【soi kèo real valladolid】Nghịch lý nữ quyền
"Ở Mỹ,ịchlýnữquyềsoi kèo real valladolid nhiều định kiến bủa vây nhà nữ quyền. Không ít người coi các nhà nữ quyền là ích kỷ, thiếu suy xét, chống việc lập gia đình và không muốn ở nhà nuôi dạy con cái".
"Phản xã hội, kém hấp dẫn, không được yêu thương, mất việc là những gì người Hàn nghĩ về nhà hoạt động nữ quyền".
"Tại Bồ Đào Nha, người ta sẽ nói: 'Bạn bất mãn về điều gì? Mọi thứ tốt hơn bao giờ hết' với nhà nữ quyền".
Đó chỉ là một vài trong số hàng nghìn phần trả lời cho câu hỏi: Trở thành một "nhà nữ quyền" ở đất nước của bạn có nghĩa là gì? được đài NPRđặt ra cho khán giả trên khắp thế giới của họ.
Theo Oxford Dictionary, chủ nghĩa nữ quyền là niềm tin, mục tiêu rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ hội như nam giới và những cuộc đấu tranh để đạt được mục tiêu này.
Dù được coi là truyền cảm hứng cho mọi người nhìn nhận, hành động và tin tưởng vào phụ nữ, mở ra các phong trào góp phần thay đổi lịch sử, đây vẫn bị coi là một đặc quyền ảo tưởng, phi thực tế ở một số nơi trên thế giới.
Hiều sai về chủ nghĩa nữ quyền, nhiều người có cái nhìn ác cảm với các nhà hoạt động nữ quyền. Ảnh: NPR. |
Nhiều người đưa ra lập luận rằng phụ nữ và nam giới ngay từ khi sinh ra đã không giống nhau (về thể chất chẳng hạn) nên không thể đòi hỏi bình đẳng.
Thế nhưng, “giống nhau” không có nghĩa là “bình đẳng”. Cốt lõi của chủ nghĩa nữ quyền là về bình đẳng nam nữ, không phải sự giống hay khác nhau.
Theo Kathy Caprino, tác giả cuốn sách The most powerful you: 7 brave paths to building the career of your dreams, ngày càng có nhiều phong trào, cuộc đấu tranh được gắn mác nữ quyền, nhưng cùng với đó, ác cảm, thậm chí là sự thù ghét với chủ nghĩa này cũng gia tăng.
Khi nhiều người, trong đó có cả phụ nữ, còn không hiểu nữ quyền thực sự là gì để đồng tình với nó, sợi dây định kiến vẫn ràng buộc nữ giới trên khắp mọi nơi.
Làn sóng nữ quyền thứ tư
Ngày 22/1/2017, một ngày sau lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Donald Trump, hàng triệu phụ nữ đã tuần hành trên hàng chục quốc gia để đòi quyền bình đẳng.
Cuộc tuần hành của phụ nữ được tổ chức để phản ứng lại thái độ của ông Trump đối với nữ giới trong suốt chiến dịch tranh cử, từ lập trường chống lại quyền sinh sản cho đến lời đe dọa bỏ tù những phụ nữ phá thai.
Phong trào giải phóng phụ nữ ở Washington, D.C. ngày 26/8/1970. Ảnh: Getty. |
Sự kiện này đã trở thành tâm điểm của cái gọi là làn sóng nữ quyền thứ tư, tiếp nối từ những làn sóng trước đó bắt đầu bằng cuộc đấu tranh giành quyền bầu cử vào cuối thế kỷ 19, chuyển qua các phong trào giải phóng của những năm 1960 và tiếp đến là các cuộc tranh luận xung quanh văn hóa đại chúng và lý thuyết giới trong những năm 1980.
Khác với các làn sóng trước đây, làn sóng nữ quyền thứ tư trong thế kỷ 21 đã chuyển trọng tâm từ bình đẳng pháp lý sang một loại phân biệt đối xử khó định lượng và khó đấu tranh hơn, theo Tạp chí Prospect.
Ví dụ, các số liệu gần đây do BBCcông bố cho thấy khoảng cách lương đáng kể giữa các nhà báo nam và nữ làm cùng một công việc.
40 năm luật trả lương bình đẳng đã không tạo ra kết quả như mong muốn ở Anh. Năm 2017, vẫn chưa có một quốc gia nào trên thế giới mà phụ nữ kiếm được nhiều tiền như nam giới.
Có nhiều lý do cho việc này. Các nhà bình luận thường đổ lỗi cho phụ nữ, chỉ ra rằng họ có xu hướng theo đuổi những công việc được trả lương thấp hơn trong các lĩnh vực như dạy học và chăm sóc, trong khi nam giới có nhiều khả năng chọn những công việc được trả lương cao trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh.
Tiếp đó là thách thức đối với việc chăm sóc trẻ em: dữ liệu cho thấy khoảng cách lương giữa hai giới tăng lên đáng kể sau khi phụ nữ bắt đầu có con, vì họ phải chịu đựng những thất bại của thời gian nghỉ thai sản (không có chế độ nghỉ phép chung ở Anh cho đến năm 2015) và loay hoay để cân bằng sự nghiệp với công việc nội trợ.
Phong trào nữ quyền phát triển trên khắp thế giới trong những năm gần đây. Ảnh: REDUX. |
Bình đẳng trên thực tế
Một nguyên nhân khác cơ bản nhưng khó nhận thấy hơn, đó là sự thiên vị ngầm - những định kiến giới còn sót lại ảnh hưởng đến cách phụ nữ được nhìn nhận và đối xử, khiến họ không thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với nam giới.
Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng cùng một người nộp đơn xin việc với cùng một CV sẽ ít có khả năng được nhận việc nếu họ có tên khá nữ tính.
Tại Trung Quốc, phụ nữ đi xin việc luôn gặp phải những câu hỏi về việc kết hôn, sinh con, thậm chí bị bắt thử thai, trong khi điều đó không xảy ra với nam giới.
Như Iris Bohnet, giám đốc Chương trình Chính sách Công và Phụ nữ tại Trường Harvard Kennedy, từng viết trong What Works: Gender Equality by Design(2016), thành kiến vô thức như vậy ảnh hưởng đến phụ nữ ở tất cả thời điểm trong sự nghiệp của họ.
Nữ quyền phát triển nhưng phụ nữ vẫn bị ràng buộc bởi định kiến. Ảnh: Harper's Bazaar. |
Trả lương bình đẳng chỉ là một ví dụ. Từ mức độ bạo lực gia đình và tình dục mà 1/3 phụ nữ châu Âu phải trải qua, đến những áp lực đè nặng về tiêu chuẩn sắc đẹp và cả thói quen nói chuyện của đàn ông đối với phụ nữ, một thế hệ phụ nữ trẻ đang nhận ra rằng bình đẳng trong pháp luật không được chuyển hóa thành bình đẳng trên thực tế.
Hàng trăm phụ nữ từ hàng chục quốc gia đã kể về những trải nghiệm thực tế của họ trong cuốn sách Everyday Sexism (2014) của tác giả Laura Bates.
“Lúc đầu tôi nghĩ nếu may mắn tôi sẽ thu thập được khoảng 100 câu chuyện, nhưng không, mọi thứ lan rộng như cháy rừng. Một nhà tư vấn tiếp thị bị tấn công tình dục bởi các đồng nghiệp nam. Một nữ sinh và một góa phụ cho biết đã bị quấy rầy vì quan hệ tình dục. Một DJ giải thích việc bị quấy rối liên tục đã khiến cô ấy sợ hãi công việc mà mình từng yêu thích như thế nào”, Bates nói.
Theo nhà báo Jessica Abrahams, người chuyên tìm hiểu về các vấn đề về giới và quốc tế, mặc dù phong trào nữ quyền đã phải mất hàng thế kỷ vận động để thay đổi luật, bây giờ có vẻ như mọi thứ cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ.
Các vấn đề xã hội, văn hóa và tâm lý mà làn sóng nữ quyền thứ tư đang hướng tới phức tạp và khó nắm bắt hơn rất nhiều.
"Dường như càng đấu tranh, chúng ta càng nhận thấy việc giành quyền cho phái nữ và phong trào bình đẳng giới càng gặp khó khăn. Cùng lúc đó, phụ nữ càng bị ràng buộc bởi nhiều định kiến, ràng buộc bởi nhiều quy tắc xã hội", bà kết luận.
Theo Zing
Nữ luật sư nổi tiếng yêu thương, bảo vệ trẻ em bằng cả trái tim
Nhiều năm qua, bà trở thành niềm tin, chỗ dựa, lá chắn sống của trẻ em bị xâm hại. 65 tuổi, bà vẫn đi lại như con thoi giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận để bảo vệ trẻ em.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cơ cực chị bệnh tật nuôi em bị tâm thần
- ·Một nông dân Bình Phước hiến đất trị giá hàng tỷ đồng để làm đường
- ·Cơ quan Hải quan chủ động hợp tác với các đối tác truyền thống và các đối tác mới
- ·Khai mạc Cuộc họp lần thứ 20 Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền (CAP) của WCO
- ·Giáo viên vùng cao, phụ cấp tính thế nào?
- ·Mẫu nhà cấp 4 rẻ tiền tuyệt đẹp, được ưa chuộng cuối năm 2019
- ·Dân chung cư bị cắt nước vì không đóng phí dịch vụ
- ·Hơn 300 khách mua đất dự án Phú Gia Huy nhận sổ hồng
- ·Bi kịch cuộc đời 3 đứa con tâm thần của ông giáo Vương Mua
- ·Lào công bố ý nghĩa chủ đề, logo Năm Chủ tịch ASEAN 2024
- ·Nếu con chết nội cúng con chiếc bánh sinh nhật
- ·Cận cảnh những khu đất vàng nghìn tỷ đồng của Tổng Công ty VEAM
- ·Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ báo lỗ năm thứ hai liên tiếp
- ·Liên minh châu Âu thông qua cấp visa thăm khối Schengen trên nền tảng số
- ·'Việt Nam luôn coi trọng, tăng cường tình hữu nghị với Trung Quốc'
- ·Nút thắt quan trọng của ngành vận tải toàn cầu
- ·Người Trung Quốc đã lạnh nhạt với bất động sản Mỹ
- ·Nửa đêm hứng dột từ toilet, lĩnh đủ mùi lạ ở chung cư tiền tỷ
- ·Con sống với ông bà nội, mẹ dành lại quyền nuôi được không?
- ·Thách thức về di cư