会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keonhacai5.net】Chuyện tình hoa B’Lang trên cao nguyên Buôn Choah!

【keonhacai5.net】Chuyện tình hoa B’Lang trên cao nguyên Buôn Choah

时间:2025-01-11 10:39:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:451次

VHO - Danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm B’Lang là vùng đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào Kinh,ệntìnhhoaBLangtrêncaonguyênBuôkeonhacai5.net M’nông, Ê Đê, Tày, Nùng, Sán Chỉ, Mường, Dao, Thái, Cao Lan, Mông..., trải qua bao đời vẫn lưu truyền những câu chuyện ly kỳ về các vị thần giúp người dân bảo vệ buôn làng, chuyện chống lại “ma rừng”, ngăn thú dữ… Nhưng ấn tượng và xúc động nhất vẫn là “Chuyện tình hoa B’Lang”, gắn liền với tình yêu bất diệt của đôi trai tài gái sắc người M’nông.

Chuyện tình hoa B’Lang trên cao nguyên Buôn Choah - ảnh 1
Già làng thực hiện nghi thức báo cáo thần linh về việc trồng cây B’Lang

Thiên tình sử bất diệt

Chúng tôi đến khu vực Danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm B’Lang (xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) để tìm hiểu về những truyền thuyết gắn với văn hóa cộng đồng các dân tộc nơi đây. Già làng Y Thi ở bon Ja Rá kể cho chúng tôi nghe: Ngày xưa, có đôi trai gái đồng bào M’nông ở vùng cao nguyên núi lửa Buôn Choah yêu nhau say đắm.

Hằng ngày, họ lên rừng bẫy thú hái quả, xuống suối bắt cá hái rau, lúc nào cũng bên nhau như hình với bóng. Cuộc sống thật giản dị và hạnh phúc. Cha mẹ hai bên và già làng đã đồng ý cho họ nên duyên vợ chồng. Đến ngày cưới, bỗng dưng trời mưa to gió lớn cuốn trôi hết nhà cửa của bon làng. Cây cối ngả nghiêng, thú rừng không có nơi trú ẩn. Khắp nơi đều nghe tiếng khóc của trẻ nhỏ, tiếng thở than của những người già. Chàng trai tức giận bèn trồng một cây nêu cao làm đường lên kiện ông Trời.

Ngày đi, chàng buộc vào tay cô gái sợi dây đỏ thay lời thề nguyền sẽ quay về cùng nàng chung sống và cũng là để lên trời cao nhớ nàng còn dễ nhìn thấy. Lên tới nơi, thấy cảnh trên trời vô cùng nguy nga tráng lệ, các vị thần cùng tiên nữ nhởn nhơ bay lượn, hoa lá cỏ cây đua nhau khoe sắc. Nghĩ đến cảnh dưới hạ giới mưa nắng thất thường chàng bèn đi thẳng đến trước ngai vàng của ông Trời mà than rằng: “Ông Trời ơi, ông và các vị thần ở trên này thật là sung sướng, ông có biết chúng tôi ở dưới hạ giới khổ sở như thế nào không?”.

Ông Trời hỏi: “Các ngươi khổ sở như thế nào”? Chàng trai liền đáp: “Chúng tôi phải lang thang khắp rừng sâu núi thẳm để kiếm ăn, phải trồng thêm lúa, nuôi thêm heo, gà nhưng vẫn thiếu đói. Đã vậy, thỉnh thoảng lại bị mưa gió cuốn trôi đi tất cả khiến chúng tôi không có cuộc sống bình yên”.

Ông Trời đăm chiêu suy nghĩ rồi nói: “Ta đã giao cho các vị thần linh ban cho hạ giới đầy đủ nắng mưa, cho cây cối tốt tươi, muông thú sinh sôi nảy nở… Tại sao các ngươi lại có thể thiếu đói được chứ?”.

Chuyện tình hoa B’Lang trên cao nguyên Buôn Choah - ảnh 2
Vùng núi lửa Nâm B’Lang, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Chàng trai bày tỏ: “Quả đúng như vậy, thưa ông Trời. Nhưng lúc nắng thì như thiêu như đốt, suốt nửa năm trời không có lấy một giọt mưa, đất đai nứt nẻ, cây cối chết cháy, hồ khô suối cạn, đến con người cũng không còn nước uống chứ nói gì đến muông thú. Lúc mưa thì mưa dập gió dồn làm lũ cuốn trôi hết cả nhà cửa, hoa màu và súc vật. Thử hỏi chúng tôi còn gì để mà sinh sống?”.

Ông Trời bèn cho gọi tất cả các vị thần linh đến truy xét. Các vị thần thi nhau đưa ra lý do và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác để tránh tội. Sau một hồi phân giải, cuối cùng ông Trời cũng tìm được cách giải quyết. Oái oăm thay, ông Trời giữ chàng trai ở lại luôn trên Thượng giới làm thần Mưa để điều tiết cho mưa thuận gió hòa.

Ở dưới hạ giới, đã qua ba mùa rẫy mà vẫn chưa thấy chàng trở về, cô gái nhớ thương mòn mỏi bèn leo lên cây nêu và đứng mãi đấy, mong có thể nhìn thấy bóng chàng. Ngày qua tháng lại, cây nêu mọc rễ đứng chơ vơ giữa trời, tua vải đỏ trên tay nàng biến thành những bông hoa đỏ thắm như có ý mong chàng ở nơi cao xa hãy trông cho rõ!

Cảm thông cho sự hy sinh tình yêu, hạnh phúc của đôi bạn trẻ và tấm lòng thủy chung của cô gái, ông Trời đã biến cô thành loài hoa đỏ thắm mang tên B’Lang và là vị Nữ thần của tình yêu và hạnh phúc - vị thần luôn bao dung và che chở cho cuộc sống của con người.

Chuyện tình hoa B’Lang trên cao nguyên Buôn Choah - ảnh 3
Hang động núi lửa tuyệt đẹp được phát hiện ở Buôn Choah

Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa thu hút du khách

Với lòng tôn kính mãnh liệt, người M’nông Preh vùng núi lửa (thuộc xã Buôn Choah ngày nay) nói riêng và các vùng Tây Nguyên nói chung rất coi trọng cây B’Lang, họ luôn tin rằng mỗi cây đều có một vị thần cư ngụ, nên họ gọi vùng núi lửa này là Nâm B’Lang (Núi hoa B’Lang) - nơi cư trú của các vị thần linh.

Trải qua nhiều thăng trầm, tác động của xã hội hiện đại, người M’nông đã bỏ dần các nghi thức, lễ hội truyền thống, nhưng riêng lễ Tâm B’Lang Mprang Bon vẫn còn lưu giữ, bảo tồn khá nguyên vẹn và thường được tổ chức ba năm một lần để cầu mong cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Cột lễ chính nối kết với thần linh được làm từ thân cây B’Lang. Sau khi hoàn tất lễ cúng, cột lễ được giữ nguyên, một thời gian sau cây đâm chồi, nảy lộc và phát triển thành cây B’Lang mới.

Thời gian trôi qua, loài cây có sức sống mãnh liệt ấy ngày càng phát triển, mọc lên thành rừng, không chỉ trên đỉnh Nâm B’Lang mà còn khắp vùng rừng núi Dray Sap. Người dân coi đây như một vùng đất linh thiêng, nơi cư trú của các vị thần linh và cũng là nơi ông bà tổ tiên đã từng sinh sống. Cây B’Lang không chỉ tạo thành hàng rào vững chắc, mà trong tín ngưỡng đa thần của người dân bản địa nó còn giúp ngăn chặn những thế lực đen tối, trừ địch họa, thú dữ, che chở cho bon làng.

Đến với khu vực núi lửa Nâm B’Lang nói riêng và Tây Nguyên nói chung trong khoảng thời gian từ tháng 1-4 hằng năm, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những chùm hoa B’Lang đỏ rực, nở rộ trên thân cây thẳng đứng, cao vút giữa thảo nguyên dung nham mênh mông.

Dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng cũng tỏ lòng tôn kính với loài hoa này và gọi tên là hoa gạo. Cây gạo có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, vì vậy thường thấy cây được trồng ở sân đình hay đầu làng. Tên của hoa gợi sự no ấm, đủ đầy, gắn với ước vọng của mọi người dân.

Ông Lê Ngọc Quang, Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Nông thông tin: Xã Buôn Choah có diện tích tự nhiên 4.646,04 ha, tổng số dân là 2.499 người, gồm 14 dân tộc: Kinh, M’nông, Ê Đê, Tày, Nùng, Sán Chỉ, Mường, Dao, Thái, Cao Lan, Mông… với tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Tin lành.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Quyết định số 611/QĐ- BVHTTDL xếp hạng Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đối với núi lửa Nâm B’Lang tại xã Buôn Choah và xã Nâm Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, thể hiện sự quan tâm đối với công tác phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cơ sở để địa phương khoanh vùng bảo vệ, phát huy giá trị di tích để thu hút người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm. 

 Hiện toàn tỉnh Đắk Nông có 16 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 9 di tích cấp quốc gia (2 danh thắng, 6 di tích lịch sử, 1 di tích khảo cổ học) và 6 di tích cấp tỉnh.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
  • Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết
  • Bộ Công an sẽ bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới
  • Sẽ triển khai 6 văn bản luật mới
  • Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
  • Quyền về nhà ở, văn hóa, giáo dục được pháp luật bảo vệ
  • Cục trưởng Cục Quản lý giá bị cách tất cả chức vụ trong Đảng
  • Thủ tướng: Tránh mọi tư duy 'cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu'
推荐内容
  • Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
  • Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ thẩm quyền cấp, đổi thẻ căn cước
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp BCĐ phòng, chống dịch COVID
  • Thượng tướng Lương Tam Quang được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
  • Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
  • Nhà báo Indonesia đề cao chính sách "ngoại giao cây tre" của Việt Nam