【kqbd everton】Nhân viên bị đuổi việc vì không chịu bật webcam trong giờ làm
Quy định của công ty này buộc nhân viên phải chia sẻ màn hình laptop trong suốt quá trình làm việc. Ảnh: DepositPhotos. |
Công ty phần mềm có tên Chetu ở Hà Lan đã bắt một nhân viên của mình bật webcam trong suốt quá trình làm việc để tiện theo dõi. Nhân viên này,ânviênbịđuổiviệcvìkhôngchịubậtwebcamtronggiờlàkqbd everton làm tại bộ phận tiếp thị qua điện thoại, cho biết anh không thoải mái với việc bị quan sát suốt 9 tiếng/ngày.
Sau khi lên tiếng phản đối và bị sa thải, nhân viên này đã kiện công ty cũ lên tòa án.
Bị giám sát trong 9 tiếng liên tục
“Tôi thấy khó chịu khi cứ phải bị camera theo dõi suốt 9 tiếng đồng hồ. Điều này đã xâm phạm quyền riêng tư của tôi nên tôi đã tắt webcam của mình”, anh phàn nàn.
Người này còn bị ép phải chia sẻ màn hình và chia sẻ kết nối webcam của mình. “Họ có thể quản lý toàn bộ hành vi của tôi thực hiện trên laptop và tôi phải chia sẻ màn hình với họ”, người đàn ông cho biết.
Vì vậy, anh đã lên tiếng phản đối, nhất quyết không đồng ý yêu cầu kỳ lạ của công ty. Sau đó, công ty Chetu đã sa thải nhân viên này, nói rằng anh đã “không chịu làm việc” và “không hợp tác” với công ty.
Nhân viên này đã bị sa thải với lý do "không chịu làm việc" và "không hợp tác" với công ty. Ảnh: FindLaw. |
Tiếp tục phản kháng với quy định oái oăm của công ty, cựu nhân viên quyết định đệ đơn lên tòa án để kiện họ. Trong đơn kiện, anh tố cáo công ty vì không công bằng trong quy trình sa thải, đồng thời yêu cầu bật webcam cũng rất vô lý và vi phạm đến quyền bảo mật dữ liệu.
Nhận được đơn kiện, Tòa án Zeeland-West Brabant ở Tilburg, Hà Lan cũng đồng tình với cáo buộc của cựu nhân viên. “Nhà tuyển dụng đã sa thải nhân viên một cách không rõ ràng. Bên cạnh đó, không hề có bằng chứng nào cho thấy anh ta không chịu làm việc và đòi hỏi bật camera là không tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhân viên”, tòa án viết.
Do đó, công ty Chetu bị yêu cầu phải bồi thường 50.000 USD cho cựu nhân viên và không được gây bất lợi cho anh trong quá trình tìm việc mới. Tòa án còn buộc Chetu phải trả toàn bộ lương cứng, trả thêm tiền ứng với số ngày nghỉ phép còn lại, phí kiện tụng và nhiều loại phí khác.
Quy định oái oăm
“Theo dõi nhân viên bằng camera suốt 8 giờ là một quy định vô lý và không được chấp thuận ở Hà Lan. Video giám sát nhân viên ở nơi làm việc, dù công khai hay bí mật, đều phải được cân nhắc vì sẽ xâm phạm vào đời sống riêng của họ”, Tòa án Zeeland-West Brabant khẳng định.
Phản hồi về đơn kiện, công ty Chetu khẳng định rằng theo dõi qua webcam cũng giống như nhân viên có mặt làm việc tại văn phòng và được các trưởng phòng giám sát. Họ cũng không có ý định lưu trữ những tấm ảnh lấy từ webcam nên sẽ không ảnh hưởng đến quyền bảo mật dữ liệu của nhân viên.
Tuy nhiên, tòa án đã dẫn luật để nhấn mạnh rằng các theo dõi nhân viên là một quy định khắc nghiệt, đồng thời việc ép họ bật camera là vô lý.
Việc giám sát nhân viên bằng các công nghệ trực tuyến là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Shutterstock. |
Theo NL Times, nhân viên này đã làm việc ở bộ phận tiếp thị qua điện thoại này từ tháng 1/2019 với mức lương 68.000 USD/năm bao gồm lương cứng, tiền hoa hồng, thưởng thêm và trợ cấp.
Mặc dù đã làm việc ở đây hơn 1,5 năm, anh đột nhiên nhận được yêu cầu tham gia khóa training trực tuyến có tên "Corrective Action Program" hồi tháng 8. Trong suốt khóa đào tạo, nhân viên này được yêu cầu phải bật webcam và chia sẻ màn hình suốt cả ngày làm việc.
Trước đó, một nghiên cứu của Prospectđã chỉ ra hơn 1/3 nhân viên làm việc ở Anh bị theo dõi trong quá trình làm việc bằng các phần mềm giám sát hoặc webcam từ xa tính đến tháng 11/2021. Trong đó, 13% số nhân viên làm việc từ xa bị kiểm soát qua các thiết bị do công ty cung cấp. Đồng thời, đa số người người khảo sát đều cho rằng quy định này nên bị cấm hoặc bị hạn chế bởi luật.
“Việc các nhà quản lý giám sát nhân viên ở nơi làm việc là chuyện bình thường. Nhưng khi làm việc ở nhà, đây là một khái niệm hoàn toàn mới. Những công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho các công ty nhòm ngó vào không gian riêng tư của nhân viên mà không có sự cho phép của luật pháp”, Mike Clancy, Tổng thư ký tại Prospect, cho biết.
(Theo Zing)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Tiêm kích tàng hình T
- ·xổ số Vietlott: Tin tức mới nhất Vietlott đạt doanh thu nghìn tỷ
- ·VNPT VinaPhone là mạng di động đầu tiên do người Việt xây dựng
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Ngư lôi thông minh của Iran có thể tấn công nhiều đối thủ ở biển
- ·xổ số Vietlott: Tin tức mới nhất Vietlott đạt doanh thu nghìn tỷ
- ·Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi cho năng suất vượt trội
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Kỹ thuật trồng cây Phúc Lộc Thọ mang may mắn, tài lộc đầy nhà
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Nhà khoa học trẻ ngành GTVT tăng cường công tác nghiên cứu KHCN
- ·Ngư lôi VA
- ·Nhiều sản phẩm phân bón sắp vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Tranh cãi xung quanh cảnh báo bảo mật của Vietcombank
- ·GẶP GỠ VIỆT NAM
- ·Sun Group trong top 10 Chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam 2016
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Tên lửa DF