【nữ mexico vs】Thua thiệt đủ đường trước gian lận xuất xứ hàng hóa
Hải quan Lạng Sơn cảnh báo gian lận xuất xứ hàng hóa |
Sắt thép là một trong những ngành hàng có nhiều lo ngại về vấn đề gian lận xuất xứ hàng hóa. Ảnh: Trần Nghi. |
Nguy cơ dồn dập
Theệtđủđườngtrướcgianlậnxuấtxứhànghónữ mexico vso Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương): Các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng XK của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử ... Hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp PVTM. Một số mặt hàng XK khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh như ván ép XK sang Hoa Kỳ, lốp xe tải và xe khách XK sang EU.
Trên thực tế, mối nguy gia tăng gian lận xuất xứ hàng hóa, điển hình là hàng hóa Trung Quốc mượn xuất xứ Việt Nam để XK đi các thị trường mà Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại (FTA), dẫn tới nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh đã được các cơ quan quản lý cảnh báo khá nhiều thời gian qua. Ví dụ điển hình như, ngay đầu tháng 2/2019, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với xe đạp điện NK từ Trung Quốc vào Liên minh châu Âu (EU), áp dụng trong 5 năm kể từ ngày 18/1/2019. Theo số liệu thống kê của EU, XK xe đạp điện từ Việt Nam sang EU đã tăng sau khi EU tiến hành điều tra đối với xe đạp điện NK từ Trung Quốc. “Việc lượng XK xe đạp điện từ Việt Nam sang EU tăng nhanh, trùng với thời điểm EC điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm NK từ Trung Quốc có thể dẫn đến nguy cơ EC tiến hành điều tra lẩn tránh thuế đối với một số DN XK của Việt Nam, gây ảnh hưởng liên đới tới các DN XK chân chính”, Cục Phòng vệ thương mại nêu rõ.
Trước đó, ngày 22/10/2018, EC cũng đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe khách và xe tải có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngay sau khi EC áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, khối lượng XK mặt hàng lốp xe khách và xe tải từ Việt Nam sang EU tăng đột biến. Việc này đặt ra nguy cơ EC tiến hành điều tra lẩn tránh thuế hoặc điều tra chống bán phá giá đối với DN XK của Việt Nam.
Theo Cục Phòng vệ thương mại: Trong thời gian qua, một số thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tăng cường sử dụng các công cụ PVTM. Để bảo đảm hiệu quả của các biện pháp PVTM, các quốc gia này cũng tích cực giám sát, theo dõi sự biến động của luồng hàng hóa NK sau khi biện pháp được áp dụng nhằm phát hiện các hành vi gian lận, trong đó có gian lận xuất xứ, nhằm lẩn tránh biện pháp PVTM. Một khi phát hiện hành vi gian lận, nước áp dụng biện pháp PVTM có xu hướng áp dụng luôn biện pháp này cho hàng hóa tương tự của quốc gia mà tại đó hành vi gian lận xảy ra, gây ảnh hưởng liên đới tới các DN XK chân chính.
Thua thiệt đủ đường
Phân tích rõ hơn những thua thiệt khi vấn đề gian lận xuất xứ hàng hóa ngày càng trở lên nhức nhối, ông Võ Trường Sơn-Tổng giám đốc Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đánh giá: Hàng hóa của các nước lân cận không có lợi thế về mặt thuế suất có thể mượn xuất xứ của Việt Nam để XK. Rủi ro tiềm tàng trước hết là gây ảnh hưởng thông tin sai lệch về cán cân thương mại. Khi hàng hóa nước khác mượn xuất xứ của Việt Nam, Việt Nam sẽ bị đánh giá gia tăng lượng XK, thậm chí xuất siêu. Ví dụ với thị trường Hoa Kỳ, khi nhận thấy thâm hụt thương mại với Việt Nam ngày càng tăng lên, Hoa Kỳ có thể gây sức ép, đưa ra chính sách gây khó khăn. Bên cạnh đó, khi để “lỗ hổng” mượn xuất xứ hàng hóa để XK, hàng Việt sẽ bị hiểu lầm. “Ví dụ, nông sản Việt hay những hàng hóa Việt sản xuất ra tốt với thương hiệu Việt được thế giới tín nhiệm nhưng bị mượn xuất xứ có thể làm cho các nước NK hiểu lầm rằng đây là hàng Việt Nam. Trong trường hợp, những hàng hóa đó có vấn đề về chất lượng hay vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa Việt Nam cũng bị mang tiếng, ảnh hưởng đến uy tín”, ông Sơn nói.
Nhìn nhận về gian lận xuất xứ hàng hóa nhưng liên quan trực tiếp tới cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, ông Trương Văn Cẩm-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay: Cuộc chiến tranh thương mại này có thể sẽ đem đến không ít rủi ro cho ngành dệt may Việt Nam. Điển hình như, DN Trung Quốc có thể tìm cách chuyển sản phẩm hoặc bán thành phẩm sang Việt Nam để hoàn tất, XK. Điều này đặt hàng dệt may XK Việt Nam trước nguy cơ nếu hàng dệt may XK vào Hoa Kỳ tăng đột biến sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế cao.
Trên thực tế, hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu. Điều này là một trong những yếu tố gây khó khăn, tạo kẽ hở để gian lận xuất xứ hàng hóa có nguy cơ gia tăng. Ông Sơn đề nghị, để giảm thiểu rủi ro từ vấn đề gian lận xuất xứ hàng hóa, phải nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, lấp các “lỗ hổng”. Bên cạnh đó, trong công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa XNK, các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường giám sát, làm thật chặt chẽ. “Hoàn thiện chính sách và tăng cường giám sát là có thể hạn chế được”, ông Sơn nhấn mạnh.
Trong câu chuyện ứng phó gian lận xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương khuyến nghị các DN XK của Việt Nam tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, đồng thời phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường, tránh để các ngành sản xuất, XK của Việt Nam bị liên lụy và bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống lẩn tránh và phòng vệ thương mại tại một số thị trường NK.
Ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA): Doanh nghiệp nên tích cực sử dụng nguyên liệu trong nước Từ tháng 6/2017, Việt Nam đã sản xuất được nguyên liệu (thép cuộn cán nóng) để sản xuất thép tấm lá và các loại tôn. Trước lo ngại gian lận xuất xứ hàng hóa, VSA khuyến cáo DN nên sử dụng thép cuộn cán nóng trong nước để sản xuất. Điều này sẽ giúp DN tránh được việc khởi kiện, áp thuế chống lẩn tránh thuế từ các thị trường lớn, điển hình như Hoa Kỳ hay các thị trường khác. Bên cạnh đó, để ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung, các DN cũng mong muốn ngày càng nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các đơn vị trực tiếp như Bộ Công Thương. Ví dụ như, hệ thống tham tán thương mại ở các nước có thể hỗ trợ cho DN ngành thép thông tin về thị trường cũng như các luật lệ, quy định của thị trường. Trên có sở, DN có thể hiểu biết rõ hơn về thị trường cũng như rào cản luật pháp để tránh xảy ra tranh tụng thương mại. Ngoài ra, phải nói thêm rằng, Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu thép ngày càng tăng. Đây là cơ hội lớn cho ngành thép phát triển. Khi bị kiện ở nước ngoài nhiều, muốn phát triển, chúng ta phải bảo vệ bằng được thị trường thép trong nước, ngăn cản việc NK các sản phẩm trong nước đã sản xuất được. Thời gian tới, VSA đề nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất thép nội địa. Uyển Như (thực hiện) |
(责任编辑:La liga)
- ·1.000 suất mua bánh WOW miễn phí nhân mùa Giáng sinh
- ·Giám đốc Công an trực tiếp xử lý tin báo vi phạm nồng độ cồn qua đường dây nóng
- ·Dự báo thời tiết 21/3/2024: Miền Bắc có sương mù trở lại, nền nhiệt tăng nhanh
- ·Chặn bắt đối tượng tàng trữ nửa kg ma túy đá
- ·Bỏ tình yêu 4 năm, chân thật với tình yêu 3 tháng?
- ·Khu xử lý chất thải Sông Công gây ô nhiễm, chỉ đạo khẩn sau VietNamNet phản ánh
- ·Doanh nghiệp vượt 'rừng thủ tục' để đầu tư, Chủ tịch Hà Nội tỏ ý tri ân
- ·Đề nghị chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe để trình Quốc hội
- ·Tôi đã “trao gửi” cho người khác không phải anh
- ·Trao quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình
- ·Kích động gây rối tại Bình Dương: Có thể bị phạt 7 năm tù
- ·Khu xử lý chất thải Sông Công gây ô nhiễm, chỉ đạo khẩn sau VietNamNet phản ánh
- ·Nắng nóng, khô hạn hoành hành, vợ chồng đưa con đi học về nhà sụt sâu thành hố
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đón không khí lạnh yếu trước khi nắng nóng mạnh
- ·Lá thư cầu cứu một sinh mệnh
- ·Giải cứu thành công 2 bé gái mất tích tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh suy yếu, hửng nắng tăng nhiệt mạnh
- ·Cháy xe container dưới chân cầu Phú Mỹ, giao thông TP Thủ Đức qua quận 7 tê liệt
- ·Trái tim non nớt đang thoi thóp
- ·Khu xử lý chất thải Sông Công gây ô nhiễm, chỉ đạo khẩn sau VietNamNet phản ánh