【kết quả giải vô địch bundesliga】Hoạt động của trung tâm văn hóa xã cần có đề án mang tầm chiến lược
(CMO) Vị trí chưa phù hợp, chất lượng chưa đảm bảo, tổ chức nhân sự còn tồn tại nhiều hạn chế, hiệu quả hoạt động còn yếu… đó là những gì đang tồn tại ở hầu hết các trung tâm văn hoá (TTVH) xã hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh. Bất cập này được các thành viên Đoàn Giám sát của HĐND tỉnh chỉ ra trong đợt giám sát, khảo sát thực tế vừa qua.
Tính đến nay toàn tỉnh Cà Mau đã xây dựng được 42/82 TTVH xã. Trong đó, diện tích toàn khu của trung tâm từ 1.100-18.405 m2, gồm các hạng mục như: hội trường, sân khấu ngoài trời và từ 4-5 phòng chức năng. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 316 tỷ đồng (bình quân từ 5-7 tỷ đồng/trung tâm).
Hoạt động kém hiệu quả
Thời gian qua, việc đầu tư cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi của cộng đồng được tỉnh quan tâm đặc biệt. Điều này thể hiện trong việc đầu tư hàng loạt các TTVH xã để làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Thế nhưng, hiệu quả hoạt động không được như mong đợi. Theo ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, trong số các TTVH xã hiện nay, chỉ có khoảng 30% hoạt động hiệu quả, 40% hoạt động cầm chừng và 30% hoạt động rất yếu.
TTVH xã Tắc Vân, TP Cà Mau, là 1 trong những TTVH xã hiếm hoi trong tỉnh được tư nhân phối hợp đầu tư phục vụ cộng đồng. |
“Đa phần các TTVH xã hiện nay phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã như hội họp, tiếp xúc cử tri,… là chính; việc phục vụ sinh hoạt cộng đồng đang bị bỏ ngõ”, ông Tiên nhận định.
Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL, hiện nay có khoảng 30% TTVH hoạt động hiệu quả, tức khoảng 12 trung tâm. Tuy nhiên, trong số này có đến 9 TTVH là điểm trong kế hoạch tổ chức thí điểm “Nâng cao chất lượng hoạt động của TTVH thể thao xã” giai đoạn 2016-2017. Như vậy, nếu tính các TTVH tự thân vận động mang lại hiệu quả chỉ khoảng từ 2-3 trung tâm. Đây là con số quá thấp so với khoản tiền đầu tư mà tỉnh đã bỏ ra, trên 316 tỷ đồng thời gian qua, để xây dựng cơ sở vật chất cho các trung tâm.
Hoạt động kém hiệu quả của các TTVH xã hiện nay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cho biết, qua thực tế khảo sát cho thấy hầu hết vị trí xây dựng TTVH gắn với trụ sở hành chính xã, có nơi nằm sâu bên trong, giao thông đi lại bất tiện, do đó dẫn đến hoạt động khó khăn. “Trụ sở hành chính làm sao có thể hoạt động cộng đồng?”, ông Diệp băn khoăn.
Không chỉ vậy, nói về nguyên nhân dẫn đến TTVH xã hoạt động kém hiệu quả, ông Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh, còn chỉ ra, tại TTVH xã hiện nay nơi nào có thành lập ban chủ nhiệm thì có xây dựng quy chế hoạt động. Tuy nhiên, đa phần quy chế hoạt động còn chung chung, hầu như là "bê nguyên" hướng dẫn của cấp trên, chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chủ nhiệm. Đặc biệt, hầu như toàn bộ TTVH xã chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động.
Bên cạnh những hạn chế trên, đại biểu Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND lo lắng, TTVH xã mô hình mẫu thì rất đẹp nhưng vấn đề quan trọng là chất lượng tại những điểm đoàn giám sát, khảo sát thực tế lại xuống cấp quá nhanh. Như TTVH xã Đất Mới, huyện Năm Căn, hiện nay đã bị sụp một góc và tường bị nứt toác ra, nhiều trung tâm khác nền đã bị sụp lún và tường bị nứt.
Ngoài ra, còn một vấn đề khiến ông Tiến cũng như nhiều đại biểu HĐND tỉnh băn khoăn, đó là hiện nay một số nơi đang chuẩn bị xây dựng thì vị trí TTVH xã lại tiếp tục là lân cận hay giáp ranh khu hành chính xã. “Nếu tiếp tục chọn địa điểm xây dựng như vậy liệu có phát huy được công năng hay tồn tại những yếu kém như đã qua?”, ông Tiến đặt vấn đề.
Giải thích cho tình trạng vị trí hiện nay của các TTVH xã, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, các quy hoạch đầu tư xây dựng TTVH xã trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới thì có, nhưng khi triển khai vướng phải giải phóng mặt bằng nên một số địa phương sử dụng đất công hay đất dân hiến nên việc xây dựng và trong quy hoạch không khớp nhau, ngành đang tiến hành rà soát lại tình trạng này.
Bất cập trong tổ chức bộ máy
Một trong những bất cập khá lớn đang tồn tại ở các TTVH xã hiện nay là tổ chức bộ máy nhân sự trung tâm. Theo ông Nguyễn Sơn Ca, TTVH xã mang tính chất sự nghiệp, phục vụ cộng đồng, được cấp kinh phí và hoạt động có thu tiền. Do đó, cần có sự tính toán lại bộ máy.
Còn như thực tế hiện nay, tại những điểm mà đoàn giám sát thì có nơi chủ tịch, pmhó chủ tịch UBND xã là chủ nhiệm TTVH, như vậy thì hoạt động điều hành giống như cơ quan. Thậm chí thủ tục bổ nhiệm cũng vậy, chủ nhiệm TTVH xã là do chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm, còn phó chủ nhiệm lại do chủ tịch UBND xã bổ nhiệm.
Đối với tổ chức bộ máy TTVH xã, cụ thể là việc bổ nhiệm chủ nhiệm trung tâm là do chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm lại mâu thuẫn với phân cấp ngân sách và kinh phí (TTVH xã được phân cấp kinh phí sự nghiệp văn hoá). Còn như đã qua, huyện bổ nhiệm, vô hình chung giống như cơ quan ngành dọc, như vậy thì kinh phí phải là do huyện chi trả, vì “đẻ phải nuôi”. Đối với kinh phí hoạt động, TTVH xã là đơn vị sự nghiệp, tức được phân bổ kinh phí theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh.
Thế nhưng, ông Diệp cho biết, qua thực tế không có mấy TTVH xã được cấp kinh phí. Hiện nay chủ yếu là thanh toán theo thực tế như: tiền điện, nước, tiền lương với UBND xã. Do vậy, tính tự chủ trong kinh phí, hoạt động là chưa có. Đây cũng là nguyên nhân khiến TTVH xã hoạt động chưa hiệu quả.
Liên quan đến kinh phí của TTVH xã, khi tìm hiểu Kế hoạch số 104 ngày 24/12/2015 của Sở VH-TT&DL về thí điểm “Nâng cao chất lượng hoạt động của TTVH-TT xã” giai đoạn 2016-2017, được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 2066/QĐ ngày 30/12/2015 chưa hợp lý. Trong kế hoạch này có nội dung quy định về mức phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm trong ban chủ nhiệm TTVH xã. Tuy nhiên, quy định về mức phụ cấp chỉ có hai cấp đủ thẩm quyền là: Trung ương thì Bộ Nội vụ trực tiếp phối hợp với Bộ Tài chính; còn ở địa phương là do HĐND tỉnh.
Trước những tồn tại và hạn chế trên, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện đề nghị kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy hoạch TTVH của 40 xã còn lại, quyết không làm như những gì đã qua. Đồng thời, không tiến hành xây dựng mới nếu đó không phải là xã điểm nông thôn mới mà tập trung chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động của các xã đã xây dựng. Rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách, bộ máy, tiền lương... cái nào chưa đúng thì nhanh chóng khắc phục tiến tới nhận thức chung từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, nhanh chóng xây dựng đề án về sắp xếp bộ máy cũng như hoạt động của TTVH xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Thể thao)
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Chặn tiền lệ cấp phép ưu đãi thu hút đầu tư sai quy định pháp luật
- ·Ngành Thuế triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đến lĩnh vực chơi golf
- ·Kiểm tra chất lượng lĩnh vực Công Thương “dễ thở” hơn cả
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Giá xăng dầu hôm nay 23/5: Giá xăng dầu thế giới tăng nhẹ
- ·Hải quan Hải Phòng tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận pháp luật
- ·PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Vietcombank, Hòa Phát bứt phá và phát 'pháo hiệu' của dòng tiền tỷ USD?
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Bàn giao, đưa vào sử dụng Nhà Kiểm soát liên hợp tại cửa khẩu quốc tế La Lay
- ·Thống nhất các xử lý khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- ·885 thí sinh tham gia thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan năm 2022
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh
- ·Tổng cục Thuế bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn
- ·Sếp Novaland ngồi chưa nóng ghế đã xin từ nhiệm
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·885 thí sinh tham gia thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan năm 2022