【kq nagoya】Xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng, điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản
Tăng cường công tác quản lý chất lượng,ửlýtậngốccáccơsởviphạmchấtlượngđiềukiệnsảnxuấtthứcănthủysảkq nagoya kiểm soát an toàn sinh học trong sản xuất thức ăn thủy sản
Theo số liệu thống kê của Cục Thủy sản, trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thức ăn thủy sản, hiện cả nước có 824 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản (bao gồm: 123 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và 701 cơ sở có vốn đầu tư trong nước), có 120 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp. Tổng sản lượng thiết kế đạt khoảng 12 triệu tấn (bao gồm 2,1 triệu tấn thức ăn cho tôm; 3,5 triệu tấn cho cá tra; 6,4 triệu tấn thức ăn cho thuỷ sản khác).
Tổng sản lượng sản xuất thức ăn thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,72 triệu tấn, đạt khoảng 25% tổng công suất; sản lượng thức ăn nhập khẩu khoảng 132 nghìn tấn.
Sản lượng sản xuất và nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đáp ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản chủ yếu còn phụ thuộc nhiều từ nguồn nhập khẩu, chi phí vận chuyển cao. Nhiều cơ sở nuôi phải mua qua trung gian dẫn đến giá thành thức ăn còn cao. Hiện tại nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm nghiên cứu thức ăn cho từng đối tượng nuôi, từng giai đoạn phát triển, phù hợp với các mô hình nuôi; đảm bảo chất lượng, tiếp tục hướng tới giảm được giá thành đến người nuôi, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn thủy sản và xử nghiêm các cơ sở nếu có hành vi vi phạm. Ảnh minh họa
Với vai trò tham mưu trong quản lý nhà nước đối với kiểm tra chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, Cục Thủy sản đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hiện trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với kiểm tra chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản; triển khai thực hiện Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 của Bộ và hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức báo cáo kết quả xuất khẩu sản phẩm thức ăn, xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Đồng thời, yêu cầu các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường công tác quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương quản lý, phát triển giống thủy sản, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản năm 2024 theo Chỉ thị số 498/CT-BNN-VP ngày 16/01/2024 của bộ; chỉ đạo quản lý hoạt động khai thác tôm hùm giống tại địa phương; hướng dẫn, trả lời các cơ quan, đơn vị về các nội dung liên quan đến hoạt động cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thức ăn thuỷ sản; kiểm tra chất lượng sản phẩm; xác định mã số hàng hoá; đánh giá tình hình sản xuất, nhu cầu thức ăn thủy sản...
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản theo Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn; xử lý nghiêm các cơ sở không tuân thủ quy định.
Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương để tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, thanh tra tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất giống và thức ăn thủy sản xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng, các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất; chỉ đạo các bộ phận chuyên môn chia sẻ thông tin về quản lý nguồn gốc, chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Quản lý tốt chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong triển khai kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong công đoạn giống và thức ăn thủy sản theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018; theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình và cân đối cung cầu giống cho sản xuất, không để bị động, thiếu nguồn cung về giống, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT về thức ăn chăn nuôi- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn (chất không mong muốn) và quy định quản lý nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.
Về hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản; hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn bổ sung (không áp dụng đối với thức ăn thủy sản); hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho vật nuôi (không áp dụng đối với thức ăn thủy sản) phải theo quy định tại Quy chuẩn này.
Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản của tổ chức, cá nhân quy định phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn này.
Trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại Quy chuẩn này phải công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản; hộ kinh doanh (sản xuất, mua bán, sơ chế) không phải công bố hợp quy đối với thức ăn truyền thống thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật; Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật; Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Phương thức đánh giá, trình tự thủ tục công bố hợp quy phải đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn này. Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.
Công bố hợp quy đối với sản phẩm đồng thời là thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân chỉ cần thực hiện 01 thủ tục công bố hợp quy theo nguyên tắc: Đánh giá sự phù hợp tất cả các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này; Trường hợp lựa chọn hình thức công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận: Tổ chức, cá nhân lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản để đánh giá sản phẩm. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận trong đó có nội dung “sản phẩm phù hợp yêu cầu kỹ thuật của thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản".
Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản.
Kết quả đánh giá sự phù hợp những chỉ tiêu an toàn quy định giống nhau giữa thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này được thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu.
An Dương (T/h)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lên Fansipan để ngắm 'Triệu đóa hồng tình yêu' dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Thí sinh Miss World Vietnam 2022 ứng xử ấp úng, cười trừ
- ·Nghiên cứu nâng cấp quan hệ Việt Nam
- ·Phương Nga phải xác nhận chắc chắn 1 điều trước khi nhận lời cầu hôn
- ·8 tháng, xuất khẩu ớt đạt 8.800 tấn
- ·Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam và Bỉ sớm đạt 7 tỷ USD
- ·Miss Universe 2021 bị soi cằm nọng ngấn mỡ sau 1 tháng đăng quang
- ·Chủ tịch Ninh Thuận yêu cầu giải quyết công việc cho doanh nghiệp phải nhanh, hiệu quả hơn
- ·Công ty Cẩm Tú Darling lại bị xử phạt vì sơn móng tay
- ·Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021
- ·Nước mắm Việt Nam còn “yếu thế” trên thị trường quốc tế
- ·Vẫn băn khoăn quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội
- ·Gỡ khó trong xây dựng luật, đấu giá tài sản
- ·Lý do Đỗ Hà không thể lọt Top 6 Miss World 2021?
- ·FDA phê duyệt thuốc tiêm Wegovy để chống béo phì và phòng ngừa các bệnh về tim mạch
- ·Đỗ Thị Hà được nhận xét giống Ninh Dương Lan Ngọc
- ·Hương Giang, Kim Duyên, Khánh Vân 'không hẹn mà gặp'
- ·Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp từ 2023
- ·Lúng túng kiểm soát sản phẩm dùng 1 lần chứa chất độc
- ·Chọn kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024