【al sadd vs】Lên Bạch Mã “săn” chim
Nguyễn Thùy Linh,sănal sadd vs nữ nhiếp ảnh gia hiếm hoi tham gia chụp chim hoang dã
Tài năng và vận may
Theo kết quả điều tra nghiên cứu, hiện ở Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có trên 1.700 loài động vật, trong đó, lớp chim có tổng cộng trên 360 loài. Nơi đây trở thành một trong những địa chỉ quen thuộc của các nhiếp ảnh gia chuyên săn ảnh động vật hoang dã.
Anh Võ Rin (Đà Nẵng), một trong những nhiếp ảnh gia chuyên theo đuổi khoảnh khắc đẹp của các loài chim, cho biết: “Nếu tính số lần lên Bạch Mã để chụp ảnh thì thật sự mình chẳng nhớ rõ, áng chừng 50 – 60 chuyến đi. Mình không phải là tay chụp chim gạo cội như nhiều nhiếp ảnh gia chuyên và đã gắn bó nhiều năm về mảng này, nhưng có lẽ tình yêu với thiên nhiên và cơ may đã giúp mình có những bức hình chụp chim ưng ý”.
Lỡ hẹn với khướu mỏ dài nhưng với nuốc bụng đỏ, Võ Rin đã không vuột mất cơ hội. Anh cười: “Nhiều người lên Bạch Mã để tìm chụp loài chim này, vất vả lắm nhưng chưa chắc đã được gặp. Còn mình thì lúc rời đoàn đi bộ về phòng lấy pin lại gặp nuốc bụng đỏ ngay bên đường. Thế là mình bấm máy lia lịa, và cũng từ đó, nhận thấy mối duyên với các loài chim, mình vỡ lẽ ra nhiều điều, rồi mua máy, “săn” chim và quyết tâm sưu tầm những bức ảnh đẹp về các loài chim của Việt Nam.
Ngoài chim muông, nhiếp ảnh gia Võ Rin còn “chộp” được khoảnh khắc của loài mang Trường Sơn quý hiếm
Khác với nhiếp ảnh phong cảnh, khi chụp ảnh các loài động vật hoang dã, đặc biệt là chim chóc, điều đầu tiên mỗi tay máy phải có là niềm đam mê với thiên nhiên và hiểu cặn kẽ tập quán mỗi loài. Anh Rin cho biết: “Ngoài VQG Bạch Mã, các nhiếp ảnh gia đặc biệt yêu thích chim có thể chụp ảnh các loài chim tại VQG Yok Don vào tháng 3 – 4 (mùa khô của rừng khộp). Thời điểm gần tết thì di chuyển ra VQG Cúc Phương hay cuối tháng 12, đầu tháng 1 thì đến VQG Tràm chim hoặc các tỉnh Đồng Tháp, Gò Công để tha hồ chụp các loài chim nước”.
Căn bản với những mùa và địa điểm cụ thể, nhưng không phải ai cũng có thể cháy hết mình với đam mê. Không chỉ giới hạn bởi quãng đường và công nghệ, những nhiếp ảnh gia còn phải vô cùng kiên nhẫn để săn cho được khoảnh khắc loài chim xuất hiện.
Chị Nguyễn Thùy Linh, một trong những nữ nhiếp ảnh gia hiếm hoi chụp ảnh chim chia sẻ: “Từ kỹ thuật chụp, kỹ năng đi rừng, kỹ năng tìm ra và tiếp cận cho đến khả năng nhạy bén bấm máy, mỗi bức ảnh chụp chim ra đời đều là một câu chuyện riêng. Những hiểm nguy như côn trùng, rắn rết hay việc phải đèo những thiết bị như ống kính nặng từ 3 – 7 kg (có giá trị rất lớn), lội bộ có hôm đến vài mươi km là chuyện như cơm bữa với nhiếp ảnh gia động vật hoang dã”.
Những mong ước
Để sở hữu hình ảnh của hơn 20 loài chim ở VQG Bạch Mã, chị Nguyễn Thùy Linh đã có những kỷ niệm khó quên ngay tại nơi này. Chị nói: “Ban đêm tầm 22h, mọi người lục tục đi soi cú mèo Latusơ. Nó là loài cú nhỏ, vị trí đứng lại rất khó tiếp cận nên để có hình, mình đã im lặng (nếu có động tĩnh chim sẽ bay ngay lập tức) dù biết vắt đang bò lên chân để cắn. Không hiếm lần mình gặp mưa hay điều kiện thời tiết không phù hợp, hoặc có những lần mất công, bỏ sức đi tìm song chẳng gặp được loài chim như mong muốn”.
Nhưng cũng chính ở Bạch Mã, với sự ưu ái và kỳ vĩ của thiên nhiên, nữ nhiếp ảnh gia 31 tuổi đã bắt gặp những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời. Đó là lúc đang ngồi ăn cơm nhưng may mắn lại gặp ngay một loài chim đẹp ghé thăm. Hay khi đang nghỉ ngơi, xả hơi cho một chuyến đi săn chim vất vả, những cuộn mây lớn từ đâu bỗng ùa vào, biến không gian thành khoảnh khắc tuyệt vời như trong tiên cảnh.
Với nhiếp ảnh gia Võ Rin, anh đã chụp tổng cộng 424 loài chim trong vòng 3 năm qua. Khác với những birder (người khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp chim chóc trong môi trường tự nhiên), nhiếp ảnh gia Võ Rin tập trung vào chụp ảnh chim nghệ thuật. Bởi thế nhiều lúc chung một loài chim, song anh phải tìm kiếm và “canh” nhiều lần mới có bức hình chụp ưng ý.
Nếu có dịp đến Huế, bạn nên đến Bạch Mã, chỉ cần nghe tiếng chim hót líu lo giữa rừng xanh trong sáng sớm, mọi lo âu, ưu phiền đều sẽ tan biến ngay.
Bài: MAI HUẾ - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nóng: Hà Nội giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
- ·Thăm, tặng quà cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- ·Ông Trương An Dương: Khu công nghiệp bền vững sẽ giảm áp lực cạnh tranh trong khu vực
- ·Bộ Giao thông Vận tải đề nghị rà soát suất đầu tư Dự án cao tốc Cam Lộ
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm mạnh
- ·Nêu gương trong phòng, chống dịch
- ·Nâng cao hiệu quả công tác xã hội
- ·Đường sắt đô thị Nhổn
- ·Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Đổi mới để phát triển
- ·Dự án cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn hơn 55% khối lượng
- ·Câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp Bác Hồ và Chủ tịch Kim Nhật Thành
- ·Ninh Thuận đột phá thu hút đầu tư dựa vào hạ tầng
- ·Chiến lược để công nghiệp, thương mại
- ·Cần 28.279 tỷ đồng nâng cấp hơn 15 km đường Mỹ Phước
- ·Giai đoạn 2021
- ·Dự án BOT cảng hàng không Phan Thiết: Quan ngại về khả năng huy động vốn
- ·Chuyện chưa bao giờ hết “nóng”
- ·Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án băng tải than đá từ Lào về Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 3/9: USD ồ ạt giảm giá, vàng đảo chiều đi lên
- ·Hé lộ tên tuổi nhà đầu tư 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc