【kqbd blackburn】Quốc hội chốt dự toán ngân sách 2024, yêu cầu báo cáo tổng thể cải cách tiền lương
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính,ốchộichốtdựtoánngânsáchyêucầubáocáotổngthểcảicáchtiềnlươkqbd blackburn ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình. |
Sáng 10/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, quyết định từ ngày 1/7/ 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương và chốt mức bội chi ngân sách cho năm sau, với 466/470 đại biểu tán thành, 3 vị không tán thành, 1 người không biểu quyết.
Bội chi 3,6% GDP
Theo Nghị quyết, số thu ngân sách nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.119.428 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 690.553 tỷ đồng.
Về điều hành ngân sách nhà nước năm 2023, Quốc hội cho phép sử dụng 145,9 tỷ đồng nguồn thu hồi kinh phí đã tạm cấp trong năm 2022 cho một số địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư, chuyển nguồn để bổ sung cho các địa phương còn thiếu nguồn thực hiện chính sách và quyết toán niên độ ngân sách năm 2023.
Cho phép chuyển nguồn toàn bộ 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tưcông hằng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 cho các dự áncủa Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương.
Cho phép chuyển nguồn dự toán ngân sách nhà nước thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang năm 2024 tiếp tục thực hiện.
Quốc hội cũng yêu cầu từ ngày 1/7/ 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/ 6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Quốc hội cũng yêu cầu, từ ngày 1/7/ 2024 bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Cân đối nguồn lực cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030
Báo cáo tiếp thu giải trình trước khi Quốc hội bấm nút, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, nhiều ý kiến nhất trí thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 và đề nghị cần tính toán thận trọng, cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp, bảo đảm công bằng xã hội. Cần phải thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với xây dựng vị trí việc làm; có chính sách phù hợp, tránh cào bằng.
Phiên họp sáng 10/11 của Quốc hội |
Đồng thời, đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực trong việc thực hiện cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030, trong đó ngoài chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần tính đến nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách lương, phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, bản... để bảo đảm tính khả thi, ổn định lâu dài theo lộ trình mà Nghị quyết 27 đã quy định.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, ý kiến của các vị ĐBQH là hoàn toàn xác đáng. Theo đó, đề nghị Chính phủ có báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực trong việc thực hiện cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030 gửi các vị ĐBQH.
Vẫn liên quan đến cải cách tiền lương, ông Mạnh phản ánh, nhiều ý kiến đề nghị không sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi cho mục đích khác khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, bảo đảm đúng quy định của Nghị quyết 27 và dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, hiện đã quá muộn so với yêu cầu của Nghị quyết.
Một số ý kiến đề nghị cho phép các địa phương đã tự cân đối ngân sách được phép sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương còn dư (tính đến hết năm 2025) để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông để bảo đảm phù hợp với Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về kinh tế- xã hội năm 2024
Theo UBTVQH thì Chính phủ không kiến nghị cho phép các địa phương đã tự cân đối ngân sách được phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện đầu tư. Mặt khác, từ ngày 1/7/2024, dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, sẽ cần nguồn lực lớn từ NSTW và NSĐP để chủ động bố trí. Việc bố trí, sử dụng nguồn lực từ nguồn cải cách tiền lương còn dư cần được Chính phủ tổng hợp, báo cáo trên cơ sở đánh giá tổng thể nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương.
Vì vậy, UBTVQH xin Quốc hội cho phép được giữ như dự thảo Nghị quyết. Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm đánh giá tổng thể về nguồn lực cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định ngay trong năm tài khóa 2024 để bảo đảm thực hiện đúng tinh thần kết luận của Ban chấp hành Trung ương.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quản lý chất lượng, kiểm soát dịch bệnh thủy sản đảm bảo xuất khẩu
- ·Nghệ An: Nghịch lý cung
- ·Youtuber hãy làm món ngon, bổ, sạch!
- ·Quỳnh Kool, Lương Thu Trang đóng kịch từng được dựng thành phim Việt thu 175 tỷ
- ·Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới đứng yên trong phiên giao dịch đầu tuần
- ·Thủ tướng chỉ thị triển khai thi hành Luật phí và lệ phí
- ·Lễ hội văn hóa hướng đến sức khỏe người dân
- ·Liên Hợp quốc cảnh báo nguy cơ liên quan khủng hoảng nợ
- ·Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021
- ·Chứng khoán phố Wall đỏ lửa phiên giao dịch ngày 9/3, Dow Jones lao dốc 550 điểm
- ·Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc, Indonesia
- ·Nhạc trưởng Lê Phi Phi và lần hội ngộ bất ngờ với con gái NSND Trà Giang
- ·Triển lãm Ôtô Việt Nam 2016: Đón 146.000 lượt khách tham quan
- ·Quỹ Tiền tệ quốc tế: Nợ công toàn cầu tăng nhanh hơn dự báo
- ·Xuất siêu của cả nước ước đạt 10,6 tỷ USD trong 11 tháng năm 2022
- ·Chiều 27/2, Việt Nam ghi nhận 6 ca mắc mới COVID
- ·Bố trí đủ kinh phí cho an sinh xã hội
- ·Đậm sắc Tết cộng đồng người Việt tại các nước
- ·Nhiều tỉnh hỗ trợ kinh phí đóng BHYT cho nhiều nhóm đối tượng
- ·Đọc Chuyện nghề, chuyện người, chuyện bốn phương của một nhà báo lão thành