【psg đội hình ra sân】Bảo hộ sở hữu trí tuệ tại biên giới: Chủ sở hữu quyền còn thờ ơ
Cụ thể:
Về việc xác định hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm SHTT, theo quy định của pháp luật thì sau khi phát hiện, bắt giữ được hàng hóa có dấu hiệu nghi ngờ là hàng giả, hàng vi phạm SHTT, cơ quan Hải quan phải tiến hành việc xác định tình trạng vi phạm của hàng hóa đó. Quyết định xử lí chỉ được ban hành khi đã có cơ sở xác định là hàng thật hay hàng giả.
Trong thực tế, thủ đoạn làm hàng giả hiện nay rất tinh vi, bằng mắt thường và chỉ dựa vào những tài liệu do chủ sở hữu quyền cung cấp thì rất khó phân biệt và xác định được. Vì vậy hầu hết các trường hợp phát hiện, bắt giữ hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, vi phạm SHTT đều phải dựa vào kết quả kiểm tra, xác định thực tế của chủ sở hữu quyền.
Tuy nhiên, khi nhận được công văn thông báo và yêu cầu của cơ quan Hải quan, chủ sở hữu quyền thường không trực tiếp đến phối hợp kiểm tra, lấy mẫu phân tích hàng hóa mà lại có yêu cầu cơ quan Hải quan phải gửi mẫu để chủ sở hữu quyền xem xét, sau đó có kết luận mới gửi công văn trả lời. Theo Cục Hải quan Quảng Ninh, việc thực hiện theo trình tự thủ tục này rất phức tạp và mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho việc tạm giữ hàng hóa và ra quyết định xử lí của cơ quan Hải quan.
Hiện nay, dầu nhờn giả nhãn hiệu Honda, Castrol, Yamaha… đang là một mặt hàng trọng điểm nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới TP.Móng Cái. Do đây là loại hàng có chứa hóa chất nguy hại với môi trường nên việc xử lí tiêu hủy không đơn giản như những mặt hàng khác, chỉ có những nhà máy, cơ sở đủ điều kiện mới có thể tiêu hủy được.
Trong khi đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có cơ sở xử lí chất thải nguy hại, vì vậy khi xử lí các lô hàng dầu nhờn giả bị bắt giữ, Cục Hải quan Quảng Ninh phải tiến hành kí hợp đồng, thuê một cơ sở đóng tại TP.Hải Phòng tiêu hủy, dẫn đến kinh phí cho việc xử lí lớn (thêm chi phí thuê vận chuyển và thuê tiêu hủy). Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, việc xử lí tiêu hủy hàng hóa vi phạm phải thành lập hội đồng để giám sát nhưng do thời gian xử lí kéo dài, hàng hóa vi phạm lại được đưa đến địa phương khác để tiêu hủy nên việc thành lập và hoạt động của hội đồng giám sát tiêu hủy cũng rất phức tạp. Chi phí cho việc thành lập và hoạt động của hội đồng tiêu hủy cũng tăng, do phải đi xa và lưu trú ở địa điểm ngoại tỉnh.
Theo Cục Hải quan Quảng Ninh, để bắt giữ được những lô hàng có số lượng và giá trị lớn, lực lượng kiểm soát thường phải áp dụng nhiều biện pháp trinh sát phức tạp, hầu hết phải dựa vào nguồn tin báo từ cơ sở, số tiền mua tin lớn cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, giám định, kiểm tra chất lượng, tiêu hủy… Tuy nhiên, do hàng vi phạm SHTT không bán được và không có nguồn hỗ trợ từ các chủ sở hữu quyền nên vấn đề kinh phí kiểm soát trong việc bắt giữ và xử lí các vụ hàng giả, hàng vi phạm SHTT rất eo hẹp, khó khăn.
Khi bắt giữ được hàng hóa có dấu hiệu nghi ngờ là hàng giả mạo SHTT, đơn vị đã liên hệ với các chủ sở hữu quyền. Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền SHTT tỏ ra rất thờ ơ, không tích cực hợp tác, rất ít trường hợp chủ sở hữu quyền cử người đại diện đến làm việc, cùng lấy mẫu, xác định hàng thật, hàng giả, hầu hết là trao đổi lại với đơn vị bằng công văn, việc trả lời bằng công văn của chủ sở hữu quyền cũng rất chậm, dẫn đến thời hạn xử lí phải kéo dài. Có trường hợp khi được cơ quan Hải quan mời chứng kiến việc tiêu hủy, chủ sở hữu quyền không cử đại diện và không phản hồi.
Để giải quyết tình trạng này, Cục Hải quan Quảng Ninh đề nghị Tổng cục Hải quan xây dựng chuyên mục “thông tin chống hàng giả, bảo vệ quyền SHTT” trên Cổng thông tin điện tử của Hải quan Việt Nam để các đơn vị cơ sở đưa thông tin phản ánh về tình trạng, thủ đoạn làm hàng giả, hàng vi phạm SHTT trong các vụ việc thực tế đã bắt giữ được và những phản ánh về thái độ hợp tác của chủ sở hữu quyền SHTT.
Đề nghị Tổng cục Hải quan gửi văn bản yêu cầu các chủ sở hữu quyền SHTT đã có đơn yêu cầu giám sát phải có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí xử lí tiêu hủy hàng hóa vi phạm cho các đơn vị bắt giữ hàng giả, hàng vi phạm SHTT. Ngoài ra, Cục Hải quan Quảng Ninh cũng đề nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định rõ hơn về trách nhiệm hỗ trợ kinh phí bắt giữ, điều tra, xử lí các vụ vi phạm hàng hóa giả mạo SHTT.
H.Minh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Bill Gates, Warren Buffett coi thứ này là 'vật liệu chất lượng cao' và là bí quyết để thành công
- ·3 kỹ năng từ Gordon Ramsay: Nhà hàng hạng sang đang ế khách bỗng đông nườm nượp
- ·250.000 một kg nhót xanh đầu mùa, đắt ngang trái cây nhập: Đây là lý do
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Bán hết veo lô hàng thứ nhất, xe máy điện Klara chính thức tăng giá
- ·Chiếc ô tô giá 180 triệu chính thức trình làng với nhiều tính năng, thiết bị
- ·Xổ số Vietlott: Ai là chủ nhân giải thưởng hơn 14 tỷ đồng ngày hôm qua?
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Huyndai Santafe 2019 sở hữu những tính năng thông minh nào?
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Công ty của bầu Đức miễn nhiệm một loạt 6 Phó Tổng Giám đốc và 1 kế toán trưởng
- ·Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng mạnh
- ·Họa sĩ ‘thẫn thờ’ nhìn tranh mình vẽ bán hơn 2.000 tỷ mà không được hưởng 1 xu
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Nguyên nhân ‘cái chết’ của Nikko Việt Nam: Do CEO Đậu Mạnh Hùng mải chơi golf
- ·11 tháng năm 2018, hơn 120 nghìn doanh nghiệp thành lập mới
- ·CEO của SoulCycle: 'Bài học lớn nhất tôi học được là tin vào chính mình'
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Samsung W2019 giá ‘chát’ hơn cả iPhone XS Max sở hữu tính năng gì hấp dẫn?