【bang xep hang 2 laliga】Xử lý tồn đọng tại cao tốc Hòa Lạc
Một đoạn thuộc Dự ánBOT đầu tưxây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình |
Từ chối ghép
Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã đưa ra lời từ chối rất dứt khoát đối với đề xuất mới đây của UBND tỉnh Hòa Bình về việc hạch toán các chi phí do Geleximco thực hiện dở dang của Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình vào Dự án BOT đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình.
Trong Công văn số 5232/BGTVT-ĐTCT gửi Văn phòng Chính phủ cuối tuần trước,ửlýtồnđọngtạicaotốcHòaLạbang xep hang 2 laliga Bộ GTVT cho biết, đã có ít nhất 2 lần cho ý kiến với đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình về việc xử lý các tồn đọng kéo dài tại Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT, việc UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị hạch toán các chi phí do Geleximco thực hiện dở dang của Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình trị giá 9,996 tỷ đồng vào chi phí của Dự án BOT đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình sẽ khiến Dự án BOT không còn khả thi về tài chính.
“Do vậy, để giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để thanh toán cho Geleximco theo đúng quy định pháp luật”, lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm.
Trước đó, đầu tháng 5/2022, UBND tỉnh Hòa Bình đã có Văn bản số 683/UBND-KTN gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất kinh phí thanh toán Hợp đồng BT Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Tại văn bản này, UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ hỗ trợ phần chi phí giải phóng mặt bằng số tiền trị giá 77,235 tỷ đồng, hoặc cho phép địa phương này thực hiện chi trả bằng nguồn ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình kiến nghị Chính phủ giao Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan bổ sung giá trị phần xây lắp số tiền trị giá 9,996 tỷ đồng vào phương án tài chính của Dự án BOT đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đang vận hành khai thác để thanh toán cho Geleximco, hoặc Thủ tướng xem xét hỗ trợ phần chi phí xây lắp này để chi trả cho nhà đầu tư.
Đề xuất trên từng được UBND tỉnh Hòa Bình đưa ra hồi cuối tháng 9/2018 sau khi Geleximco yêu cầu địa phương này phải giải quyết sớm và dứt điểm các khoản công nợ tồn đọng tại Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Trong công văn phản hồi UBND tỉnh Hòa Bình vào tháng 10/2018, Bộ GTVT cho biết, tại thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt Dự án BOT đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình, Bộ GTVT không được địa phương và Geleximco bàn giao hồ sơ, tài liệu có liên quan, nên trong tổng mức đầu tư của Dự án được duyệt không tính đến khối lượng, giá trị công việc do Geleximco đã thực hiện.
Bên cạnh đó, quá trình triển khai dự án BOT trên gặp rất nhiều khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng chậm, tăng chi phí đầu tư; giảm doanh thu do thực hiện việc miễn, giảm giá phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo chỉ đạo của Chính phủ làm giảm hiệu quả tài chính của công trình. “Vì vậy không thể tiến hành hạch toán các chi phí do Geleximco đã thực hiện dở dang vào Dự án”, lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm.
Thiếu nhất quán
Dự án Xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đoạn trên địa phận tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT vào năm 2008. Theo kế hoạch ban đầu, nguồn vốn để thanh toán cho nhà đầu tư được xác định từ việc khai thác quỹ đất hai bên đường. Tháng 10/2010, UBND tỉnh Hòa Bình và Geleximco đã ký hợp đồng BT để thực hiện đoạn qua tỉnh Hòa Bình.
Trong quá trình triển khai, các xã Đông Xuân, Tiến Xuân (huyện Lương Sơn) được sáp nhập về Hà Nội, do đó, quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư không còn, khiến việc tiếp tục triển khai Dự án BT khó khả thi. Với lý do này, năm 2013, UBND tỉnh Hòa Bình đã xin Thủ tướng Chính phủ cho phép xử lý dứt điểm phần khối lượng mà nhà đầu tư đã thực hiện cho đến thời điểm dừng Dự án BT và giao lại Dự án cho Bộ GTVT để tiếp tục thực hiện bằng nguồn vốn ODA hoặc đầu tư theo phương thức PPP.
Tại Văn bản số 8288/VPCP-KTN ngày 4/10/2013, Chính phủ đã chỉ đạo UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện chấm dứt hợp đồng Dự án BT theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Hai tháng sau, trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép triển khai Dự án Đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo Quốc lộ 6 theo hình thức BOT và giao Bộ GTVT thực hiện.
Điều đáng nói là, gần 5 năm sau, ngày 17/4/2018, UBND tỉnh Hòa Bình mới ra Quyết định số 979/QĐ-UBND phê duyệt quyết toán Dự án BT và chấp nhận thanh toán khối lượng đã thực hiện theo quy định cho Geleximco với giá trị khoảng 192 tỷ đồng.
Vào tháng 9/2018, UBND tỉnh Hòa Bình đã gửi văn bản đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, xem xét hạch toán khối lượng hoàn thành của Dự án BT vào Dự án BOT và bố trí kinh phí hoàn trả phần giá trị này cho địa phương. Khi đó, Dự án BOT đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đã sắp hoàn thành.
Tuy nhiên, ngày 15/7/2019, Kiểm toán Nhà nước Khu vực VI có Thông báo số 320/TB-KVVI về kết quả kiểm toán Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình theo hình thức hợp đồng BT. Thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng trên cơ sở số liệu kiểm toán và số liệu tổng hợp báo cáo của các ngành liên quan, UBND tỉnh Hòa Bình phải phê duyệt lại quyết toán Dự án tại Quyết định số 1950/QĐ-UBND ngày 20/8/2020 với giá trị quyết toán là 189 tỷ đồng.
Ngoài việc có tới 2 số liệu quyết toán, việc có bàn giao sổ sách, số liệu thực hiện Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Hòa Bình cũng không có sự nhất quán giữa các bên liên quan.
(责任编辑:World Cup)
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Lan tỏa tinh thần thi đua lao động
- ·TP.Dĩ An: Cần các giải pháp căn cơ để kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thuận An: Vận động trao tặng 450 phần quà và 6 căn nhà đại đoàn kết
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Nông thôn khởi sắc, nông dân đổi đời
- ·Tiếp sức cho nông dân
- ·'Một phút cũng luyện, một giây cũng rèn'
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Phát huy sức trẻ xây dựng quê hương
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Thư chúc mừng của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin
- ·Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024
- ·Đưa các nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII vào cuộc sống
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Duy trì nhiều mô hình hỗ trợ người nghèo
- ·Thị ủy Tân Uyên: Quyết liệt triển khai các chủ trương, nhiệm vụ ngay từ đầu năm
- ·Huyện Phú Giáo: Mở đợt cao điểm bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Điều chỉnh quy hoạch, hướng đến thành phố thông minh
- Hai thương hiệu vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh theo thế giới
- Điểm báo Cà Mau số 2765, phát hành thứ hai, ngày 6/4/2015
- Cử tạ Việt Nam dự Giải Vô địch thế giới 2017
- Thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư
- Bình Phước có thêm 15 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao
- Huyện Trần Văn Thời: Thu hoạch dứt điểm trà lúa vụ 2
- Trao học bổng cho du học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Giao dịch hàng hóa trên sàn Việt Nam đạt 4.000 tỷ đồng mỗi ngày
- Việt Nam gặp Nga tại vòng 1/8 Futsal World Cup
- Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết