会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo pháp hôm nay】Thách thức chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử!

【kèo pháp hôm nay】Thách thức chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử

时间:2024-12-23 19:44:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:879次
Ngày 12/4/2023, lực lượng QLTT Hà Nội phá tụ điểm phân phối bánh nội địa Trung Quốc nhập lậu cho các đối tượng kinh doanh trên thương mại điện tử. 	Nguồn: Tổng cục QLTT
Ngày 12/4/2023, lực lượng QLTT Hà Nội phá tụ điểm phân phối bánh nội địa Trung Quốc nhập lậu cho các đối tượng kinh doanh trên thương mại điện tử. Nguồn: Tổng cục QLTT

Nhiều hệ lụy

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam ước tính tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm. 6 tháng đầu năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Ở khía cạnh khác, khi thương mại điện tử bùng nổ cũng kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử, mạng xã hội ngày càng nhiều, người tiêu dùng cũng rất khó để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng, Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá, thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử bây giờ là kênh để tiêu thụ chính hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra gần 3.000 vụ liên quan đến hàng giả, ra quyết định xử phạt gần 30 tỷ đồng. Tuy nhiên những vụ việc đó, theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, vẫn chưa thể minh họa hết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay.

Hàng giả, hàng xâm phạm quyền thì thiệt hại đầu tiên chính là người tiêu dùng. Ở góc độ doanh nghiệp mức độ thiệt hại cũng rất lớn. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì làm ảnh hưởng, mất lòng tin. Việc hàng giả quá nhiều ở trong nội địa khiến các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm đối với môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Còn đối với các doanh nghiệp trong nước thiệt hại về thương hiệu cũng rất lớn. “Thương hiệu bị làm giả, làm nhái và nguy hiểm nhất là nó làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh với hàng giả, hàng giả vừa rẻ, người dân thì vẫn thỏa hiệp trong việc mua hàng giả. Do vậy thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đang bị chịu nhiều thiệt thòi đối với vấn nạn hàng giả hiện nay”, ông Trần Hữu Linh cho biết.

Đối với thương mại điện tử xuyên biên giới, bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, trước đây, khi cần mua hàng hóa ngoại nhập, người tiêu dùng Việt luôn phải chờ đợi đến khi có doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối lại, hoặc phải trực tiếp ra nước ngoài để tìm kiếm và đặt hàng. Còn hiện nay, chỉ cần truy cập vào các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay, Alibaba…, bất kì ai cũng có thể tiếp cận với hàng tỷ sản phẩm từ vô số nhà cung cấp trên toàn thế giới.

Theo thống kê tại Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam của Bộ Công Thương năm 2023, 35% người tiêu dùng mua hàng trên các website nước ngoài, 43% người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam; 3,9% sàn giao dịch thương mại điện tử có gian hàng của người bán nước ngoài, chiếm 4,7% tổng số gian hàng trên sàn; lượng đơn hàng thành công của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử chiếm 7,8% tổng đơn hàng thành công trên sàn.

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau (như tiền kỹ thuật số, mô hình kinh doanh ứng dụng blockchain, trí tuệ nhân tạo AI...) đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý.

Liên kết ngăn gian lận

Theo bà Hà, mặc dù hành lang pháp lý cho thương mại điện tử dần được hoàn thiện, tuy nhiên quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn đang còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: việc xác định thương nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam; việc quản lý người bán nước ngoài trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quản lý bán hàng trên các mạng xã hội nước ngoài.

Ông Nguyễn Bắc Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, mặc dù thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhưng Việt Nam chưa có các quy định riêng về chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử, vì vậy, hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử thường được thực hiện tùy theo phương thức vận chuyển.

Do đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử gặp phải các vướng mắc, trong đó có vấn đề khó khăn trong công tác phòng, chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đối tượng buôn lậu sử dụng việc liên lạc, trao đổi, thỏa thuận thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử do đó gây khó khăn cho quá trình điều tra, xác minh làm rõ vi phạm. Khi cơ quan Hải quan phát hiện vi phạm thì những đối tượng này lại thông đồng với nhau dưới các hình thức “gửi nhầm hàng”, “từ bỏ” nhằm trốn tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó, các vụ vi phạm liên quan đến giao dịch thương mại điện tử thường liên quan đến yếu tố nước ngoài. Do vụ việc có yếu tố nước ngoài, nhiều nội dung cần xác minh làm rõ nhưng đối tượng liên quan đến vụ việc lại ở nước ngoài phụ thuộc vào “sự thiện chí” hợp tác của cơ quan Hải quan các nước. Thực tiễn nhiều vụ việc yêu cầu cơ quan Hải quan ngoài nước cung cấp thông tin nhưng không nhận được kết quả trả lời hoặc kết quả trả lời chung chung, không đúng yêu cầu. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh và xử lý vi phạm liên quan đến giao dịch thương mại điện tử...

Đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho rằng, việc quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị quản lý ngành như quản lý thị trường, quản lý doanh nghiệp, quản lý thuế... Trong thời gian tới, Bộ Công Thương dự kiến tăng cường hơn nữa phối hợp với các bộ, ngành trong việc chia sẻ dữ liệu liên quan đến thương mại điện tử như: phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng cơ chế, giải pháp kết nối chia sẻ dữ liệu về thương mại điện tử. Qua đó kịp thời nắm bắt thông tin về thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời có phương án kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quản lý hoạt động thương mại điện tử sau khi Nghị định quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử được ban hành.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Cú hích gần 6,2 triệu khách và đà tăng trưởng của BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng 2022
  • Chồng mắc Covid
  • Tâm sự trai đẹp nhận quả đắng sau khi yêu rồi đòi đá tình công sở
  • Giống gà đen có giá 1.400 USD/con ở Indonesia
  • Bộ GTVT đề nghị Hà Nội mở lại đường bay với TP.HCM
  • Dương Triệu Vũ xúc động viết về những ngày 'tự cách ly'
  • Vẻ đẹp nguyên sơ của quốc đảo ngoài khơi Ấn Độ Dương
  • Cuộc sống của 'bé gái đẹp nhất thế giới' khi bước sang tuổi 18
推荐内容
  • Sau giá xăng, đến lượt giá gas quay đầu giảm mạnh
  • Những cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam
  • Tuyên truyền phòng dịch Covid
  • Nỗi đau dài tới cỡ nào
  • MB và Viettel tặng 100.000 suất quà tới người dân TP.HCM
  • Thị trường hồi phục, nhiều ngành hàng xuất khẩu tỷ USD “xuôi gió”