【vizela vs】Con đường tái thiết nền kinh tế sau đại dịch
Bài 5: Đối mặt đại suy thoái bằng đại cải cách
Việc tìm mọi cách để “kiếm tiền” giúp chi tiêu ngân sách,đườngtáithiếtnềnkinhtếsauđạidịvizela vs hỗ trợ người dân và doanh nghiệpchỉ như một “máy thở” giúp duy trì sự sống của nền kinh tếtrong quá trình chống dịch. Sau đại dịch, Chính phủ không thể cứ tiếp tục bơm tiền không giới hạn để hỗ trợ doanh nghiệp mãi. Để đối mặt với những khó khăn sắp đến, cải cách nền kinh tế vẫn là cách trị tận gốc.
Phí kho vận đắt đỏ là một trong những vấn đề được kêu gọi cải cách trong nhiều năm qua tại Việt Nam. Trong ảnh: Xe chở hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đ.T |
Từ đại phong tỏa đến kỷ nguyên chuyển đổi số
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo ngày 14/4 đã dùng từ đại phong tỏa (Great Lockdown) để nói về một cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ đại suy trầm (Depression) 1929-1933. Cuộc suy thoái lần này chẳng những để lại nhiều tổn thất về phá sản, nợ công và việc làm, mà còn sẽ làm thay đổi vĩnh viễn nhiều thói quen tiêu dùng và cách mà các nền kinh tế vận hành.
Những nền kinh tế dựa vào tăng giá bất động sảnvà dựa vào lao động giá rẻ đang đứng trước nguy cơ khi mà tiến trình số hóa và tự động hóa được thúc đẩy nhanh hơn. Một cuộc đại thất nghiệp theo sau dịch bệnh là dự báo của bạn tôi, người đang là kinh tế gia của một tổ chức quốc tế lớn. Bạn nói, Covid-19 thúc đẩy tiến trình số hóa, làm việc tại nhà và nhất là ứng dụng robot. Nhiều công ty lớn trì hoãn những dự ánrobot hóa như siêu thị, tổng đài cuộc gọi đang đẩy nhanh ứng dụng nó.
Ở một khía cạnh khác, một làn sóng đầu tưvào các công ty start-up trong lĩnh vực tài chínhcông nghệ (fintech) và sinh học công nghệ (biotech) hay y tế công nghệ (medtech) sẽ trở thành xu thế lớn. Điển hình là, Facebook tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực fintech tại Ấn Độ, với thương vụ mua 10% Jio giá 5,7 tỷ USD, ứng dụng được cho là có 388 triệu người sử dụng. Đây được xem là bước đi quan trọng để Facebook tiếp tục tham vọng với mục tiêu phát triển thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính qua điện thoại di động ở Ấn Độ.
Trong khi đó, khi Ngân hàngTrung ương Singapore (MAS) công bố sẽ phát hành 5 giấy phép ngân hàng số cho các công ty không hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, đã có tới 21 đơn đăng ký. Nhiều công ty tư vấn quốc tế đang bắt đầu tranh luận rằng, liệu cuộc đại phong tỏa có đẩy nhanh tiến trình của kỷ nguyên chuyển đổi số (Age of Digital Transformation).
Điều này có ý nghĩa gì với nền kinh tế?
Sẽ ngày càng có nhiều công việc gặp mặt trực tiếp được thay bằng hoạt động giao dịch qua điện thoại và các nền tảng dựa trên Internet khác. Người ta có thể không cần phải bay đi gặp mặt trực tiếp nữa. Thương mại điện tử, thanh toán qua di động ở Trung Quốc sẽ bước vào một giai đoạn “chiến quốc” như hình dung của bạn tôi.
Tiền tiếp tục được “đốt” khủng khiếp vào những lĩnh vực này, trong khi những lĩnh vực truyền thống như dầu khí, hàng không sẽ mất dần hào quang. Các ngành này không chết đi, nhưng sẽ không còn là “những con ngỗng đẻ trứng vàng” nữa, mà đi vào thời kỳ cắt giảm chi phí và loay hoay tìm con đường phát triển mới. Điều đó đặt những nền kinh tế mà doanh thu lớn phụ thuộc vào dầu mỏ phải lo lắng.
Yếu tố thứ hai trong xu hướng này là đẩy nhanh áp dụng công nghệ robot. Nhu cầu giãn cách xã hội có thể trở thành một chuẩn “bình thường mới” để chống lại các đại dịch trong tương lai và người ta nhìn thấy khả năng cứ vài năm lại có một đại dịch và một lượng lớn lao động phải giãn cách xã hội. Robot có thể là một giải pháp dài hạn.
Trước đây, nhiều đơn vị hành chính của nước Anh phản đối xây những kho chứa hàng vận hành hoàn toàn bằng robot, vì họ lo ngại nhiều việc làm địa phương sẽ bị tổn thất. Nay người ta đang xét lại vấn đề này, vì đây có thể là một giải pháp dài hạn để đối mặt với một đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai và khiến cộng đồng lao động không thể làm việc một cách bình thường, dẫn đến gián đoạn chuỗi sản xuất. Các siêu thị tự phục vụ mà không cần người tính tiền đang là một xu hướng mới.
Cuối cùng, một xu thế được đề cập khá nhiều gần đây chính là đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Nhiều tờ báo kinh tế lớn, từ Economist, Wall Street Journal hay Financial Times, đều đăng những bài phân tích dài về cái giá quá lớn của việc phụ thuộc vào Trung Quốc như là công xưởng chính của thế giới. Điều này được nhiều chuyên gia đánh giá là có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ ở mặt tiềm năng.
Cái khó của Việt Nam là chi phí kinh doanh vẫn không thể cạnh tranh được với Trung Quốc hay các đối thủ khác. Đây chính là một trở ngại lớn và Covid-19 có thể là một cơ hội để thúc đẩy nhanh cải cách kinh tế, khiến nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn.
Cải cách để tăng năng lực cạnh tranh
Cách đây hơn một năm, khi nói chuyện về chủ đề bán hàng xuất khẩu, một người bạn của tôi ở Việt Nam cho biết, chi phí đường bộ vận chuyển hàng từ miền Trung về TP.HCM còn cao hơn chi phí xuất khẩu đi nước ngoài. Phí kho vận (logistic) của Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới, chưa kể những bất cập về hải quan luôn là điều mà báo chí phản ánh nhiều năm nay.
Nếu Covid-19 là một đại dịch mới đây, thì câu chuyện chi phí cao này là câu chuyện tôi nghe được khi mới là một sinh viên đại học năm 2000 từ những đại diện của hãng tàu Maersk. Họ nói về tiềm năng của Việt Nam vì chúng ta có chi phí quá cao, có thể giảm đi nhiều sau khi mở cửa và ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Đúng 20 năm sau, tôi nghe lại câu chuyện chi phí của chúng ta quá cao so với mặt bằng chung của thế giới. Vì sao suốt 20 năm qua, chúng ta vẫn mãi tụt hậu trong chuyện giải quyết chi phí kho vận? Nói rộng ra là rất nhiều loại chi phí trong nền kinh tế, cả chi phí chính thức và phi chính thức.
Thiếu hạ tầng hợp lý, không có quy hoạch đồng bộ, đủ loại thuế, phí, tham nhũng, lợi ích nhóm là những gì được chỉ ra suốt gần hai thập kỷ qua. Nhưng nó như dịch bệnh kinh niên kéo dài mà không có thuốc trị. Những nỗ lực chống tham nhũng trong những năm gần đây là đáng khích lệ, nhưng dường như vẫn không chạm đến được những cái nguồn bệnh kinh niên đó.
(责任编辑:La liga)
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Ngày đi vay
- ·Tổng Bí thư dự và phát biểu tại Hội nghị Công an toàn quốc
- ·Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Chính sách thuế áp dụng công bằng với tất cả các loại hình doanh nghiệp
- ·Hiện tượng La Nina sẽ làm mùa đông đến sớm và lạnh hơn
- ·Báo Australia: Việt Nam dập dịch Covid
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Hoan nghênh USAID hỗ trợ DNVVN liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Thủ tướng tiếp Thủ hiến bang Ontario, Canada
- ·Không hỗ trợ kinh phí hoạt động quỹ tài chính ngoài ngân sách
- ·Bộ Công Thương tổ chức thi nâng ngạch công chức năm 2024
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện Bảo hiểm Y tế học sinh, sinh viên
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp nguyên Thủ tướng Lào
- ·Khủng bố Pakistan nói sẽ tấn công thêm nữa vì ghét Trung Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hội đàm với Phó Chủ tịch Cuba
- Chung tay giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới
- BHXH Việt Nam thí điểm dùng trợ lý ảo cấp lại mật khẩu VssID
- Thủy điện Thác Mơ diễn tập phòng, chống thiên tai
- Mở hướng ra cho nông sản
- Bơm tạp chất vào tôm có thể bị xử lý hình sự
- Xử phạt nghiêm vi phạm khai thác IUU
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản giải ngân ì ạch
- Lộc Ninh: Hơn 2.7 tỷ đồng hỗ trợ người dân khó khăn
- Đề phòng thời tiết nguy hiểm trên đất liền và trên biển
- Nông dân thời đại mới