【bảng xếp hạng giải bóng đá indonesia】Đổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH) |
Sáng 28/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Ý kiến trái chiều về tên gọi của Luật
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết về tên gọi vẫn còn hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất đồng ý đổi tên luật thành Luật Căn cước như dự thảo Chính phủ trình, cho rằng dự thảo Luật được xây dựng dựa trên cơ sở 4 chính sách, có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.
Đây là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta, đến nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này.
Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện nay mới nắm sơ bộ có khoảng hơn 31 nghìn người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, trong đó có 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11 nghìn trường hợp không xác định được quốc tịch. Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với đối tượng này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự khi họ vi phạm pháp luật.
Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước cũng đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và những người chưa có đầy đủ các quyền của công dân Việt Nam.
Các đại biểu Quốc hội chuyên trách dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) |
Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước công dân nhằm giữ ổn định các quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự, không tác động đến tâm lý của một bộ phận người dân.
Ông Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với loại ý kiến thứ nhất và cho rằng, việc đổi tên Luật thành Luật Căn cước sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với các chính sách dự kiến đề xuất bổ sung khi lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật.
Tên gọi này đồng thời cũng phản ánh đúng, đủ bản chất căn cước, căn cước điện tử, đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước cả về trước mắt cũng như lâu dài, phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý công dân, bảo vệ con người.
Ngoài ra, qua rà soát hệ thống pháp luật thì việc thay đổi tên luật thành Luật Căn cước không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết khác của Quốc hội, không có tác động xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh kiến nghị Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng để xã hội, nhân dân hiểu hơn các quy định mới của dự thảo Luật và mục đích, ý nghĩa của các quy định này để tạo sự đồng thuận cao khi Luật được ban hành.
Tạo thuận lợi hơn cho người dân khi sử dụng thẻ căn cước
Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước (Điều 18 dự thảo Luật Chính phủ trình), một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá thêm về việc thay đổi thông tin thể hiện trên thẻ căn cước; chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, giúp nhận diện lai lịch của một con người; cân nhắc một số thông tin như “nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi sinh”, “nơi đăng ký khai sinh”, “giới tính”, “ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng”, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên thẻ căn cước.
Theo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, việc thay đổi thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể trong quá trình xây dựng Luật, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.
Việc dự thảo Luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, đồng thời bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong việc xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.
Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước; việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH) |
Phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong đẩy mạnh Chính phủ số, xã hội số
Về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật quy định: người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì chưa ổn định nhân dạng và sinh trắc học; việc tham gia các hoạt động giao dịch dân sự đều cần có cha, mẹ hoặc người giám hộ; sẽ phát sinh chi phí và thủ tục hành chính không cần thiết vì không thay thế giấy khai sinh.
Nếu cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi theo nhu cầu sẽ không có tính đồng bộ trong việc tham gia các hoạt động giao dịch của cá nhân người được cấp căn cước cũng như của cơ quan quản lý nhà nước, đề nghị quy định có tính bắt buộc để thay thế giấy khai sinh.
Liên quan nội dung này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, theo báo cáo của Chính phủ, công nghệ hiện nay có thể thu nhận vân tay của người từ đủ 5 tuổi trở lên, bảo đảm yêu cầu về đối sánh dữ liệu sinh trắc học.
Bên cạnh đó, pháp luật về xuất nhập cảnh đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt; đồng thời, tương thích với pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng có quy định cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi như: Algeria, Argentina, Bỉ, Brunei, Chile, Colombia, Đức, Guatemala, Kuwait, Malaysia, Monaco, Bồ Đào Nha, Thái Lan…
“Thẻ căn cước tuy không thay thế giấy khai sinh nhưng có thể tích hợp thêm nhiều thông tin khác theo nhu cầu của người dân, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và người dân trong việc cấp và sử dụng các loại giấy tờ này”, ông Lê Tấn Tới cho biết.
Mặt khác, thẻ căn cước nhỏ gọn, dễ bảo quản, tính bảo mật cao sẽ bảo đảm an toàn, đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân trong việc đi lại cũng như học tập, khám chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác, góp phần thúc đẩy thực hiện Chính phủ số, xã hội số.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cha mẹ làm mướn, con thiếu 40 triệu đồng trị bệnh
- ·Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Giang bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
- ·Việt Nam sẽ có trung tâm tài chính quy mô khu vực, sàn giao dịch tài sản mã hóa
- ·Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng
- ·Đòi cái ngàn vàng nhưng “né” dùng bao cao su
- ·Phó Thủ tướng tiếp lãnh đạo tập đoàn xây dựng đường sắt hàng đầu Trung Quốc
- ·Du lịch Đà Nẵng dịp cuối năm có gì?
- ·Mua bán đất bằng giấy viết tay, trường hợp nào được làm sổ đỏ?
- ·Đi du lịch riêng với tình đầu
- ·Thị trường bất động sản phía Nam: Lượng giao dịch cải thiện
- ·Cha bần hàn con khó lòng được cứu
- ·Mua nhà bằng giấy tay, đăng ký thường trú cách nào?
- ·Những rủi ro có thể gặp khi sử dụng Internet Banking
- ·Giá vàng hôm nay 12/10: Kéo dài đà tăng mạnh
- ·Li dị rồi, chồng còn cố tình bôi nhọ danh dự của vợ
- ·Startup vươn tầm giúp doanh nhân Việt nức tiếng quốc tế
- ·Mua nhà bằng giấy tay, đăng ký thường trú cách nào?
- ·Tàu bay có biểu tượng kỷ niệm 50 năm ngoại giao Việt Nam – Pháp về tới TP.HCM
- ·Thắm tình đoàn kết thanh niên Long An và Campuchia
- ·Vàng 999 có phải là vàng nguyên chất?