【kèo bóng châu âu】IMF cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm
IMF cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ ảm đạm hơn so với dự báo được đưa ra hồi tháng trước |
Theo IMF, viễn cảnh u ám này bắt nguồn từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ để ngăn lạm phát, đà tăng trưởng yếu của Trung Quốc, tình trạng gián đoạn nguồn cung và mất an ninh lương thực kéo dài do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine.
Trong bài viết chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Indonesia, IMF cho biết trong thời gian gần đây ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy "triển vọng kinh tế sẽ ngày càng ảm đạm", đặc biệt là ở châu Âu.
Các chỉ số PMI cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ đang có dấu hiệu yếu đi tại hầu hết các nền kinh tế G20 vì lạm phát vẫn ở mức cao.
IMF nhấn mạnh: “Các thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt là rất lớn và các chỉ số kinh tế xấu đi cho thấy những thách thức lớn hơn nữa đang ở phía trước”. Bên cạnh đó, môi trường chính sách tiền tệ hiện cũng đang “bất ổn một cách bất thường”.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ở châu Âu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và đẩy lạm phát leo thang, trong khi lạm phát cao kéo dài sẽ tiếp tục dẫn tới chính sách tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến, qua đó siết chặt các điều kiện tài chính toàn cầu.
IMF lưu ý điều này sẽ “làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế dễ bị tổn thương”. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tháng trước, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ 2,9% xuống 2,7%. IMF cảnh báo tăng trưởng sụt giảm ở nhiều nước châu Âu hiện nay có thể dẫn đến “suy thoái sâu hơn” trên toàn châu lục.
Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực của IMF về châu Âu được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia tại đây đang vật lộn với lạm phát leo thang và cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng đã làm giảm sức mua của các hộ gia đình và chi phí sản xuất tăng cao.
IMF đánh giá những gói hỗ trợ mới mà các chính phủ đưa ra chỉ "bù đắp phần nào" những căng thẳng này. Xung đột tại Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2 đã khiến tình trạng lạm phát cũng như giá năng lượng tăng vọt, buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái.
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva tháng 10 vừa qua đã đưa ra cảnh báo, nguy cơ suy thoái toàn cầu đang ngày một gia tăng do các cú sốc kinh tế liên tiếp. Bà Kristalina Georgieva nhận định, thế giới đang ở trong giai đoạn "rất mong manh", trải qua nhiều cuộc khủng hoảng gồm đại dịch, xung đột tại Ukraine, thời tiết khắc nghiệt. Những sự kiện này đã khiến giá cả tăng vọt. "Chỉ trong chưa đầy 3 năm, chúng ta đã đi qua hàng loạt cú sốc liên tiếp", bà cho biết./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·BOT Cai Lậy: CSGT thu giữ giấy tờ của tài xế là sai luật?
- ·Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte
- ·Ngành điện tập trung khắc phục mưa lũ tại Hà Giang
- ·An Giang: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu chính ngạch đạt mức 1,1 tỷ USD
- ·Dự đoán điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội và TP HCM năm học 2018
- ·Cảnh báo nạn nhái tên tài khoản ngân hàng để lừa đảo
- ·Tiền sử dụng đất theo giá thời điểm giao đất hay khi làm sổ đỏ?
- ·Kết nối toàn diện thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
- ·Số ca nhiễm Covid
- ·Yên Bái phấn đấu đến cuối năm thu ngân sách đạt 1.514 tỷ đồng
- ·Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2018
- ·VIB lãi gần 2.300 tỷ trong quý I, tỷ lệ sinh lời đứng top đầu ngành
- ·Lo hậu Covid, người trẻ tìm kiếm bảo hiểm sức khoẻ
- ·Để cung cầu thị trường quyết định giá vé máy bay?
- ·Quy tắc ăn uống giúp bác sĩ giảm 25 kg
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ
- ·Hải quan Lạng Sơn hướng về nhân dân vùng lũ miền Trung
- ·Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam
- ·Đáp án đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT quốc gia mã đề 111, 112, 113, 114, 115
- ·Nhận tin nhắn Tiktok tuyển nhân viên, mất toi 600 triệu