【tốp ghi bàn】Huy động khoảng 45.000 tỷ đồng cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện nay Bộ NN&PTNT đang xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Chương trình OCOP như: Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về OCOP, xây dựng hệ thống quản lý thực hiện chương trình từ trung ương đến địa phương, xây dựng cơ chế, chính sách... để thực hiện. Cùng với đó, một số tỉnh, thành phố trên cả nước cũng bắt đầu xây dựng các “khung” chương trình ở cấp tỉnh.
Mục tiêu của Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 là thực hiện tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; triển khai thực hiện từ 8 đến 10 mô hình làng văn hóa du lịch; củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng...
Chương trình OCOP gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
Chủ thể thực hiện là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Các sản phẩm sẽ được hỗ trợ phát triển theo các nhóm nông sản tươi sống và nông sản chế biến; đồ uống có cồn và không cồn; thảo dược...
Sản phẩm Chương trình OCOP được đánh giá theo 5 hạng sao, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Theo tính toán, nguồn vốn và cơ cấu vốn huy động để thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, vốn vay từ các tổ chức tín dụng...
Ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, được lấy từ các nguồn hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ; nguồn khuyến công, khuyến nông...
Tin, ảnh: Phúc Nguyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- ·Trung Quốc tiếp tục sở hữu dự trữ ngoại hối và vàng lớn nhất thế giới
- ·Liên Hợp quốc thông qua ngân sách thường xuyên năm 2023
- ·Phí đường bộ qua trạm km 1064 + 730 quốc lộ 1 là bao nhiêu?
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Mỹ không còn là nơi cư trú hấp dẫn đối với những người giàu có trên thế giới
- ·Honda Việt Nam giảm giá bán xe City
- ·EVN sẵn sàng xả nước đổ ải vụ Đông Xuân 2021
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·'Bảo vệ di sản văn hoá không là việc riêng của cá nhân nào'
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Phí đường bộ qua trạm km 1064 + 730 quốc lộ 1 là bao nhiêu?
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà trở thành đại sứ Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 10
- ·Kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái trong năm 2023?
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Nestlé Việt Nam ra mắt Nestea Matcha Latte
- ·Liên Hợp quốc thông qua ngân sách thường xuyên năm 2023
- ·Phiên giao dịch 31/1: Thị trường chứng khoán châu Á trượt dốc sau đợt bán tháo lớn trên Phố Wall
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Không khí lạnh cường độ yếu, Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng