【bóng đá hà lan hôm nay】Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch chăm sóc sức khỏe
Giới thiệu thông tin các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe |
Để khách biết đến
Gần 3 ngày trải nghiệm nhiều hoạt động ở tuần lễ du lịch CSSK - wellness tourism weekend (diễn ra ngày 15-17/12), anh Châu Thành Đạt, du khách từ Phú Yên đã có cách nhìn nhận khác về loại hình du lịch này ở đất Cố đô. Anh Đạt bảo: “Lâu nay, cứ ra Huế du lịch là chỉ để đi du lịch hay đau ốm chỉ ra khám bệnh. Nếu Huế kết hợp tốt du lịch với CSSK, quả thực sẽ thêm một lựa chọn tốt cho chúng tôi”.
Tuần lễ Du lịch CSSK - Wellness Tourism Weekend” với một loạt chuỗi các hoạt động giới thiệu sản phẩm gắn với sức khỏe như: ẩm thực dinh dưỡng, thiền và trà; dịch vụ spa và thăm khám, tư vấn sức khỏe theo hình thức truyền thống và hiện đại… đã mang đến cho người dân và du khách nhiều thông tin về loại hình du lịch CSSK. Lâu nay, có khá nhiều du khách đến Huế nhưng chưa biết Huế có lợi thế, tiềm năng để phục vụ du khách về du lịch CSSK.
Thừa Thiên Huế không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa lịch sử có sức thu hút các nhà nghiên cứu và khách du lịch trên toàn thế giới. Cố đô của Việt Nam còn là vùng đất có bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là lợi thế để Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh - Du lịch CSSK. Du lịch CSSK là loại hình du lịch nhằm cải thiện và cân bằng tất cả các lĩnh vực chính của đời sống con người bao gồm thể chất, tinh thần, tình cảm, nghề nghiệp, trí tuệ và tâm linh. Động lực chính cho khách du lịch CSSK là tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, chủ động, nâng cao lối sống như thể dục, ăn uống lành mạnh, thư giãn, chăm sóc và chữa bệnh. Các dịch vụ CSSK cho khách du lịch thường bao gồm: Làm đẹp và chống lão hóa; ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng và giảm cân; tập thể dục và trí óc; du lịch chăm sóc sức khỏe; phòng chống bệnh tật; spa; suối khoáng nóng… Tất cả đều là lợi thế của ngành du lịch Thừa Thiên Huế.
Lãnh đạo tỉnh tham quan không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm chăm sóc sức khỏe |
Theo lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Huế có nhiều nguồn nước khoáng nóng, trong đó có những nguồn nước khoảng nóng đã được khai thác, hình thành các khu nghỉ dưỡng phục vụ sức khỏe và du lịch. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp được xây dựng trong những không gian yên bình theo triền đồi, ven bờ sông Hương hay trải dài trên các bãi biển, dễ dàng hòa mình với thiên nhiên và thích hợp để khai thác du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh. Những nguồn tài nguyên này đã trở thành thế mạnh để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thực tế thì sau 2 năm bùng phát dịch COVID-19, ngành du lịch đang có sự dịch chuyển, chú trọng hơn đến phát triển hình thức du lịch kết hợp CSSK. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế và khai thác hiệu quả cho ngành du lịch, câu chuyện xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch CSSK cần được triển khai một cách bài bản và sâu rộng.
Tập trung quảng bá & xây dựng sản phẩm
Nhìn vào bức tranh du lịch, nhất là 2 năm qua, nhiều nghiên cứu và thực tiễn đều đã chứng minh dịch bệnh làm thay đổi nhu cầu của du khách quốc tế, nội địa và cả nội tỉnh. Du khách chú trọng CSSK. Trước xu hướng này, nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng đã chủ động khai thác nhiều dịch vụ mới, tập trung vào gói "Wellness" (chăm sóc sức khỏe).
Du lịch là ngành dịch vụ và để phát triển, không thể không quan tâm đến câu chuyện quảng bá. Trái lại, phải có cách làm thường xuyên, bài bản và tác động sâu rộng để du khách thập phương biết đến thế mạnh và loại hình du lịch CSSK của Huế.
Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, tỉnh cần hoàn thiện cơ chế, có chính sách nhằm phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe cho cộng đồng dân cư và thu hút du khách, cần có định hướng và quy hoạch cụ thể theo từng giai đoạn khác nhau với các mục tiêu rõ ràng trong việc phát triển sản phẩm du lịch CSSK để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và bền vững. Để đa dạng hóa các gói sản phẩm, Sở Du lịch, Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường cần có định hướng để xây dựng và thẩm định các sản phẩm du lịch CSSK, tiếp tục kết nối các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú để tạo ra gói sản phẩm du lịch y tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Mặt khác, từ phía các doanh nghiệp, các sản phẩm cần sự liên kết hơn nữa giữa các công ty lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, trị liệu, spa, massage… để tạo ra chương trình du lịch chăm sóc, khám, chữa bệnh bài bản.
(责任编辑:La liga)
- ·Hiệp định EVFTA
- ·62 thí sinh đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan năm 2023 khu vực miền Bắc
- ·Thanh toán song phương điện tử tập trung: Hiện đại và chặt chẽ
- ·Hướng dẫn mới về hội phí tham gia Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế
- ·Bộ Công Thương lên kế hoạch cung ứng hàng hóa Tết Nhâm Dần 2022
- ·Đón gần 74.000 lượt khách trong nước và quốc tế
- ·Hải quan Nghệ An cùng doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
- ·Dàn sếp Bamboo Airways lại biến động, thêm 1 bớt 3
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Định vị chỗ đứng phù hợp cho ASEAN hậu COVID
- ·Cục Thuế Phú Thọ tổ chức hội thao
- ·Gỡ ‘thẻ vàng’ là nhiệm vụ cũng là cơ hội phát triển ngành thuỷ sản
- ·Đại tá Nguyễn Hồng Phong giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
- ·Hơn 100 CBCC Cục Hải quan TPHCM hiến máu tình nguyện
- ·Cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn
- ·Chuyển đổi số: ‘Dữ liệu là dầu mỏ, trí tuệ nhân tạo là công cụ khai thác’ trong chuyển đổi số
- ·Thu hút hơn 500 thương hiệu từ 25 quốc gia
- ·Bổ sung 13 tỷ đồng cho tỉnh Quảng Nam
- ·Nhập khẩu ô tô liên tục tăng
- ·Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Hải quan Bình Định triển khai hiệu quả công tác khoanh nợ, xóa nợ