【lịch thi đấu bóng đá mới nhất】"Nếu con học ngành này thì đừng nhìn mặt bố mẹ"
"Nếu con học ngành này thì đừng nhìn mặt bố mẹ"
Nguyễn Hoàng Hà(Dân trí) - Việc lựa chọn ngành học theo định hướng của gia đình hay tự quyết định ngành học chưa bao giờ là dễ dàng đối với học sinh cuối cấp.
Bất lực nghe theo định hướng của gia đình
Vì sợ bố mẹ buồn nên Nguyễn Hồng Ngọc (20 tuổi, Hà Nội) đành bất lực nghe theo định hướng của gia đình.
Từ nhỏ, Ngọc đã yêu thích nghệ thuật nên mong muốn theo đuổi ngành thiết kế thời trang. Tuy nhiên, bố mẹ Ngọc không đồng ý và đã định hướng cho theo học các khối ngành kinh tế bởi bố mẹ cho rằng đây mới là sự lựa chọn đúng đắn để sau này khi ra trường giúp Ngọc sẽ có một công việc ổn định và thu nhập cao.
Ban đầu, Ngọc đã cố gắng thuyết phục bố mẹ để được theo học ngành thiết kế nhưng bố mẹ không đồng ý. Thay vào đó, bố mẹ đã ép buộc Ngọc phải học các ngành kinh tế và đưa ra một lộ trình phát triển của khối ngành này.
Cô chia sẻ: "Mình đã thuyết phục bố mẹ rất nhiều lần nhưng bất thành. Trong khoảng thời gian ôn thi cuối lớp 12, mình đã chán nản, tuyệt vọng và không có động lực để ôn thi tiếp khi không nhận được sự ủng hộ của bố mẹ đối với ngành thiết kế. Đỉnh điểm nhất là khi bố mẹ nói là nếu mình học ngành thiết kế thì đừng nhìn mặt bố mẹ, tự kiếm tiền mà đóng học".
Vì sợ bố mẹ buồn nên Ngọc đành bất lực nghe theo sự định hướng của bố mẹ. Sau đó, Ngọc đã cố gắng ôn thi tiếp và đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Ngọc tưởng rằng sự chán nản, mệt mỏi và tuyệt vọng chỉ có ở lúc đăng ký chọn ngành. Nhưng khi lên đại học, Ngọc cảm thấy đây mới là khoảng thời gian căng thẳng, áp lực nhiều nhất khi phải đối mặt với các môn học khó trong khi bản thân không có hứng thú học tập. Ngọc đã không thể tập trung vào học tập và cảm thấy đang lạc lõng trên chính con đường mà bố mẹ lựa chọn nên sau khi đi học được một thời gian, Ngọc đã bị trầm cảm nặng.
Cô chia sẻ: "Mỗi ngày lên lớp đối với mình là một cơn ác mộng khi phải luôn gồng mình để nghe giảng, đối mặt với môn học khó. Mình cảm thấy chán nản, không có hứng thú với những gì đang học. Mình không thể đánh đổi thời gian và công sức cho một việc mà mình không yêu thích.
Sau một thời gian học tập, mình không tiếp thu được gì cả, học 6 môn mà mình trượt 5 môn khiến mình càng tuyệt vọng hơn, dần mất niềm tin vào bản thân và bị trầm cảm một thời gian".
Trên lớp, Ngọc toàn chọn ngồi cuối góc lớp, không muốn giao tiếp với ai và không có hứng thú để tham gia các cuộc thảo luận nhóm với bạn bè. Ngọc cảm thấy bị cô lập và không có hy vọng để vượt qua khó khăn này.
"Mình cảm thấy rất lo lắng về tương lai, không biết với ngành đang học thì sau này mình có thể làm gì. Lúc đó, mình đã muốn nghỉ học nhưng lại sợ bố mẹ buồn nên mình vẫn cố gắng học tiếp. Mình cảm thấy hoài nghi bản thân, cảm thấy mình đang rơi vào vòng xoáy tuyệt vọng và không biết phải làm gì để thoát khỏi nó", Ngọc kể.
Ngọc tưởng rằng tình trạng này sẽ mãi không có hồi kết, nhưng đến khi bạn bè biết chuyện, họ đã động viên, an ủi và đưa Ngọc đi khám bác sĩ tâm lý, đến gặp chuyên gia giáo dục để nhờ tư vấn, định hướng lại bản thân.
Nhờ có sự giúp đỡ đó, Ngọc đã thay đổi, sống tích cực hơn và dần cảm thấy yêu thích ngành học này. Thay vì từ bỏ đam mê, Ngọc đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội và hoạt động ngoại khóa liên quan đến thiết kế để phát triển kỹ năng cũng như đam mê của mình.
Ngọc còn tham gia vào các lớp học mỹ thuật và thiết kế đồ họa, tham gia vào các cuộc thi thiết kế ở trong và ngoài trường. Cô đã cảm thấy rất hạnh phúc và tự tin hơn khi được sống với đúng đam mê của mình.
Thoát khỏi sự áp đặt của gia đình
Nguyễn Xuân Trường (20 tuổi, Hà Nam) cũng từng bị gia đình áp đặt ngành học. Vì có mẹ làm Kế toán nên gia đình muốn Trường nối nghiệp của mẹ, để sẽ thuận lợi hơn trong lúc học đại học và không phải vất vả đi xin việc sau này.
Tuy nhiên, Trường không có hứng thú với ngành Kế toán và có mong muốn được theo học ngành Marketing (Tiếp thị - PV). Khi đó, gia đình đã phản đối và khuyên nhủ theo học ngành Kế toán.
Trường cũng đã thuyết phục bố mẹ để cho theo học ngành Marketing nhưng bố mẹ không đồng ý. Trường chia sẻ: "Thời điểm đó thực sự rất khó xử với mình khi phải đối mặt giữa 2 sự lựa chọn là nghe theo sự định hướng của bố mẹ hay học đúng ngành nghề mà mình yêu thích. Mình đã cố đưa ra những lập luận và dẫn chứng cụ thể về ngành này để thuyết phục bố mẹ. Sau hơn hai tuần thuyết phục, bố mẹ đã bảo với mình là muốn học ngành nào thì học, bố mẹ không quan tâm nữa, sau này tốt nghiệp ra trường thì tự xin việc".
Mặc dù việc học ngành Marketing không nhận được sự ủng hộ, đón nhận hoàn toàn từ phía gia đình nhưng Trường vẫn quyết tâm theo học và luôn cố gắng, tập trung phát triển bản thân trong ngành này.
Trường tâm sự: "Thời gian đầu khi mới bắt đầu học, mình cảm thấy hơi khó khăn vì kiến thức nặng, khó hiểu và có phần lo lắng rằng không biết quyết định của mình có đúng đắn không? Mình cũng lo rằng sẽ không theo nổi ngành này và sợ sau ra trường không xin được việc".
Tuy gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập nhưng Trường không hề nản chí. Ngược lại, Trường đã lên kế hoạch học tập chi tiết, cụ thể cho ngành học này. Trường đã chủ động tìm kiếm các thông tin, tài liệu liên quan đến ngành học ở trong và ngoài trường. Ngoài giờ lên lớp, Trường đều lên thư viện để đọc thêm sách hoặc hỏi các anh chị khóa trên về các kiến thức, kinh nghiệm thực tế ở ngành học này.
Sau những nỗ lực, cố gắng, Trường đã vượt qua được khó khăn và đã dần đạt được những thành tựu nhất định trong ngành Marketing. Trường đã đạt được một loạt giải thưởng cho một chiến dịch quảng cáo của mình và được công nhận là một trong những sinh viên tiêu biểu của trường đại học. Đồng thời, sau khi kết thúc năm thứ nhất, Trường may mắn được đi thực tập sớm ở một công ty về lĩnh vực Marketing.
Trường chia sẻ, bố mẹ cũng đã dần thấy được sự nỗ lực, cố gắng của mình trong ngành học Marketing. Gia đình đã hỗ trợ, động viên mình nhiều hơn và có niềm tin rằng mình đã đi đúng hướng, sẽ thành công trong tương lai.
Qua đây, Trường có lời khuyên cho các bạn đang bị bố mẹ áp đặt ngành học là: "Nếu bạn đang bị bố mẹ áp đặt ngành học thì đừng hoảng loạn, lo lắng. Thay vào đó, các bạn hãy cố gắng trò chuyện, thuyết phục để bố mẹ hiểu quan điểm của mình. Bạn có thể đưa ra các dẫn chứng về ngành học mà bạn muốn theo đuổi, đồng thời thảo luận với bố mẹ về tiềm năng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực đó.
Nếu không may bạn không thể thuyết phục bố mẹ thì cũng đừng buồn, chán nản. Hãy xem đó là cơ hội tốt để phát triển giúp bạn trưởng thành và tự lập. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành học mà bạn muốn và tham gia vào các hoạt động liên quan để rèn luyện kỹ năng. Đừng quên rằng, tương lai của bạn là do chính bạn quyết định và bạn có thể tự tạo ra những cơ hội thành công trong tương lai".
(责任编辑:World Cup)
- ·Bắc Giang: 3 người bị đầu độc bằng thuốc chuột thông qua nồi cháo
- ·Nỗ lực duy trì chất lượng giáo dục
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng dân
- ·Ðề án 09
- ·'Sao Độc lập 2019' kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
- ·Phường Phú Chánh: Tích cực nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân
- ·Chủ động phòng, chống tội phạm “núp bóng” trong các cơ sở lưu trú
- ·Xử phạt nghiêm vi phạm môi trường
- ·Chủ tịch nước gặp 100 chuyên gia nghe hiến kế tiếp cận 4.0
- ·Đảng ủy Quân sự tỉnh Bình Phước hội nghị phiên 6 tháng đầu năm
- ·Kết luận cuối cùng của đoàn thanh tra Bộ GD&ĐT về nghi vấn bất thường điểm thi tại Lạng Sơn
- ·Kỳ họp thứ 16 HĐND thị xã Chơn Thành
- ·Khai mạc Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2024
- ·Về thăm ấp văn hóa 15 năm liền
- ·Quảng Ngãi: Tàu cá bất ngờ bốc cháy dữ dội, chìm giữa biển, 2 ngư dân bị bỏng
- ·Quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV
- ·Quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV
- ·Vượt khó, nỗ lực bảo đảm chất lượng giáo dục
- ·Nhiều chung cư tại Hà Nội không thể khắc phục các vi phạm về công tác PCCC
- ·Phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra