【đội hình psg gặp rennes】Việt Nam có thể là quốc gia tiên phong về phát triển xanh
Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh kết nối giao thương Giải pháp thu hút vốn cho các dự án năng lượng xanh |
Đây là nhấn mạnh của bà Ann Måwe - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam - tại buổi giới thiệu hệ thống điện mặt trời đầu tiên sử dụng năng lượng tái tạo trong khu vực ngày 15/3,ệtNamcóthểlàquốcgiatiênphongvềpháttriểđội hình psg gặp rennes nhân Ngày quốc tế năng lượng mặt trời và nhằm khuyến khích, thúc đẩy tính hiệu quả, bền vững về năng lượng.
Với tổng công suất 18,5kW, hệ thống điện mặt trời được Đại sứ quán Thụy Điển giới thiệu là hệ thống điện mặt trời sử dụng bộ biến tần đặc biệt với pin giúp có thể lưu trữ năng lượng cho những lần sử dụng sau. Khả năng lưu trữ năng lượng cho phép hệ thống cũng hoạt động như một nguồn cung cấp điện dự phòng những khi mất điện, tương tự như hệ thống UPS.
Buổi giới thiệu hệ thống điện mặt trời của Đại sứ Thụy Điển |
Đại diện nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật Orient - cho biết, chỉ trong 58 ngày vận hành, hệ thống điện mặt trời này đã tạo ra 1,74MWh. Điều đó tương đương với việc trồng 5 cây xanh, tiết kiệm 0,60 tấn than tiêu thụ cũng như hạn chế thải ra môi trường khoảng 1,73 tấn CO2 trong khoảng thời gian khá ngắn trong thời tiết mùa đông. Phía nhà cung cấp kỳ vọng hệ thống có thể cung cấp nhiều điện hơn vào mùa hè, khi khu vực miền Bắc chan hoà ánh nắng.
Phát biểu tại sự kiện, bà Ann Måwe cho rằng, năng lượng là trung tâm của phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế. Năng lượng mặt trời không tạo ra bất kỳ ô nhiễm môi trường hoặc tiếng ồn và là một trong nguồn năng lượng sạch nhất. Chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời cho phép giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường an ninh năng lượng.
Dẫn thông tin từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), bà Ann Måwe cho hay, Thụy Điển là quốc gia tiên phong về chỉ số chuyển đổi năng lượng, đứng số 1 thế giới trong ba năm liên tiếp (2018-2020). Điều này có nghĩa là Thụy Điển là nước dẫn đầu chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng an toàn, bền vững, với giá cả phải chăng và bao trùm trong tương lai.
Cho đến đầu những năm 1970, Thụy Điển phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ để cung cấp năng lượng. 75% năng lượng được tạo ra đến từ dầu mỏ. Sau cuộc khủng hoảng dầu năm 1973, Thụy Điển đã đầu tư mạnh mẽ vào việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngày nay, Thụy Điển là một trong những quốc gia có được nhiều tiến bộ nhất trên thế giới. Thuỵ Điển tái chế tới 99% rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và là một trong những nơi có mức phát thải carbon bình quân đầu người thấp nhất trong số các quốc gia phát triển.
“Kinh nghiệm của Thụy Điển đã chỉ ra rằng, con đường phát triển khi ta nói không với hoá thạch vừa khả thi vừa đem lại những điều tốt hơn. Hơn một nửa năng lượng được sử dụng ở Thụy Điển đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Thụy Điển đặt ra mục tiêu đáp ứng 100% nhu cầu điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2040. Giảm lượng khí thải carbon là chìa khóa quan trọng và Thụy Điển đã đạt được tăng trưởng lên và phát thải giảm xuống" - bà Ann Måwe thông tin.
Bà Ann Måwe - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam |
Thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng bền vững là chủ trương của Chính phủ Việt Nam, nhiều chính sách, cơ chế đã ban hành nhằm phát triển năng lượng tái tạo như Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - ông Võ Quang Lâm - cho biết, 3 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình nhằm phát triển năng lượng tái tạo, hiện đã đạt được nhiều kết quả khích lệ.
Trong khoảng từ giữa năm 2017 đến ngày 30/6/2019, đã có khoảng 4.800MW điện mặt trời nối lưới, 350MW điện mặt trời lắp đặt trên các mái nhà ở Việt Nam. Đặc biệt, điện mặt trời có sự phát triển ấn tượng từ năm 2019 cho đến hết năm 2020, đến nay đã có thêm khoảng 4.000MW có thể nối lưới điện quốc gia và thêm 9.500MW điện mặt trời được lắp đặt tại Việt Nam trong vòng 18 tháng vừa qua.
Đại diện EVN cho biết thêm, tại Việt Nam, năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời chiếm khoảng 30% tổng công suất lắp đặt, đóng góp 10% tổng lượng điện thương phẩm. Hiện đã có 5.000MW điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Dự kiến, hết tháng 10/2021, khoảng 3.000 MW điện gió sẽ được hòa mạng vào lưới điện quốc gia.
Bên cạnh đó, theo ông Võ Quang Lâm, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ ban hành cơ chế FIT3 mới cho điện mặt trời, nhằm tạo sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái nhà. EVN cũng đang nỗ lực giải tỏa năng suất điện tái tạo; phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế để giải quyết các bài toán đấu nối kỹ thuật, giảm tải công suất, đảm bảo cung cấp nguồn điện an toàn, bền vững.
Hệ thống điện mặt trời được Đại sứ quán Thụy Điển giới thiệu là hệ thống điện mặt trời sử dụng bộ biến tần đặc biệt với pin giúp có thể lưu trữ năng lượng cho những lần sử dụng sau |
Đánh giá về nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam, bà Ann Måwe cho rằng, Việt Nam đang đứng trước giao lộ quyết định. Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao đòi hỏi các quyết định quan trọng trong lộ trình phát triển đất nước. Năng lượng tái tạo đang ngày càng cạnh tranh về chi phí, do đó, có tiềm năng lớn để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng của đất nước và giúp giảm phụ thuộc nhiệt điện. Tuy nhiên, những thách thức đang đặt ra chính là làm thế nào Việt Nam có thể thúc đẩy để tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và tiếp tục đầu tư để nâng cấp hệ thống lưới điện nhằm tạo ra các đầu vào bền vững cho năng lượng tái tạo.
Theo bà Ann Måwe, Việt Nam đã thành công trong việc hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 trong xã hội. Như vậy, Việt Nam có tiềm năng khắc phục hậu quả của Covid-19 thông qua “xây dựng tốt hơn" bền vững hơn hướng về phía trước. Việt Nam có thể là quốc gia tiên phong trong khu vực minh chứng sự phục hồi xanh, toàn diện, khả năng chống chịu, dựa trên các nguyên tắc của Thỏa thuận Paris và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc hướng đến 2030. Điều đó không chỉ có lợi cho con người và khí hậu, mà còn mang lại các cơ hội hợp tác kinh doanh mới. “Thời gian tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Liên minh châu Âu (EU), các nước Bắc Âu trong các dự án phát triển năng lượng xanh và tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong vấn đề về chuyển dịch và bớt phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ dầu, than đá, qua đó thúc đẩy tăng tỷ trọng vào năng lượng tái tạo” - bà Ann Måwe nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Xì hơi gas tại Công ty Cổ phần Nước đá Thịnh Lợi, Phường 4
- ·Đồng hành với hộ nghèo
- ·Hơn 670 vận động viên tham gia hội thao chào mừng các ngày lễ lớn
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Đồng hành với hộ nghèo
- ·Điện hoa 24h đồng hành với Giải Bình Phước Marathon
- ·Euro 2024 khởi đầu hấp dẫn nhất lịch sử
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Đồng Bitcoin lần đầu tiên chạm đỉnh 91.000 USD
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Hình mẫu cho hợp tác kinh tế và tình đoàn kết Việt Nam
- ·Hạ thuỷ 5 tàu khai thác thuỷ sản đóng mới theo Nghị định 67
- ·Phần lớn doanh nghiệp chưa chấp hành quy định sử dụng hóa chất
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Đồng loạt ra quân thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản
- ·Cháy xưởng sản xuất đức tài composite thiệt hại 1,6 tỷ đồng
- ·Bắt gần 1 tấn vải sợi nhập lậu
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Olympic 2024: Các tuyển thủ Việt Nam đồng loạt ra quân