【vô địch quốc gia mỹ】Bố mẹ cắt thịt, dành tiền mua sữa cho con
3 năm giá sữa thu mua không tăng
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay,ốmẹcắtthịtdànhtiềnmuasữvô địch quốc gia mỹ người tiêu dùng liên tục chứng kiến những đợt tăng giá sữa với mức tăng lên đến trên 30%, kể cả các mặt hàng sữa tươi.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa thì cho rằng giá sữa tăng do đầu vào nguyên liệu tăng và chi phí phát sinh. Để tìm hiểu có hay không chuyện nguyên liệu đầu vào giá sữa tăng, PV đã về vùng nuôi bò sữa để tìm hiểu.
Được coi là người nuôi nhiều bò sữa với thu hoạch hơn 1 tạ sữa mỗi ngày nhưng gia đình chị Doãn Thị Hà, làng La Thạch, xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội cũng không dám phát triển tăng đàn, vì tính tiền thuê đất trồng cỏ hiện nay là 7,5 triệu đồng/mẫu, chưa kể chi phí tiền thuê nhân công lao động, dịch vụ y tế, số tiền thu về không được là bao.
Chị Hà cho biết: “Mỗi ngày thu được khoảng 1,2 tạ sữa nhưng trừ chi phí đã mất đến một nửa”.
Nhiều năm nay, người dân xã Phương Đình có thêm nghề mới nuôi bò sữa. Để thuận tiện cho người dân, Nhà máy sữa Quốc tế đã đặt ngay trạm thu mua ngay tại đầu làng. Với mức thu mua hiện nay là 12.500 đồng/lít sữa, thu nhập của người dân cao hơn trồng lúa, tuy nhiên họ cũng không thể giàu vì giá sữa thu mua nguyên liệu của nhà máy không hề tăng.
Ông Hoàng Văn Dũng, Chi hội trưởng Chi hội nuôi bò sữa xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội cho rằng: “Giá nguyên liệu cỏ, dịch vụ y tế tăng nhưng 3 năm nay giá sữa thu mua không tăng”.
Ba tháng đầu năm, thị trường đã ghi nhận 3 lần tăng giá sữa. |
Giá thu mua sữa nguyên liệu không hề tăng, nhưng giá của các loại sữa trên thị trường lại tăng đến chóng mặt. Sự bất hợp lý này người tiêu dùng phải gánh chịu.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng bản chất của việc tăng giá này là do Nhà nước không đưa mặt hàng sữa nước vào diện kiểm soát giá cả. Đã đến lúc nhìn nhận sự việc một cách sòng phẳng đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Minh Phong, cần đưa vào diện kiểm soát, nếu giá cao hơn chi phí sản xuất thì xem xét áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.
Trong khi giá nguyên liệu đầu vào ổn định, việc tăng giá liên tiếp của các hãng sữa khiến đời sống của một bộ phận người dân thêm khó khăn. Các chuyên gia cho rằng sự bất hợp lý này cần phải được giải quyết kịp thời chứ không thể trông chờ vào sự tự giác đăng ký giá của doanh nghiệp.
Người tiêu dùng chịu thiệt
Sữa tăng giá, câu chuyện tuy không mới nhưng lại luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Bởi đơn giản, sữa đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống.
Hôm 27/3, lại thêm một hãng sữa tăng giá với mức tăng 15%. Theo những người bán hàng, việc sữa tăng giá đã trở thành quy luật tất yếu vào những tháng đầu năm.
Chị Nguyễn Bích Huyền, chủ một cửa hàng khẳng định: “Có hãng tăng giá vào tháng 1, tháng 2, tháng 3, thậm chí là tháng 4. Nói chung là các hãng đều tăng, chỉ có trước hoặc sau mà thôi”.
Lý do mà các hãng sữa đưa ra thì nhiều: Tăng vì chi phí nguyên liệu đầu vào, tăng vì chi phí chỉnh sửa nhãn mác, thay đổi bao bì. Tuy nhiên, chất lượng sữa có tăng theo mức tăng của giá hay không thì chẳng hãng nào nhắc đến và cũng chẳng người tiêu dùng nào hay.
Trong căn nhà trọ của chị Hoàng Thị Na tại xóm lao động nghèo Hà Nội, nhìn quanh chẳng đồ vật nào đáng giá, bắt mắt nhất là hộp sữa trẻ em. Nhưng với với tình trạng giá sữa tăng liên tục như hiện nay, không biết cái vật bắt mắt này còn xuất hiện được bao lâu nữa khi mà các bậc phụ huynh như chị Na phải tìm mọi cách để tiếp tục duy trì nguồn sữa cho con.
Chị Hoàng Thị Na nói: “Trước kia đi chợ có 50.000 đồng còn mua thịt, mua rau và ít gia vị, giờ đây sữa tăng giá thì tôi chỉ còn dám mua 20.000 đồng tiền thịt thôi. Thậm chí, đôi lúc khó khăn quá thì cắt giảm hẳn, miễn là có tiền để mua sữa cho cháu”.
Khó khăn hơn, nhiều ông bố bà mẹ thậm chí còn quyết định cắt giảm khẩu phần sữa của con mỗi ngày. Cắt giảm khẩu phần sữa của con là điều bất đắc dĩ đối với các bậc cha mẹ, nhưng nếu giá sữa cứ một tăng không giảm thì biện pháp tình thế này của các bậc phụ huynh rất có thể sẽ trở thành giải pháp lâu dài.
Nhìn hộp sữa mà thèm! Với thu nhập chỉ dao động dưới 5 triệu đồng/tháng, nhiều đôi vợ chồng trẻ làm công nhân ở các khu công nghiệp Hà Nội đã phải "thắt hầu bao" chi tiêu trong gia đình. Dù biết con cần Sữa ngoài để bổ sung thêm dinh dưỡng nhưng nhiều đôi vợ chồng trẻ không còn cách nào khác phải cắt giảm và tự an ủi mình rằng "ngày xưa ông bà nuôi mình làm gì có sữa, thôi con chịu nhịn vài tháng đợi giá sẽ giảm bố mẹ sẽ mua bù". Đi qua các cửa hàng bán sữa, không ít người "thòm thèm" nhưng đành quay xe về nhà. |
T.H
(责任编辑:World Cup)
- ·Điều hòa diệt khuẩn chỉ là “bốc phét”
- ·Những hợp tác xã năng động
- ·Sử dụng thức ăn thừa trong chăn nuôi làm dịch tả heo châu Phi lan nhanh
- ·Ứng phó dịch tả lợn châu Phi: Làm gì trong lúc chờ vắc xin?
- ·Ô tô mới giá rẻ chỉ dưới 400 triệu đồng
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng đến mô hình chăn nuôi bền vững
- ·Dưa hấu trúng mùa, trúng giá
- ·Khi doanh nghiệp liên kết nông dân
- ·‘Hé lộ’ mức thu nhập của Tổng giám đốc Cấp nước Sóc Trăng
- ·Bố trí hơn 80 triệu đồng để thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật
- ·Vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn: Triệu tập điều tra viên
- ·Lâm Đồng: Xuất khẩu 10 tấn hạt mắc ca sang Hàn Quốc, Singapore
- ·Sửa khung giá điện 6 bậc thang thế nào cho hợp lý?
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng chất các tiêu chí nông thôn mới
- ·Kem dưỡng ẩm cho da mụn và cách lựa chọn
- ·Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2019
- ·Thị trường mùa nóng “tăng nhiệt”
- ·Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019
- ·7 loại quả mùa thu tốt nhất cho sức khỏe
- ·Tạo niềm tin vào hàng Việt