【số liệu thống kê về frosinone gặp fiorentina】Tái cơ cấu nền kinh tế: Chuyển động chậm
PSG- TS. Trần Đình Thiên phát biểu tại Diễn đàn |
Khó khăn nội tại
Với chủ đề không mới,áicơcấunềnkinhtếChuyểnđộngchậsố liệu thống kê về frosinone gặp fiorentina song diễn đàn hướng tới cách tiếp cận gắn bó và phù hợp với các điều kiện đã và đang thay đổi, từ đó tìm kiếm, đề xuất các quan điểm, chính sách và giải pháp khả thi.
Xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, vấn đề nợ công, đổi mới mô hình tăng trưởng.... là những nội dung chính được đề cập tại diễn đàn. Theo PGS -TS. Trần Đình Thiên, cơ chế đầu tư công thực chất vẫn chưa thay đổi, vẫn lấy “xin - cho” làm trụ, trong khi khó khăn ngân sách trở nên trầm trọng hơn và nợ công tăng nhanh.
Hệ thống ngân hàng đã qua được cơn sóng gió, song “cục máu đông” nợ xấu hầu như vẫn còn nguyên, thậm chí khối lượng còn tăng lên. Hệ thống ngân hàng mặc dù đang thanh lọc, loại bỏ những bộ phận yếu kém, hư hỏng, song đang rất yếu và vận hành trên nền tảng thiếu vững chắc. TS. Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - cho rằng: Không thế xử lý nợ xấu bằng khẩu hiệu và không nên tiếp cận vấn đề lấy ngân sách để xử lý nợ xấu. Đây là vấn đề kỹ thuật. Trong 5 năm qua, đã có nguồn tiền tương đương hơn 12% GDP đưa vào xử lý nợ xấu, khoảng 15 tỷ đôla. Tuy nhiên, việc xử lý dường như vẫn chưa tiến triển.
Hệ thống doanh nghiệp nhìn chung vẫn yếu, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp nội địa, cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân - thấp về đẳng cấp, yếu về thực lực và sức cạnh tranh. PGS-TS. Trần Đình Thiên dẫn chứng: Chính phủ đã cổ phần hóa được không ít doanh nghiệp nhà nước (DNNN) song thực chất tái cơ cấu thông qua cổ phần hóa - phân bổ lại nguồn vốn quốc gia, chuyển một phần nguồn vốn cho khu vực tư nhân quản lý sử dụng - chỉ đạt được không đáng kể - có thể chỉ 10-15% tổng số vốn của các DNNN được cổ phần hóa. Bình luận về con số này, ông Thiên cho rằng, thực sự đây là một tỷ lệ quá ít ỏi để thay đổi hệ thống quản trị doanh nghiệp - yếu tố cốt lõi để cải thiện căn bản hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dường như cách cổ phần hóa DNNN vẫn theo logic “hoàn thành nhiệm vụ”, được dẫn dắt bởi “chủ nghĩa thành tích” chứ không đi vào thực chất của sứ mệnh phải làm.
"Kết quả tái cơ cấu khiêm tốn cũng có nghĩa là mô hình tăng trưởng không thay đổi được bao nhiêu" - PGS-TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Diễn đàn thu hút đông đảo các chuyên gia kinh tế đầu ngành và các doanh nghiệp |
Nhận diện những thách thức
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đại Lược, các chương trình tái cơ cấu thời gian qua chưa chuyển động được bao nhiêu nên cần có tư duy mới, quan điểm mới.
Những thực tế nêu trên đặt ra vấn đề cần giải quyết là quá trình tái cơ cấu trong giai đoạn tới nên được thực hiện như thế nào? Cần phải nhìn nhận rằng, bối cảnh phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới đã rất khác. Hội nhập đã chuyển sang một giai đoạn mới về chất. Việt Nam đã hoàn thành đàm phán và đi vào thực thi hàng loạt hiệp định hội nhập thế hệ mới, có trình độ rất cao. Vì thế, Việt Nam phải thay đổi căn bản thực lực của mình mới “bám” vào được các cấu trúc hội nhập này, qua đó, hưởng lợi ích hội nhập để vượt lên. "Cần tái cơ cấu theo hướng hội nhập hiện đại, bảo đảm tuân thủ các cam kết hội nhập"- PGS - TS. Trần Đình Thiên đề xuất.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, theo TS. Trương Văn Phước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng muốn thành công không chỉ mình Ngân hàng nhà nước làm được. Cần có một ủy ban điều hành quyền lực vượt trên luật pháp bằng một trật tự pháp lý cao hơn. "Trong giai đoạn 2 tái cơ cấu phải thực hiện mô hình này. Không thể dùng một thang thuốc để chữa cho tất cả con bệnh" - ông Phước nêu vấn đề. Một yếu tố đặc biệt quan trọng, có tác động rất mạnh đến tư duy và định hướng tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới là triển vọng nền kinh tế Trung Quốc. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là làm sao để giảm thiểu tác động gây “sốc” từ cú “hạ cánh” còn chưa rõ là “cứng” hay “mềm” của nền kinh tế Trung Quốc. Việt Nam phải nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc cơ cấu vào nền kinh tế Trung Quốc.
Một vấn đề nữa không thể không đề cập đến là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đi vào vận hành đã và đang tác động rất mạnh đến cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của AEC là hình thành “một thị trường và một cơ sở sản xuất thống nhất”, nhưng công cụ thực hiện vẫn chủ yếu dựa trên nguyên lý sức mạnh cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên, của các tập đoàn doanh nghiệp. Trong cuộc đua tranh sắp xếp chiến lược này, Việt Nam đang bị kém thế trên nhiều phương diện.
Nói như gợi mở của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung: Quá trình tái cơ cấu giai đoạn tới cần tính toán phân bổ lại nguồn lực và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Trọng tâm là phải thiết lập thị trường các nhân tố sản xuất với những đột phá chiến lược như: thể chế, tái cơ cấu khu vực Nhà nước và hệ thống ngân hàng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thường vụ Quốc hội giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước
- ·Thẻ căn cước khác gì với căn cước công dân?
- ·Có bắt buộc phải tích hợp giấy phép lái xe, BHYT vào thẻ căn cước?
- ·Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ đánh ghen, lột đồ người khác giữa phố
- ·414 doanh nghiệp kết nối Hệ thống quản lý hàng hóa tự động
- ·Cảnh sát giao thông có được dừng xe trên cao tốc?
- ·Cựu sếp ngân hàng cho đại gia Lã Quang Bình vay lãi 'cắt cổ'
- ·Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, tài xế liên tục lạng lách rồi bỏ trốn
- ·Bộ Y tế ghi nhận thêm 3 ca nhiễm Covid
- ·Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ đánh ghen, lột đồ người khác giữa phố
- ·Đội bóng 13 người mắc kẹt ở hang Tham Luang: Xuất hiện một lối thoát mới?
- ·Bắt nhóm thanh thiếu niên đuổi chém nhau trên phố Đà Nẵng
- ·Trưởng phòng giao dịch ngân hàng ở Tiền Giang gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy
- ·Bắt gã đàn ông dùng trẻ em giao ma túy cho con nghiện
- ·Việt Nam là câu chuyện thành công trong ASEAN về tăng trưởng thương mại
- ·Khởi tố thầy giáo nghi xâm hại nữ sinh lớp 6 ở Bình Dương
- ·Khởi tố vụ án tài xế xe taxi bị chặn đường, hành hung tại Bắc Ninh
- ·Thẻ căn cước khác gì với căn cước công dân?
- ·Xuất khẩu gạo vào EU tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ EVFTA
- ·Đi xe máy tự chế bị phạt bao nhiêu tiền?