【tỷ số chelsea hôm qua】Trốn lệnh truy nã, khó thoát
Đối tượng truy nã Lê Phú T. (giữa) sau 18 năm lẩn trốn đã bị Công an TP. Huế bắt giữ |
Sa lưới sau hàng chục năm lẩn trốn
Một đối tượng truy nã sau 18 năm lẩn trốn đã bị Công an TP. Huế bắt giữ. Đó là, Lê Phú T. (SN 1960), trú tại phường Phú Hậu (TP. Huế).
Qua điều tra, xác minh của lực lượng công an, vào năm 2004, Lê Phú T. được phân công làm Tổ trưởng Tổ vay vốn của tổ dân phố 3, phường Phú Hậu. Lợi dụng việc thu tiền vốn và lãi của các hộ vay vốn, T đã chiếm đoạt và tiêu xài cá nhân, rồi bỏ đi khỏi nơi cư trú. Ngay sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh truy nã đối với T. về hành vi tham ô tài sản.
Sau khi trốn khỏi địa phương, T đến thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) sinh sống cho đến nay thì bị lực lượng Công an TP. Huế và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan phát hiện, bắt giữ.
Một đối tượng truy nã khác tên Phạm Thị N. (SN 1973), trú tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) cũng đã bị Công an TP. Huế bắt giữ. N. là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế ra quyết định truy nã về tội trộm cắp tài sản cách đây hơn 21 năm.
Ngày 31/5/2000, Phạm Thị N. cùng 2 đối tượng khác vào chợ Đông Ba (TP. Huế) giả vờ mua hàng. Các đối tượng phối hợp với nhau lấy trộm 1 túi xách bên trong có nhiều tài sản giá trị thì bị công an phát hiện, bắt giữ.
Tháng 10/2000, Tòa án nhân dân TP. Huế tuyên phạt bị cáo N. 6 năm tù giam. Tuy nhiên, N. bỏ trốn khỏi địa phương, thay đổi nhiều nơi ở khác nhau, không chấp hành bản án của tòa.
Sau một thời gian dài truy nã, đến ngày 8/6/2023, tại đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 (TP. Hồ Chí Minh), Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Huế đã phát hiện, bắt giữ N. đưa về Thừa Thiên Huế để thi hành án.
Sau khi bỏ đi khỏi địa phương N sinh sống nhiều nơi và tự lấy tên gọi là Phạm Thị Nga nhằm che giấu nhân thân lai lịch, trốn tránh truy nã, tránh sự phát hiện của cơ quan công an.
Sau khi lừa chiếm hơn 4 tỷ đồng của nhiều người ở Thừa Thiên Huế, 2 đối tượng là Võ Đức Th. (SN 1998), trú tại ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, (Đồng Nai) và Hoàng D (SN 1975), trú tại phường Phú Thuận (TP. Huế) đã trốn khỏi địa bàn.
Cả Th. và D. đều là những đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, luôn tìm cách che giấu tung tích. Qua nhiều ngày đêm lần theo dấu vết của các đối tượng từ nhiều tỉnh thành, các cán bộ, chiến sĩ tham gia chuyên án của Công an tỉnh đã lần lượt tóm được Th và D tại tỉnh Bình Thuận và TP. Hồ Chí Minh…
Hãy đầu thú để được khoan hồng
Qua các vụ việc trên cho thấy, sau khi trốn khỏi địa phương, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng. Trong suốt thời gian trốn truy nã, các đối tượng cắt đứt mọi liên lạc với gia đình, người thân. Ngay cả bố mẹ, người thân, bạn bè cũng không biết các đối tượng làm gì, ở đâu.
Có đối tượng kỹ lưỡng đến mức không sử dụng điện thoại thông minh để liên lạc với gia đình, người thân, bạn bè với mục đích tránh bị phát hiện. Quá trình lẩn trốn, các đối tượng liên tục di chuyển, thay đổi các địa bàn khác nhau; sử dụng nhiều tên giả, vỏ bọc khác nhau để trốn tránh cơ quan chức năng.
Theo lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh, các đối tượng truy nã do lo sợ bị bắt, nên thường rất manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng. Việc xác minh, truy bắt các đối tượng truy nã vì thế mà trở nên nguy hiểm, khó khăn hơn so với các loại tội phạm khác. Tuy nhiên, với việc xây dựng kế hoạch, thành lập chuyên án, cán bộ, chiến sĩ tham gia chuyên án đều tinh thông nghiệp vụ nên các đối tượng truy nã đã bị bắt giữ dù đã dùng đủ “chiêu” để lẩn trốn.
Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh khẳng định, ngoài tuyên truyền, vận động các đối tượng truy nã ra đầu thú, chúng tôi còn tăng cường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xử lý nghiêm loại đối tượng này. Dù các đối tượng có tinh vi đến mức nào, lẩn trốn thời gian bao lâu cũng khó để thoát khỏi các lực lượng chức năng. Các đối tượng truy nã nên tự giác đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Nhiều năm qua, lực lượng Công an tỉnh đã bắt, vận động gần 500 đối tượng truy nã; trong đó, có khoảng 100 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Từ năm 2022 đến nay, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh, công an các địa phương đã phá thành công hàng loạt chuyên án, bắt giữ và vận động đầu thú nhiều đối tượng truy nã. Qua 15 ngày đầu thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lực lượng công an toàn tỉnh đã bắt, vận động đầu thú 2 đối tượng truy nã. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bệnh nhân thứ 61 đã từng tham dự sự kiện tôn giáo tại Malaysia
- ·Những điều kiện nào để được tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao?
- ·Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm
- ·Bộ Y tế chấn chỉnh các cơ sở giám định pháp y tâm thần
- ·WHO cảnh báo thiếu hụt thuốc kháng sinh mới để chống lại siêu vi khuẩn kháng thuốc
- ·Chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT
- ·Bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- ·Thử nghiệm thành thạo – công cụ quan trọng kiểm soát chất lượng
- ·Bộ Y tế: Công bố tiêu chuẩn mới nhất đánh giá cấp độ dịch
- ·Một luật sửa bốn luật: Có thể cắt giảm thời gian thủ tục hành chính trong đầu tư đến 260 ngày
- ·Tuần này, Quốc hội chất vấn 4 'Tư lệnh' ngành
- ·Tăng cường năng lực nghiệp vụ tuyên truyền cho hoạt động KHCN
- ·Quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP
- ·Sửa đổi Luật Đất đai: Cần hoàn thiện chính sách điều tiết chênh lệch địa tô
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2022
- ·Dáng dấp của một ‘đại đô thị vì sức khỏe’ phía Đông TP.HCM
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư thể hiện tầm nhìn của người lãnh đạo suốt đời vì nước, vì dân, kiên quyết
- ·Hà Nội: Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, người dân không cần tích trữ
- ·Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6
- ·Nông dân phấn khởi ra đồng đầu năm