【bxhbd a】Đối thoại với gần 380 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Đối thoại với 270 doanh nghiệp hoạt động tại Ninh Bình và Nam Định | |
Hải quan Hà Nam Ninh: Đối thoại để nắm bắt,ĐốithoạivớigầndoanhnghiệptrênđịabàntỉnhHàbxhbd a giải quyết khó khăn của doanh nghiệp | |
Hải quan Hà Nam Ninh: Thu NSNN tăng cao trong 2 tháng đầu năm |
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh cho biết, đây là năm thứ 3 Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại với cộng đồng DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh, XNK trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Thông qua hội nghị, đơn vị muốn gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe các ý kiến đóng góp của cộng đồng DN.
Ông Phạm Hồng Thanh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: H. Nụ |
Ông Phạm Hồng Thanh cho biết thêm, những năm gần đây, công tác cải cách thủ tục hành chính đã được đơn vị đẩy mạnh, đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động XNK của DN. Gần đây, Chi cục Hải quan Hà Nam đã thành lập Tổ tư vấn hỗ trợ DN nhằm thực hiện kế hoạch phát triển quan hệ đối tác hải quan - DN tại địa bàn tỉnh Hà Nam, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động XNK.
Trong thời gian qua, đơn vị đã làm việc với từng DN có hoạt động qua địa bàn tỉnh Hà Nam để tuyên truyền, phổ biến cho DN những thuận lợi khi thực hiện thủ tục hải quan, trực tiếp giải quyết các khó khăn của DN trong XNK hàng hóa.
Đơn vị cũng đưa ra các giải pháp, cam kết để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến XNK hàng hóa. Đặc biệt, để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, sản xuất, XK của DN, Hải quan Hà Nam Ninh đã nỗ lực cải cách hành chính, bố trí CBCC làm việc ngoài giờ hành chính với phương châm "làm hết việc chứ không hết giờ", giúp DN hoàn thành thủ tục hải quan, giảm chi phí, thời gian đi lại.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ghi nhận những đóng góp của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Nam Ninh trong công tác cải cách thủ tục hành chính đối với sự phát triển của các DN có hoạt động trên địa bàn Hà Nam. Ông Trương Quốc Huy mong muốn thời gian tới, Hải quan Hà Nam Ninh cần tăng cường công tác cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, cắt giảm thời gian, chi phí đi lại cho DN khi đến làm thủ tục hải quan.
Bên cạnh đó, Hải quan Hà Nam Ninh cần thường xuyên tiếp xúc, hướng dẫn, tuyên truyền, cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan để DN nắm bắt được các quy định mới để áp dụng hiệu quả vào quá trình hoạt động của DN.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, Hải quan Hà Nam Ninh nên tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các ban, ngành liên quan để tạo điều kiện tối đa cho DN khi làm các thủ tục liên quan.
Phát biểu tại hội nghị, bà Astarita Alison Joan, Chủ tịch Công ty TNHH Gentherm Việt Nam mong muốn thời gian tới DN sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự hợp tác và hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung và của Hải quan Hà Nam Ninh nói riêng. Với việc ký kết biên bản hợp tác đối tác hải quan- DN, DN hy vọng quan hệ hợp tác giữa cơ quan Hải quan - DN sẽ được nâng lên tầm cao mới trong tương lai.
Hải quan Hà Nam: Cải cách đồng hành cùng doanh nghiệp | |
Hải quan Hà Nam: Một tháng tiếp nhận và xử lý 10.000 tờ khai hải quan |
Qua qua hội, Hải quan Hà Nam Ninh cũng đã giới thiệu các quy định liên quan đến quản lý phế liệu NK để các DN có hoạt động XNK trên địa bàn Hà Nam nắm bắt được và thực hiện trong thực tế.
Phản ánh vướng mắc tại hội nghị, đại diện Công ty TNHH EIDAI Việt Nam hỏi, DN phải nộp báo cáo quyết toán theo loại hình A12 theo mẫu nào? Lâu nay DN không khai báo theo mã công cụ dụng cụ như khai báo tờ khai nguyên liệu thì việc báo cáo sẽ như thế nào? DN có phải xây dựng định mức cho công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế nếu mà phải nộp báo cáo quyết toán theo loại hình A12 không?
Trả lời câu hỏi của DN, đại diện Hải quan Hà Nam Ninh cho biết, theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì báo cáo quyết toán thực hiện đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và sản phẩm- từ số liệu kế toán TK 125, TK 155 và TK 154 hoặc một số TK ngoại bảng (theo dõi hàng gửi loai hình gia công). Do vậy, công cụ, dụng cụ không phải thực hiện báo cáo quyết toán. Quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì định mức được xây dựng cho nguyên liệu, vật tư tiêu hao (không bao gồm dụng cụ, công cụ, phụ tùng thay thế).
Ngoài ra DN chế xuất NK công cụ, dụng cụ theo loại hình A12 không phải thực hiện báo cáo quyết toán. DN chế xuất NK nguyên liệu, vật tư (gồm cả vật tư tiêu hao) theo loại hình E11, E15 phải thực hiện báo cáo quyết toán. DN chế xuất có trách nhiệm xác định rõ hàng hoá NK là công cụ, dụng cụ, vật tư thiêu hao và theo dõi, lưu trữ chứng từ liên quan đến việc sử dụng loại hàng hoá trên hệ thống sổ kế toán, chế độ kế toán theo quy định.
Công ty TNHH Pomme International thắc mắc về thủ tục thanh lý tài sản cố định của DN chế xuất.
Về vấn đề này, theo đại diện Cục Hải quan Hà Nam Ninh, thủ tục thanh lý tài sản cố định của DN chế xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 79 Thông tư 39/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC và hướng dẫn tại Công văn 18195/BTC-TCHQ.
Cụ thể, DN chế xuất được thanh lý hàng hoá NK bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyểnm nguyên liệu, vật tư và các hàng hoá NK khác thuộc sở hữu của DN theo các hình thức: XK, bán, biếu, tặng, tiêu huỷ tại Việt Nam.
Đối với thủ tục thanh lý, đại diện Cục Hải quan Hà Nam Ninh cho biết, trường hợp DN thực hiện thanh lý theo loại hình XK thì DN đăng ký tờ khai hải quan XK; nếu DN thực hiện theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam thì DN được lựa chọn thực hiện theo một trong các hình thức sau: Thứ nhất, DN chế xuất lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hoá NK áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá NK chuyển đổi mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục NK đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý NK); căn cứ tính thuế là giá trị tính thuế, thuế suất, tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng. Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hoá này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan.
Đại diện Công ty TNHH EIDAI Việt Nam nêu câu hỏi. Ảnh: H.Nụ |
Khi bán vào nội địa, DN chế xuất liên hệ với cơ quan Thuế nội địa để cơ quan Thuế nội địa cấp 1 hoá đơn lẻ GTGT. DN chế xuất sử dụng hoá đơn GTGT lẻ để xuất bán máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển được xác định bằng (=) số thuế GTGT ghi trên hoá đơn bán lẻ thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển trừ (-) số thuế GTGT nộp ở khâu NK khi chuyển mục đích sử dụng, đại diện Hải quan Hà Nam Ninh nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Hải quan Hà Nam Ninh đã tiếp nhận và giải đáp trên 20 câu hỏi vướng mắc của DN nêu liên quan đến báo cáo quyết toán; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hàng hoá tạo tài sản cố định... Tất cả các câu hỏi DN nêu đã được phía Hải quan Hà Nam Ninh giải đáp cụ thể và đã được cộng đồng DN đánh giá cao. |
Cũng theo đại diện Hải quan Hà Nam Ninh, trường hợp DN chế xuất lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục XNK tại chỗ thì DN nội địa thực hiện thủ tục NK tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục XNK tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hoá XNK trừ trường hợp hàng hoá thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi NK ban đầu; hàng hoá quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép NK đồng ý bằng văn bản. Thủ tục tiêu huỷ thực hiện theo quy định tại Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC; thông báo phương án xử lý với cơ quan Hải quan để giám sát tiêu huỷ.
Công ty TNHH Osawa Việt Nam thắc mắc, DN nhận gia công, sản xuất khuôn và xuất trả lại cho một DN ở Nhật, tuy nhiên, DN Nhật yêu cầu DN giữ lại khuôn để sản xuất tại nhà máy (chi phí làm khuôn, chi phí sản xuất sản phẩm được tách biệt). Vậy DN cần làm thủ tục hải quan như thế nào để ghi nhận các chi phí đó?
Về vấn đề này, theo đại diện Hải quan Hà Nam Ninh, khi đó, DN Việt Nam đăng ký tờ khai hải quan mới chuyển đổi mục đích sử dụng; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hoá NK áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá NK chuyển đổi mục đích sử dụng; căn cứ tính thuế là giá trị tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21, Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ly hôn, con dưới 3 tuổi có chắc mẹ được nuôi?
- ·Văn phòng Quốc hội tổng kết công tác năm 2016
- ·117/118 thủ tục hành chính được cắt giảm thời gian giải quyết
- ·Cao su Phú Riềng thi “Chủ tịch công đoàn cơ sở giỏi”
- ·Hơn 50 triệu đồng đến với bé Nguyễn Lê Vy Ngà
- ·Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch tả lợn
- ·Khắc phục tình trạng sử dụng sai mục đích, cho thuê đất sai quy định
- ·Vietinbank Bình Phước kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển
- ·Phàn Láo Tả đã được mổ tim… như một phép màu!
- ·Tai nạn giao thông dịp Tết giảm trên 63%
- ·Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
- ·Doanh nghiệp Việt gặp khó vì quy định cấm nhập khẩu tôm của Úc
- ·Phát huy truyền thống, bản lĩnh cách mạng người Bộ đội Cụ Hồ
- ·Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Armenia
- ·Đầu năm chơi đá cầu may
- ·Năm 2016, tổng dư nợ cho vay đạt 30.413 tỷ đồng
- ·Khánh Lộc vui mừng đón nhận xã nông thôn mới
- ·Hưởng ứng ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân
- ·Ta yêu nhau từ lần vào nhầm phòng?
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thăm và chúc Tết các doanh nghiệp