sẽ tiếp thu để có những sửa đổi phù hợp, bởi Luật này sau khi được thông qua sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển của kinh tế số nói chung cũng như các hoạt động giao dịch điện tử nói riêng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·53rd session of the NA Standing Committee ends
- ·Việt Nam’s ambassador urges improved awareness of women’s role in peace processes
- ·Việt Nam stands for election to UNHRC in 2023
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·VN attends 46th regular session of UN Human Rights Council
- ·Việt Nam joins ASEAN discussion on community, Myanmar
- ·Việt Nam stands for election to UNHRC in 2023
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Top leaders of Việt Nam, Cuba hold phone talks
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·ASEAN information ministers discuss digital community
- ·Việt Nam concerned about use of force in international relations
- ·PM sees positive signs for economic recovery
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Vietnamese leaders congratulate newly elected leaders of Laos
- ·Việt Nam supports UN
- ·Việt Nam attends ASEAN Defence Senior Officials’ Meeting
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·VN attends 46th regular session of UN Human Rights Council