【empoli – salernitana】Brexit là vô ích?
Có lẽ danh tiếng này chỉ đơn thuần được lưu lại từ thời Đế chế Anh vốn đã qua từ lâu. Điều này chắc chắn không phù hợp với Vương quốc Anh năm 2017.
Tháng 6 năm ngoái, Anh quyết định sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), mặc dù với số phiếu sít sao. Kết quả bầu cử Quốc hội sớm vào tháng 6 năm nay lại chỉ ra rằng chủ nghĩa thực dụng ở Anh đang trong giai đoạn thoái trào.
Cuộc bầu cử sớm hồi tháng 6 - khiến đảng Bảo thủ mất thế đa số, dẫn đến một quốc hội bị treo - cho thấy khoảng cách giữa tầng lớp chính trị ở Westminster với phần còn lại của đất nước xa đến mức nào. Thực tế, Anh dường như đang trải qua không chỉ một cuộc khủng hoảng về chính trị và sắc tộc, mà còn có cả cuộc khủng hoảng lòng tin vào giới tinh hoa chính trị và kinh tế, với khởi đầu là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Điều này sẽ không thể khiến cho các cuộc đàm phán đang diễn ra để Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) trở nên dễ dàng hơn. Đối tác của EU trong các cuộc đàm phán này là một chính phủ đang bị suy yếu nghiêm trọng bên trong một đất nước tràn ngập khủng hoảng. Tuy nhiên, Anh sẽ vẫn là một đối tác quan trọng của châu Âu bên ngoài EU. Một trong những rủi ro lớn nhất hiện nay, đối với cả EU lẫn Anh, chính là việc Anh sẽ rời khỏi EU mà không nhận được điều gì, và rút cục, nước này sẽ ở trong tình trạng thậm chí còn tồi tệ hơn hiện tại.
Trước khi Brexit diễn ra, Anh đã có một vị thế mạnh trong EU, và do đó trên trường quốc tế, quốc gia này cũng đang sở hữu một mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. London từ lâu đã là một trung tâm tài chính của toàn lục địa. Và nền kinh tế Anh là - hoặc, ít nhất đã từng là - cửa ngõ cho nhiều tập đoàn quốc tế muốn tiếp cận thị trường chung EU và khu vực đồng euro, bất chấp việc Anh từ chối tham gia khu vực đồng tiền chung này.
Khi rút khỏi EU, Anh sẽ đánh mất một thỏa thuận lớn, về cả kinh tế lẫn chính trị. Những người ủng hộ Brexit ở Anh đòi hỏi “chủ quyền”, song lại không cân nhắc việc điều đó có thể mang lại ý nghĩa gì trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập thị trường đang ngày càng phát triển như hiện nay. Với tư tưởng bảo hộ như của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, tầm quan trọng của việc duy trì sự tiếp cận với thị trường chung châu Âu dường như sẽ sâu sắc hơn bao giờ hết.
Tuy vậy, Anh sẽ không phải là người thua cuộc duy nhất trong tiến trình Brexit. Bởi lẽ, EU cũng sẽ đánh mất vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sự bảo đảm hàng đầu về an ninh của họ. Niềm hy vọng hiện giờ chính là việc ông Emmanuel Macron chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sẽ làm giảm những “nỗi đau” gây ra bởi Brexit. Cuộc bầu cử của ông Macron, cùng với tín hiệu tích cực về kinh tế từ khu vực đồng euro, sẽ tạo ra một cơ hội khởi đầu mới đầy bất ngờ đối với EU, điều này có thể bắt đầu ngay khi Đức tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9/2017. Khi điều này xảy ra, Anh rất có thể sẽ phải “chia tay” với một EU đang nhanh chóng chuyển hướng sang việc hồi phục sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế - trớ trêu thay, đây lại là điều Anh từng nghĩ rằng họ sẽ đạt được khi quyết định thực hiện Brexit.
May mắn rằng, cuộc bầu cử gần đây ở Anh có thể tạo ra điểm khởi đầu cho các cuộc thương lượng. Đối với nhiều nhà quan sát, kết quả này cho thấy các cử tri Anh phản đối một "Brexit cứng", theo đó Anh sẽ ra khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan mà không có thỏa thuận nào đồng thời quay trở lại với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Vì vậy, từ lợi ích của cả hai bên, Anh và EU không nên gây ra những vết thương sâu hơn. Cả hai bên cần thừa nhận sự phụ thuộc vào nhau và nên sẵn sàng tỏ ra rộng lượng hơn.
Về phần mình, nếu EU tỏ ra tôn trọng thời gian biểu ra đi của Anh, các quy định thương mại mới và bất kỳ sự dàn xếp chuyển tiếp nào, điều đó có thể làm dịu tác động của quá trình “ly hôn”. Và nước Anh nên lưu tâm việc nhiều công dân EU hiện đang sinh sống ở Anh, và trung thực về các cam kết tài chính đối với khối này.
(责任编辑:La liga)
- ·“Thiếu thốn”, vợ tôi đi kiếm thêm ở ngoài
- ·Soi kèo phạt góc Indonesia vs Iraq, 16h00 ngày 6/6
- ·Soi kèo phạt góc Aarhus AGF vs Copenhagen, 00h00 ngày 22/5
- ·Soi kèo phạt góc Atalanta vs Juventus, 2h00 ngày 16/5
- ·Cơ cực mẹ già yếu nuôi con mắc bệnh lạ
- ·Soi kèo góc Frosinone vs Inter Milan, 1h45 ngày 11/5
- ·Soi kèo phạt góc Brighton vs Chelsea, 01h45 ngày 16/5
- ·Soi kèo góc Brighton vs Aston Villa, 20h00 ngày 5/5
- ·Thắc mắc quyền thừa kế khi ba mẹ mất
- ·Soi kèo góc Club Brugge vs Fiorentina, 23h45 ngày 8/5
- ·Phá vỡ hợp đồng cho thuê, xử lí thế nào?
- ·Soi kèo góc Cagliari vs Fiorentina, 1h45 ngày 24/5
- ·Soi kèo góc AS Roma vs Juventus, 1h45 ngày 6/5
- ·Soi kèo phạt góc Lazio với Empoli, 19h30 ngày 12/5
- ·Chồng mất trước, vợ có được hưởng toàn bộ tài sản?
- ·Soi kèo góc Osasuna vs Mallorca, 00h30 ngày 15/05
- ·Soi kèo phạt góc Liverpool vs Wolves, 22h00 ngày 19/5
- ·Soi kèo phạt góc MU vs Arsenal, 22h30 ngày 12/5
- ·Tấm lòng bạn đọc gửi đến mẹ con cô Dương Thị Bình
- ·Soi kèo góc Real Madrid với Alaves, 2h30 ngày 15/05