【nhan dinh inter milan】Loay hoay với cái nghèo
Dù cuộc sống có khó khăn cách mấy thì mỗi gia đình sinh sống ở Lung Xã Tiểu, thuộc Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, cũng ráng trang bị cho mình chiếc xuồng chèo. Bởi lẽ, nó là phương tiện lưu thông duy nhất của người dân nơi đây. Nhà nào không có nó coi như “cụt chân”.
Mùa này, trong khi bà con quanh vùng ráo riết làm đồng sạ lúa thì không ít nhà ở Lung Xã Tiểu nước ngập cả sân. Trong khi nhiều vùng nông thôn, lộ bê-tông trải khắp, thậm chí có cả lộ nhựa hẳn hoi thì ở Lung Xã Tiểu với chiều dài vỏn vẹn có 1 km, lộ bê-tông không có đã đành, mà ngay cả lộ đất đen cũng không có.
Nghèo "truyền kiếp"
Giao thương cách trở, cộng thêm điều kiện canh tác gặp quá nhiều khó khăn, nhiều gia đình vốn nghèo từ gốc nên cuộc sống người dân nơi đây vẫn loay hoay mãi với một chữ nghèo.
Không có lộ, kể cả lộ đất đen, những căn nhà gỗ đơn sơ, tạm bợ là hình ảnh dễ nhận thấy khi đặt chân đến Lung Xã Tiểu. Ảnh Ngọc Minh |
Trong 15 hộ sinh sống ở Lung Xã Tiểu thì đã có 8 hộ rơi vào hộ nghèo. Con số hộ nghèo là vậy, nhưng nhìn cuộc sống người dân nơi đây, toàn là những căn nhà xiêu vẹo, tạm bợ, chắc hẳn cuộc sống của những hộ không nằm trong danh sách hộ nghèo cũng chưa hẳn thoát nghèo bền vững. Như lời tâm sự của ông Hai Quân (Lê Chuyển Quân, Trưởng Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời): “Cuộc sống của người dân ở đây khó khăn lắm. Nguyên nhân khách quan cũng có, từ con người cũng có”.
Theo ông Hai Quân, hộ có nhiều đất nhất cũng khoảng 2 ha, nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay, đã vậy không ít hộ phải cầm cố cho người khác vì nghèo. Còn lại đa phần lớp trẻ không ai có hơn 3 công đất, có những hộ không có lấy nổi một công đất ruộng, vì cha, mẹ không có cục đất chọi chim thì lấy đâu ra chia cho con cái. Vậy là, cái nghèo đeo bám từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Hộ không đất sản xuất thì quanh năm mưu sinh dựa vào thiên nhiên: cắm câu, giăng lưới, hái rau đồng hay hành nghề bốc vác. Những hộ may mắn có vài công đất cũng không khá gì hơn, khi năng suất lúa quá thấp.
Ông Trần Văn Cương, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, cho biết: “Lung Xã Tiểu nằm ở vùng trấp nên ruộng thường bị ngập úng. Năng suất lúa bình quân chỉ được 20 giạ/công, chỉ bằng phân nửa năng suất sản xuất so với nơi khác trong ấp, có khi trúng lắm thì cũng chỉ 30 giạ”.
Ông Hai Quân tiếp lời: “Vì nghèo nên bà con phải lo kiếm tiền, đi làm thuê, thành ra đâu có dành thời gian mà tiếp cận với khoa học - kỹ thuật, ý chí khắc phục khó khăn cũng hạn chế. Từ đó, điều kiện đất đai trồng lúa đã khó hơn nơi khác mà không am hiểu, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nữa thì làm ruộng làm sao hiệu quả”.
Bà Nguyễn Thị Ai cho biết: “Khó khăn nhất là lúa vụ 2 này. Bờ thửa không đảm bảo, đất phân nên khi tát nước bờ thường bị sụp chân. Khi nước lên tát không khô, lúa bị ngập úng, phèn, gây thiệt hại. Như vùng trên năng suất 1 công được 14-15 bao thì ở đây chỉ được 7-8 bao”.
Vì nghèo nên bà Huỳnh Thị Na (hộ đồng bào dân tộc Khmer) đành chịu cảnh làm mướn trên chính thửa ruộng của mình. Nhưng năm nào chủ đất không làm thì bà mới mướn được. Vì thế, cuộc sống gia đình chỉ biết trông chờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên: giăng lưới, hái rau đồng và làm thuê theo thời vụ. Số tiền vài chục ngàn đồng bán rau, bán cá phải trang trải cho 2, 3 ngày sau. Thu nhập bữa có bữa không, gia đình có 4 người, trong đó có 3 lao động chính thì đều bị bệnh liên miên, nên gia đình cứ rơi vào cảnh túng quẫn. Căn nhà 134 được Nhà nước hỗ trợ xây cất cách đây nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng, mưa tạt gió lùa nhưng bà Na không có tiền để sửa lại.
Nghèo khó, ngoài việc tiếp cận với thông tin về đời sống, khoa học - kỹ thuật bị hạn chế còn kéo theo nhiều hệ luỵ. Ông Hai Quân cho biết: “Việc học hành của bà con ở Lung Xã Tiểu rất hạn chế, nhất là trẻ em. Do điều kiện đi lại khó khăn, muốn đến trường chỉ có phương tiện duy nhất là đường thuỷ, phải đưa, rước con đi học, cộng thêm gia đình nghèo, nên cha mẹ không cho con học tới lớp cao được. Còn cha mẹ chúng, có nhiều hộ cả vợ chồng đều không biết chữ. Kêu ký tên để nhận tiền hỗ trợ hộ nghèo như tiền điện chẳng hạn cũng không ai biết chữ để ký”. Vì vậy, chuyện xoá mù chữ của con em ở đây cũng đang là vấn đề nan giải".
Cần chính sách đặc thù
Là người gẫn gũi, bám sát dân, theo ông Hai Quân, muốn vực dậy cuộc sống người dân ở Lung Xã Tiểu cần có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bởi lẽ, đây thuộc vùng trấp, canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế chính dựa vào cây lúa, mà trồng lúa không đủ gạo ăn thì lấy đâu ra thoát nghèo.
“Ở đây, mực nước sâu thích hợp cho cá đồng sinh sống, phát triển. Nếu được các cấp, các ngành hỗ trợ nguồn vốn để bà con đầu tư làm bờ bao chắc chắn, áp dụng mô hình nuôi cá đồng, tôi nghĩ sẽ có hiệu quả kinh tế cao”, ông Hai Quân kiến nghị.
Trời xế chiều, hoàng hôn dần buông xuống, xa xa mới có vài căn nhà bật đèn điện (vì sử dụng điện chia hơi, giá đắt đỏ nên phải tiết kiệm hết mức), những đám trẻ đen đúa, quần áo luộm thuộm dõi theo người khách lạ, càng làm cho khung cảnh ở Lung Xã Tiểu thêm đìu hiu, ảm đạm. Cái nghèo đeo bám nên cái “dốt chữ” cũng kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không biết đến bao giờ cuộc sống người dân Lung Xã Tiểu mới được khoác lên mình chiếc áo mới./.
Phóng sự của Ngọc Minh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·20 xã biên giới có tổng đàn trâu, bò hơn 22.200 con
- ·Đến 2030, ít nhất 1 triệu đoàn viên được kết nạp Đảng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Giải thưởng Lenin của ĐCS Nga
- ·Doanh nhân phải ngồi dự bị, làm khán giả xem phục hồi kinh tế
- ·Xót lòng cảnh ông bà già nuôi 2 con tâm thần
- ·Đồng Tháp: Thu nội địa năm 2018 ước đạt hơn 104% dự toán
- ·Ngành dệt may: Quy hoạch lại hệ thống phân phối nội địa
- ·Cách tính phí đường bộ xe kinh doanh vận tải
- ·Sau chia tay...đàn ông sao hèn thế?
- ·Liên đoàn Lao động huyện Long Mỹ sơ kết quý I
- ·Họ hàng thế nào thì cấm kết hôn?
- ·Thực hiện hiệu quả Dự án Thủy điện Sơn La
- ·615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024
- ·Chủ tịch Quốc hội Cuba bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
- ·Một cái tát vợ, hệ lụy thế nào?
- ·Lòng tham trên thị trường chứng khoán
- ·Ốc vú nàng ở Côn Đảo giá bình dân
- ·Những nghề nghiệp việc nhẹ lương cao trong thập kỷ tới
- ·Long An: Tăng cường các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao Chỉ số xanh cấp tỉnh
- ·Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại