【keo bong đá hôm nay】Khó ở bài toán cung
Chất lượng dịch vụ,óởbàitoákeo bong đá hôm nay cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với giá lưu trú
Bất cập cung – cầu
Nói đến giá dịch vụ lưu trú ở Huế, những người trong cuộc phải lắc đầu ngao ngán khi mà có quá nhiều nguyên nhân khiến việc thực hiện nằm ngoài giới hạn. Chỉ cần vài phút lướt web, tìm sự so sánh giá một khách sạn 4 sao ở Đà Nẵng hay Nha Trang với Huế mới thấy sự chênh lệch là quá lớn. Ở các địa phương này, khách sạn 4 sao có giá vào tầm 1,5 triệu đồng/ngày, còn ở Huế cao thì được 900 nghìn đồng, thấp hơn thì 600 nghìn đồng và có khách sạn chỉ 370 nghìn đồng như thông tin của một giám đốc khách sạn từng phản ánh.
Vì sao lại thấp như thế? Câu hỏi đã được nêu lên tại nhiều diễn đàn để “bắt bệnh” và tìm “thuốc” khắc chế. Theo ông Nguyễn Hữu Bình, Chủ tịch Hội Lưu trú, nguyên nhân chính là nguồn cung đang vượt so với cầu của khách. Nếu tính tất cả số phòng ở Huế phải hơn 10 nghìn phòng, có thể phục vụ lên đến 17 nghìn khách trong vòng một ngày đêm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng chỉ vào khoảng 50%, một số khách sạn công suất chỉ đạt 30 - 40%. Khi cung vượt cầu sẽ dẫn đến một thực trạng khác là tình trạng hạ giá để kéo khách về lưu trú.
Du khách đến lưu trú tại Huế
Trong phát triển kinh tế, yếu tố cung cầu luôn được những nhà hoạch định tính toán rất kỹ lưỡng. Thông thường, để đưa ra thị trường một sản phẩm nào đó, phải dựa trên nhu cầu mới cung ứng cho phù hợp, tức là cầu luôn quan trọng hơn cung. Dịch vụ lưu trú cũng phải dựa trên nguyên tắc đó. Phải chăng, sự định hướng phát triển của du lịch Huế chưa tính hết vấn đề này, dẫn đến sự phát triển số lượng cơ sở lưu trú, trong khi đó, lượng khách đến Huế không phát triển tương đương với tốc độ. Điều này cần được ngành du lịch tính toán kỹ hơn khi đến cuối năm 2016, ở Huế đã có 10.731 phòng, 17.485 giường và kế hoạch đến năm 2020 là 22.600 phòng, năm 2025 có 38.100 phòng và năm 2030 lên đến 61.400 phòng.
Một vấn đề khác cần mổ xẻ chính là sự liên kết giữa các doanh nghiệp quá rời rạc. Thông tin từ Hội Lữ hành, ở Huế có 30 khách sạn từ 3 sao trở lên, nhưng chỉ một nửa số đó vào hội. Làm gì cũng phải có sự thống nhất và ràng buộc với nhau. Nếu một số thành viên tăng giá, còn số khác lại không thì lượng khách lại đổ về những cơ sở giá thấp đó. Điều đáng nói hơn, những doanh nghiệp nằm ngoài “cuộc chơi” hiện nay chủ yếu là những doanh nghiệp nổi tiếng ở Huế.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (giữa), Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh, nhiều khách sạn ở Huế đã quá cũ, cần được đầu tư, nâng cấp
Chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng cũng là một nguyên khiến khó tăng giá dịch vụ lưu trú. Nhiều khách sạn ở Huế có tuổi thọ cao. Cơ sở hạ tầng thấp thì không thể đòi hỏi giá cả cao hơn. Dù đã có những nâng cấp, song như vậy là chưa đủ so với nhu cầu. Trong chuyến thẩm định lại các cơ sở lưu trú ở Huế gần đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh, một số khách sạn ở Huế đã quá cũ, cần phải nâng cấp để đáp ứng với các tiêu chuẩn ngày càng cao trong xếp hạng sao, mặt khác, nếu không nâng cấp, chính các khách sạn này sẽ chịu thua trong cạnh tranh khách.
Gắn kết và ràng buộc
Nguyên nhân đã được chỉ ra, điều cần làm hiện tại là gỡ khó. Hiệp hội Du lịch cho rằng, đã không ít lần kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia vào hiệp hội để có những ràng buộc, cùng nhau thống nhất các phương án tăng giá dịch vụ. Một số tham gia, rồi lại rút ra khỏi hiệp hội. Ông Nguyễn Hữu Bình nhận định, ít nhất phải có 2/3 doanh nghiệp từ 3-5 sao nằm trong hiệp hội mới có thể thống nhất các giải pháp tăng giá. Nhưng để đưa các doanh nghiệp vào trong hiệp hội thì cần tiếng nói của cấp cao hơn.
Sự gắn kết và ràng buộc nhau được cho là giải pháp căn cơ. Như ở Khánh Hòa, doanh nghiệp nào không vào hiệp hội sẽ tự đánh mất quyền lợi và nếu có sự cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ bị cô lập ngay lập tức. Khi đã vào trong một “mái nhà” có những quy định rất cụ thể, như tất cả khách sạn 4 sao ở Nha Trang có giá tối thiểu là 1 triệu đồng. Nếu cơ sở nào có chất lượng tốt hơn thì giá có thể cao hơn, chứ tuyệt đối không "phá giá", đưa xuống dưới mức 1 triệu đồng. Nếu bị phát hiện sẽ bị tẩy chay. Điều này khiến cho các doanh nghiệp phải đầu tư, nâng cấp chất lượng.
Định hướng phát triển về số lượng cơ sở, phòng lưu trú cần thay đổi. Thay vì phát triển số lượng thì cần ưu tiên nâng cao chất lượng. Nếu càng phát triển số lượng thì cung lại càng vượt cầu sẽ khiến cho thị trường thêm phần phức tạp. Cần nghiên cứu, phân khúc dòng khách và đánh giá nhu cầu để có định hướng phù hợp. Huế phân khúc là dòng khách Tây Âu – Bắc Mỹ, tức là dòng khách hạng sang, trong lúc đó lưu trú lại thấp thì rõ ràng đi trái với quy luật. Phải xác định được điều này, nếu không, những lời quảng cáo du lịch Huế "ngon, bổ, rẻ” xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên internet. Một điểm đến hấp dẫn phải thể hiện ở nhiều chỉ số, một phần thể hiện qua chi tiêu của du khách. Giá dịch vụ cao mới chứng tỏ điểm đến thực sự chất lượng, giá dịch vụ lưu trú không là ngoại lệ.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, tăng giá dịch vụ lưu trú cần có lộ trình và phải tập trung nâng cao chất lượng. Những cơ sở mới xây dựng sau sẽ được định hướng về chất lượng, có thể số lượng phòng chỉ 2-3 sao, nhưng chất lượng phải 4-5 sao. Bên cạnh đó, khuyến khích các cơ sở cũ sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng như cầu của khách du lịch. Lộ trình tăng giá cũng được đặt ra. Nhiều hãng lữ hành đặt phòng đến cuối năm 2018, khi tăng thì có sự thông báo trước, tránh bất ngờ.
Điều mà ngành du lịch lo lắng là khi cấp phép xây dựng thì thuộc về phía Sở Xây dựng, Sở Du lịch chỉ tham gia ở phần hậu kiểm, khi đã lên khung khó có thể thay đổi. Trước khi xây dựng có một số ràng buộc thì có thể kiểm soát chất lượng và quy mô. Đề án tăng giá dịch vụ đang được thực hiện bởi Hiệp hội Du lịch. Nhưng với khả năng của mình, hiệp hội khó có thể giải quyết những tồn tại như thế. Cần có sự vào cuộc của các cấp cao hơn.
Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
(责任编辑:La liga)
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Xây dựng kịch bản phản ứng cho các tình huống có ca bệnh đậu mùa khỉ
- ·Còn hơn 7.000 giải hoàn tiền đến 5 triệu đồng của HDBank đang chờ chủ nhân
- ·Cindy Thái Tài làm giám khảo cuộc thi Đại sứ Du Lịch Cửu Long 2021
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Việt Nam là thị trường đầu tiên Korean Air khai thác máy bay A321neo
- ·5 nước gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu 6.000 tỷ USD do có lượng phát thải lớn
- ·Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về sản xuất và tiêu dùng bền vững 2023
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·BTV Quang Minh hạnh phúc bên vợ và 4 con trai
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng
- ·Phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách
- ·Bán vốn Sabeco, Habeco: "Gia hạn" cho Bộ Công Thương đến hết tháng 9
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Hàng loạt hoạt động ý nghĩa của NAPAS tại sự kiện Sóng Festival
- ·Vina CHG ra mắt công nghệ in bao bì chống hàng giả thông minh
- ·Nộp khoản thu từ cổ phần hóa và bổ sung vốn điều lệ
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·9 tháng chống chọi ung thư của NSƯT Thanh Kim Huệ